Tuesday, April 28, 2009

Tán thán

Tán thán, tôn vinh, ca ngợi là liệu pháp cần yếu để động viên và khuyến khích mọi người nỗ lực hơn nữa trong công việc hiện tại. Tuy nhiên, sự cổ vũ nhiệt thành ấy phải dựa trên nền tảng tuệ giác như ngợi khen điều thiện, xưng tán chính nghĩa, tôn vinh cái đẹp… thì mới đem lại lợi ích thiết thực cho mình và người, trong hiện tại và ở tương lai.

Người đời thường tiết kiệm sự ca ngợi bởi chúng ta ít khi đánh giá cao sự cố gắng và thành công của người khác. Đôi khi có lời xưng tán nhưng chỉ với tâm dua nịnh, nhằm lợi mình. Thành ra, cuộc đời đầy dẫy tiếng tung hứng, khen chê nhưng tìm ra lời thành thật để an trú, nuôi dưỡng và thăng hoa đời sống không phải là chuyện dễ.

Song hành với ca ngợi là sự tin tưởng, thường chúng ta thán phục ai thì có xu hướng tin và hành động theo người ấy. Sự tin tưởng có liên hệ mật thiết đến đời sống của mỗi cá nhân và xã hội nên chúng ta phải thận trọng phát huy tuệ giác để soi sáng cho niềm tin của chính mình. Sự tin hiểu và dấn thân hành động đúng đắn mới đem lại lợi ích thiết thực.

Cuộc sống luôn cần sự ca ngợi và tin tưởng bởi đó là những chất liệu làm thăng hoa cá nhân và cộng đồng. Cho nên, mỗi người con Phật phải vận dụng trí tuệ để ca ngợi và tin tưởng đúng người, đúng việc, đúng nơi và đúng lúc.

QUẢNG TÁNH

Monday, April 27, 2009

How to Find Beauty in Life

by Jonathan Mead

Life is mostly made up of routines and patterns. Every day we act them out and they are what make up the bulk of our lives. Many of us live according to a socially acceptable template, within the realm of safety, while living repetitively and dreaming of ways to escape.

I used to revolt against these routines. I saw them as the enemy of adventure and of living a spontaneous life. However, I’ve found that routines can be quite blissful. I’ve realized that every day events and what we would commonly classify as “normal”, is often extraordinary if you just take a closer look.

I’ve discovered that even if you’re not exactly where you’d like to be, that doesn’t mean that life right now can’t be beautiful or enjoyable. And the best part is, you don’t have to do anything to make it beautiful. It already is beautiful.
All you have to do is open your eyes.

Seeing Things Differently

We are constantly surrounded by miracles, but we do not recognize them because they come to us so gracefully and seamlessly.

For example, have you ever thought about how many different processes have to be organized simply to create the experience you’re having right now? Imagine if all of that was a conscious effort. Imagine if you had to think about breathing, or think about listening to music. You don’t, it just happens. Isn’t that amazing?

Now multiply that by a trillion. Every breath, every movement, and every condition that’s creating the possibility for you to be alive right now is a miracle.

We often get inundated with our To-Do lists, or get caught up in the drama of things that aren’t really important. Realizing that beauty exists in every moment is possible; it simply takes a way of seeing things a bit differently.

Boredom due to routine is a creation of the mind. In reality, there are no ordinary or extraordinary moments. There is beauty everywhere. If you truly understand this, you can look at any ordinary object and find beauty in its existence. You can see a pile of rotting compost and realize that within that organic waste is the possibility of a garden of flowers.

I’ve found that there are a few easy shifts that need to take place, in order to create a state of constant awareness of how amazing life is. Most of the time we only catch a glimpse of how amazing things really are before we get sucked back into the monotony of our routines. We lose mindfulness.

In order to make awareness of beauty a permanent fixture in your life, you need to practice being mindful and aware. I don’t claim that practicing these principles is easy, but the benefits are worthwhile when we bring consciousness into our daily existence.

1. Practice Listening

One of the biggest blocks to recognizing all of life’s extraordinary moments is that we often don’t stop to listen. We’re too busy talking to ourselves. If we’re thinking all the time, we’re living entirely in a world of symbols. We’re living in a world of abstractions about reality; words that describe, label, and categorize things. This can be a wonderful tool for communication, but it can also be a curse when it gets out of control.

If we’re always thinking, we’re never in a relationship with reality. In order to become intimate with life, we need to listen. Imagine that every time you interacted with someone, you were the only one talking. There would be no communication, because you never gave the other person a chance to speak. It works the same way when you’re communicating with life.

Instead of thinking all the time and getting lost in your own thoughts, slow down and just listen. Put your focus on listening. When you find that you are drifting away in your own thoughts, gently bring your focus back to listening.

2. Practice Non-Judgment

Have you ever noticed that when you judge other people, it immediately puts you in a negative mood?

Usually, the judgments we make are because other people aren’t conforming to our version of the way we would live. Everyone’s values are different, and that’s what makes life interesting. While there are some justifiable judgments you can make, they’re still, ultimately, not worth it.

Compassion is a better vehicle for change than judgment.

The next time you’re about to make a judgment, try to practice compassion instead.

Let your feeling of needing to judge be a reminder for you to practice compassion. That way, your negativity will be transformed into peace.

Beauty is experienced through a state of peace, never through a state of condemnation. And yes, non-judgment also means to stop complaining.

3. Open Your Heart

If you’re like me and you’re pretty left-brained, you might be thinking, “Okay that’s nice, but how exactly do I open my heart?”

Opening your heart is a matter of accepting yourself and life as it is. It’s a matter of forgiving yourself and others. It’s letting go of all your resistance to the flow of life and the flow of circumstances.

If you want to take action to change something, that’s fine. But it doesn’t make any sense to resist what is already a reality. Surrender to this moment, accept things and people as they are, and your heart will begin to open.

Tips for Daily Living

What all of these things have in common is presence. The more you’re living in the present moment, the more bliss you allow to come into your life. If you’re always living in the future, always seeking something, you’re rejecting what Is - you’re never actually here to experience the miracle of life, right now.

If you can just practice these three things, your life will start to transform dramatically. You’ll begin to tap into your inner integrity and live authentically. You can’t live in acceptance and not be authentic. And if you’re living authentically, you naturally move into a state of bliss. See where this is leading?

The three practices I’ve mentioned above are the primary catalysts for opening yourself up to how wonderful life can be. There are, however, many other practical things you can do that will help you become more aligned with these principles.

Here are a few suggestions:

* Find beauty in the little things. It’s amazing to me how when I stop the incessant mental chatter, and actually just see things, I am blown away by how beautiful they are. The trees swaying, the leaves blowing around on the ground, the waves crashing on the shore. The simplest of things have the most profound beauty. But you can only see them if you’re really there. If your mind is brooding, if you’re off somewhere else, you’ll completely miss them.

* Embrace your artistry. If you think you’re not a creative person, I’m here to respectably tell you - you’re wrong. You couldn’t not create, even if you wanted to. Every time you open your mouth, every story you tell yourself about the drama in your life, is an act of creation. You’re constantly shaping, reinventing, and writing the story of your life. Once you recognize this, it’s much more powerful for you to see yourself as an artist, rather than a non-creative person. So the question is: What story will you create today?

* Live without limits. Some limits are positive and necessary (like speed limits), but a lot of the limits we place on our lives block us from experiencing our full potential. Arbitrary limits, like fearing to reach out to a homeless person or talk to strangers, restrict the flow of love in our lives.

* Realize that beauty can be found in the most mundane. Beauty is not always realized through a life-changing moment or a great epiphany. It’s not always hidden in a rainbow, in an earth-shattering orgasm, or found skydiving at 5,000 feet above the ground. Beauty is often found through looking into a newborn’s eyes, in the blooming of a flower, or in paint peeling off an old fence. It’s often where you least expect it.

* See for the first time. Sometimes we get bogged down in schedules and obligations, and we lose our sense of wonder about the simple joys of life. Just quieting yourself internally and opening yourself up to an experience can allow you to view it again for the very first time. When you’re listening to music, imagine that you might have not been born with the ability to hear. When you reach out to touch someone, think about how many people don’t have use of their limbs. When you observe your surroundings, imagine you’re seeing color for the first time.

* Live intimately with life. The next time you have a drink of coffee or tea, completely take in the smell and the flavor of the beverage. When you breathe, feel the air enter your lungs. When you walk, really feel the ground beneath your feet. The amount of beauty you experience in life is largely related to your level of intimacy with life. If you’re walking around disconnected, you overlook the wealth of artistry that is available to you right now.

* Make your passion a priority. It’s easy to get wrapped up in doing all of the things that we think must get done. Wanting everything to be perfect gets in the way of having time for the things you really care about. While the errands and things on your to-do list might be necessary, it’s important to make the things you love a priority. If you have a hard time with distractions getting in your way, make a specific time during your day that is sacred, where you only do what you really want to do. Maybe it’s an hour of Kung Fu or Yoga in the morning before the rest of the world wakes up. Maybe it’s 30 minutes of Mahjong before you turn in for the night. Whatever it is, you have to make it a priority or it will get lost in the vacuum of the minutiae abyss.

* Focus on the good. The reason still puzzles me, but we humans have a tendency to focus on the negative in events, circumstances, and people. We have a tendency to count our misfortunes and all the things that are lacking before we count our blessings. Make a habit of focusing on all the things you’re grateful for and you will open yourself up to experiencing the beauty of life.

* Give something away. I’ve found that the best way to reconnect with how beautiful life can be is to give something away. It doesn’t have to be anything material. It can be a compliment, a smile, or a positive intention for someone else. Sometimes the greatest gift you can give is sincerely giving your presence.

This list is, by no means, exhaustive. These are just the things that have worked for me. Experiment on your own and take chances. Sometimes a deep breath or a smile at a stranger is all it takes to bring you back into a state of presence.

Closing Thoughts

It’s easy to get motivated to follow or chase a new provocative idea. Seeing the beauty in the “ordinary” sounds quite alluring. But like most things that catch our fleeting interest, our well intended desires get lost in our rush to get things done and keep up with the day to day business of living.

To make our perception of life being amazing a constant perception rather than a transient one, we have to slow down. It’s only through seeing the wisdom of slowing down, breathing and being present that we can realize how ridiculous it is to always be in a hurry. We may think we’re moving quicker, and getting more things done. But in doing so, we miss the point: to enjoy life now.

Only by slowing down and being here now can we make what we’re doing worthwhile. It’s in slowing down that we allow ourselves space to experience life more fully. We often go through life trying to eliminate and fill up space as much as possible in an attempt to “maximize” our time. But in the end, the exact opposite happens.

It’s through space that air fills your lungs. It’s through space that your body moves. It’s through space in the vibration of the air that sound is heard. It’s in the gaps between veins that blood flows. Without the space between these letters, there would be no words for you to read -it would all be incoherent.

In this way, you realize something…

Emptiness truly roars. Silence speaks. Space gives birth to form.

It’s in the gaps that beauty is found.

About the author: Jonathan Mead is a raw foodist, life coach, and prolific blogger. He is interested in unconventional paths to personal growth and advocates strange things like killing your goals. In his spare time he studies Jeet Kune Do and other ass-kicking strategies. He also wrote a pretty cool book, called Reclaim Your Dreams - An Uncommon Guide to Living on Your Own Terms.


Sunday, April 26, 2009

Lợi ích của thiền định

1) Lợi ích thứ nhất của thiền định (jhāna concentration) là hiện tại lạc trú (diṭṭhadhamma sukha vihāra) tức là thọ hưởng hạnh phúc của thiền ngay trong kiếp hiện tại. Điều này muốn nói đến các vị A-la-hán. Mặc dù các vị A-la-hán thuần quán (vipassanaà) đương nhiên có các thiền siêu thế (lokuttāra jhanā), song họ vẫn muốn tu tập các thiền hiệp thế (lokiya jhanā) vì muốn thọ hưởng lạc trú của thiền này. Bởi lẽ họ là các bậc A-la-hán, với các phiền não đã được loại trừ bằng đạo tuệ (điều này cũng có nghĩa là các triền cái của họ đã được đoạn trừ), nên việc tu tập thiền đối với họ rất dễ. Lý do khác nữa để giải thích tại sao họ lại thường phát triển thiền (định) là vì muốn chứng diệt (nirodhānisamsa - diệt thọ tưởng định), một định chứng đòi hỏi phải có sự tinh thông tám thiền chứng.

Phận sự của một vị tỳ khưu là: học kinh điển (pariyatti: pháp học), hành thiền minh sát (patipatti), và đắc bốn đạo, bốn quả (paṭivedha). Đó là những gì các vị A-la-hán đã làm, vì thế không còn việc gì phải làm nữa đối với họ. Họ hành thiền định không vì lý do gì khác hơn là để hưởng thiền lạc (jhānasukha) trong kiếp hiện tại này.

2) Lợi ích thứ hai của thiền định là lợi ích trong việc minh sát (vipassanānisaṁsa): thiền định là một hỗ trợ cho minh sát trí, vì với jhāna (bậc thiền) hành giả có thể thấy danh-sắc chân đế và các nhân của chúng một cách rõ ràng, đồng thời có thể phân biệt tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng (dễ dàng hơn tâm bình thường).

Khi một hành giả đã hành minh sát thấu đáo, đặc biệt là lên đến Đạo Tuệ (magga ñāṇa) và Quả Tuệ (phalañāṇa), hoặc Hành xả tuệ (saṅkhārupekkhā ñāṇa), thì các bậc thiền (jhāna) thường rất vững. Các bậc thiền này làm cho minh sát trí trở nên rõ ràng, trong sáng, mạnh mẽ và đầy năng lực hơn. Minh sát trí mạnh mẽ và đầy năng lực ấy, ngược lại cũng bảo vệ cho jhānas khỏi rơi xuống (bậc thấp).

Hơn nữa, khi hành giả hành minh sát trong một thời gian lâu dài, mệt mỏi có thể phát sinh. Lúc ấy hành giả nên nhập thiền một lúc cho tâm được nghỉ ngơi. Lấy lại sức khỏe xong hành giả có thể chuyển sang minh sát trở lại. Như vậy, mỗi lúc mệt mỏi xảy ra hành giả lại có thể an nghỉ trong bậc thiền của mình.[23]

Thế nên, nhờ định mà minh sát được rõ ràng trong sáng, mạnh mẽ, đầy năng lực và khéo bảo vệ. Đáp lại, minh sát hủy diệt các phiền não ngăn chặn tâm định, và giữ cho nó vững chắc. Samātha (thiền chỉ) bảo vệ thiền quán và ngược lại là thế.

Vả lại, định của bát thiền không chỉ là một hỗ trợ cho việc phân biệt danh-sắc và các nhân của chúng thôi, mà vì tám thiền chứng ấy tự thân chúng còn là “danh”, và được kể vào việc phân biệt danh.[24] Nếu một hành giả đã phân biệt được danh-sắc và các nhân của chúng (kể cả tám thiền chứng) là vô thường, khổ, và vô ngã, lên đến hành xả trí (saṅkhārupekkha ñāṇa), về sau vị ấy có thể duy trì việc phân biệt của mình đối với các hành (danh pháp) của bậc thiền đó chỉ với một trong tám thiền chứng là đủ. Đây là liên kết Chỉ-Quán với nhau (yuganaddha), giống như hai con bò cùng kéo một chiếc xe vậy. Đó là một sự hỗ trợ khác cho việc chứng Đạo, Quả, và Niết-bàn.

3) Lợi ích thứ ba của thiền định là các năng lực thần thông (abhiññānisaṁsa): nếu một hành giả muốn làm chủ các thần thông hiệp thế, như túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā), thiên nhãn thông (dibba - cakkhu), thiên nhĩ thông (dibba - sota), tha tâm thông (paracitta vijānama), biến hoá thông (iddhividha), bay trong hư không, đi dưới nước, v.v… hành giả phải tu tập mười kasiṇa và tám thiền chứng theo mười bốn cách.[25]

4) Lợi ích thứ tư của thiền định là cái chúng ta gọi là “một sanh hữu đặc biệt” (bhavavisesāvahānisaṁsa). Đó là, nếu hành giả muốn tái sanh vào một cõi phạm thiên nào đó sau khi chết, hành giả phải tu tập định, như mười kasiṇa, niệm hơi thở, thiền tâm từ. Nhưng để được chắc chắn sinh vào cõi phạm thiên ấy thì thiền (jhāna) phải được duy trì cho đến giây phút chết.

5) Lợi ích thứ năm của thiền định là chứng diệt (nirodhānisaṁsa): sự chứng diệt (tận định) là sự diệt tạm thời của dòng tâm thức (citta), cùng với các tâm sở và sắc chất do tam sanh (cittaja rūpa). “Tạm thời” có nghĩa là chỉ từ một cho tới bảy ngày, tùy thuộc vào quyết định trước của hành giả (adhiṭṭhāna)

Chỉ các vị bất lai (anāgāmi) và A-la-hán mới có thể chứng diệt. Đối với các vị A-la-hán, ngoài lúc ngủ, và ngoài lúc tác ý đến các khái niệm, còn ra, họ chẳng bao giờ ngừng thấy sự sanh - diệt hoặc chỉ sự diệt của danh-sắc và các nhân của chúng, tình trạng này kéo dài suốt ngày lẫn đêm và năm này qua tháng nọ.[26] Đôi khi họ cảm thấy “chán” và chỉ muốn không phải thấy các hiện tượng hay “pháp diệt” (bhanga dhamma) ấy nữa. Nhưng, vì thọ mạng của họ chưa hết, tức là vẫn chưa đến thời để nhập vô dư Niết-bàn - Parirbbāna - của họ. Vì thế, để chấm dứt việc thấy các pháp diệt đó, họ nhập diệt tận định.

Trích Biết và Thấy - Pháp Thông dịch

Tuesday, April 21, 2009

Detached, but not indifferent

Thoughts on the Warrior of Light and renunciation.

Paulo Coelho | April 2009 issue

In any activity, we have to know what to expect, how to reach our objectives and what capacity we possess for the proposed task. The only people who can say they have renounced the fruit are those who, thus equipped, feel no desire for the results of the conquest, and remain absorbed in combat. You can renounce the fruit, but this renunciation does not mean indifference toward the result. This strategy belongs to Mahatma Gandhi. The Warrior of Light listens with respect and is not confused by people who are incapable of reaching any result and always preach renunciation.

Renouncing vengeance

The Warrior of Light holds the sword, deciding what to do and not do in any circumstances. There are moments when life leads to a crisis and we are forced to divorce ourselves from things we have always loved.

Then the Warrior reflects, assessing whether she or he is fulfilling God’s will or acting through egoism. If separation is the path, that is accepted without complaint.

However, if this separation is provoked by the perversity of others, then he or she is implacable in answering. The Warrior possesses the art of the blow and the art of pardon and knows how to use both with equal skill.

Renouncing provocation

Experienced fighters endure insults; they know the strength of their fists and the efficacy of their blows. In front of the ill-prepared opponent, they merely contemplate and show strength through their looks. They win without needing to take the fight to the physical level.

As the Warrior of Light learns from spiritual masters, the light of faith shines in his or her eyes and there is no need to prove anything to anyone. The aggressive arguments presented by the opponent—that God is superstition, that miracles are tricks, that believing in angels is fleeing from reality—are of no importance.

Like the fighter, the Warrior of Light is aware of his or her immense strength, and will never fight with anyone who does not deserve the honor of combat.

Renouncing time

The Warrior of Light listens to Chinese philosopher Lao Tzu when he says that we must detach ourselves from the idea of days and hours and pay more and more attention to the minutes. Only in this way will we manage to resolve certain problems before they happen. By paying close attention to the small things, we learn to protect ourselves from the calamities.

But to think about the small things does not mean to think small. The Warrior knows a great dream is made of many things, in the same way that the light of the sun is the sum of its millions of beams.

Renouncing comfort

The Warrior of Light contemplates the two columns beside the door to be opened. One is called Fear, the other Desire.

The Warrior looks at the column of Fear and reads, “You are about to enter an unknown and dangerous world where all you have learned up until now will be of no use whatsoever.”

The Warrior of Light looks at the column of Desire and reads, “You are about to leave a known world where all the things you always wanted and all that you have fought so hard for are kept.”

The Warrior smiles, because nothing can frighten or hold him or her. With the confidence of those who know what they want, the Warrior opens the door.

Paulo Coelho is the Brazilian author of international bestsellers, including The Alchemist. paulocoelhoblog.com

Happiness Blogs

Saturday, April 11, 2009

Duy tuệ thị nghiệp


Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một hạt cơm thừa trên bàn tiệc đó cũng quá đủ để chúng ta thụ dụng suốt bình sinh. Điều đó ta càng dễ dàng cảm nhận khi đi sâu vào thế giới kinh điển Phật giáo.

Không cần đến cảnh giới hoành tráng được mô tả trong kinh Hoa Nghiêm hay tư tưởng siêu việt được diễn đạt trong kinh Đại Bát Nhã, vốn là những thứ có thể làm cho những kẻ sơ cơ như chúng ta khiếp hãi, mà ngay những câu kệ đơn giản mộc mạc trong kinh Pháp Cú hay kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác cũng khiến chúng ta cảm nhận được chiều sâu thăm thẳm, khi chúng ta đọc những trang kinh đó bằng những suy niệm chân thành.

Trong phần cuối của bài kệ thứ ba trong kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác, Đức Phật dạy rằng, bậc Bồ tát cần phải: "Thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp”. (Thường nghĩ đến việc biết đủ, yên trong cảnh nghèo mà giữ đạo, chỉ lấy việc đạt đến tuệ giác làm sự nghiệp đích thực của mình). Kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác rất ngắn, chỉ gồm tám bài kệ ngắn nói về tám điều giác ngộ lớn, song chỉ cần một phần của bài kệ thứ ba này cũng đủ làm kim chỉ nam cho những ai thành tâm tu học, muốn đi vào thế giới của Phật đà.

Vì sao cần phải "Thường niệm tri túc”?

Tri túc có nghĩa là biết đu. Nhưng biết thế nào là đủ? Kẻ có một trăm thì muốn có một ngàn. Kẻ có một ngàn thì muốn có một vạn. Kẻ có một vạn thì muốn có muôn vạn. Biên giới của đủ là đâu? Lòng tham của con người không bao giờ có biên giới. Loài thú có thể lười biếng đi săn khi đã ăn no, nhưng con người không bao giờ ngưng được tư tưởng chiếm hữu, dù đã sống trong điều kiện vật chất vượt quá nhu cầu sống hàng ngày. Trong chữ “dục” 欲(ham muốn) có chữ “khiếm“ 欠? có nghĩa là “thiếu”. Quả là sâu sắc. Đối với người đã có lòng tham dục thì lúc nào cũng thấy thiếu, nên phải bươn chải mãi theo lòng dục. Muốn ngừng thì cần phải tri túc. Tất cả tầm quan trọng nằm ở chữ Tri. Nguyễn Công Trứ từng nói “Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc?”. Hễ biết đủ là thấy đủ, chờ cho đủ thì biết đến khi nào mới đủ? Cái khó nhất là biết đủ. Khi đã biết đủ thì những cái thêm vào đều là thừa.

Trong lịch sử triết học Tây phương, có một giai thoại kể rằng triết gia phái khắc kỷ là Diogène sống với những nhu cầu sống được giảm đến mức tối thiểu. Mỗi tối, ông chui vào một cái thùng gỗ để ngủ. Ông chỉ giữ một cái bát nhỏ để vừa làm cái chén ăn cơm vừa làm cái ly uống nước. Ông tưởng như thế đã là nhu cầu tối thiểu của con người, là đã “tri túc”. Tình cờ một ngày kia, ông gặp một đứa bé ăn mày vục hai tay vào vòi nước để uống, ông hiểu rằng cái bát kia vẫn là vật thừa nên đập vỡ luôn cả cái bát - tài sản duy nhất của mình!

Cuộc sống vốn giản dị hơn ta tưởng. Chính chúng ta đã biến nó thành phức tạp bằng những tham vọng vô nghĩa và những nhu cầu thường lắm khi phù phiếm của mình. Cuộc sống thiên về vật chất đã biến những thứ vô vị trên đời thành những nhu cầu cần thiết. Và buộc chúng ta phải chạy mãi theo chúng, để cố sống theo mọi người, cố suy nghĩ như mọi người.

Nhà văn và triết gia Mỹ Henry David Thoreau (1817-1862) đã vào rừng, sống cô đơn trong căn lều nhỏ suốt một thời gian dài với tinh thần sống đơn giản (simple living) và tri túc (self-sufficiency). Ông tự trồng trọt mà sống giữa lòng thiên nhiên tịch lặng, và ông khám phá ra rằng nhu cầu thực sự để con người sống trong an lạc vốn vô cùng ít. Nhờ thời gian đó, ông đã để lại cho đời tác phẩm bất hủ "Walden, or Life in the Woods" (Walden, hay đời sống trong rừng).

Chúng ta quên rằng chúng ta chỉ có thể đáp ứng được mọi nhu cầu bằng cách biết tiết chế chứ không phải bằng cách thỏa mãn nó. Ta không thể nào tiêu trừ một tham vọng bằng cách làm thỏa mãn nó, vì tham vọng không bao giờ thấy đủ. Chỉ có tinh thần “tri túc” mới đem lại cho ta sự thanh thản trong tâm hồn, nhất là giữa một thế giới mà sự tiêu dùng và hưởng thụ vật chất luôn được những xảo thuật quảng cáo nâng lên thành một giá trị của cuộc sống.

Vì sao cần phải “an bần thủ đạo”?

Kinh dạy “an bần thủ đạo” cũng như người xưa thường nói “an bần lạc đạo” (yên cùng cảnh nghèo mà vui với đạo). Nhưng phải có đạo để lạc thì mới thấy an trong cảnh bần được. Muốn sống yên vui trong cảnh nghèo thì phải có một đời sống nội tâm thực sự hoặc phải mang một tâm hồn thuần phác như người nông dân chân chất. Đối với người tu hành hoặc người đọc sách, trong tâm phải có sở đắc thì mới có thể yên vui với cảnh nghèo, nếu không thì sự an bần đó chỉ còn là hình thức. Đó là sự đè nén đầy mặc cảm của những tham vọng không thành. Không ít vị tu sĩ trụ trì, khi trò chuyện với người viết, đã chặc lưỡi thở dài khi so sánh cảnh đầy đủ của ngôi chùa khác với sự nghèo nàn của ngôi chùa mình!

Tôi không hiểu tại sao có rất nhiều Phật tử, kể cả những vị xuất gia, vẫn thường quan niệm rằng những tu sĩ nào có “hảo tướng”, thường xuyên được tín đồ cúng dường hậu hỹ, được tu ở những ngôi chùa đẹp tại những thành phố lớn là do phước báo đời trước. Quan niệm kiểu đó có khác gì cho rằng những bậc ẩn tu nơi thâm sơ cùng cốc như đạo sư Mật tông vĩ đại Milarepa, hay bậc chân tu khổ hạnh như thánh Gandhi đều là những người gánh chịu nghiệp báo? Ở đời, hễ đã nhận người khác một món quà, dù là vật phẩm cúng dường, là đã thiết lập nên một sự ràng buộc vô hình trong mối quan hệ xã giao. Món quà càng có giá trị cao thì sự lệ thuộc càng nhiều, và sự nhiễu loạn của tâm càng lớn.

Chúng ta thường tỏ thái độ hãnh diện với những tiện nghi cao cấp đang sử dụng như xe cộ, điện thoại di động đời mới… như là cách để khẳng định mình, mà quên mất rằng hễ đời sống tinh thần càng hời hợt thì con người, tăng cũng như tục, càng lo bù đắp và che lấp bằng những thứ trang sức phù phiếm bên ngoài.

Đối với các tu sĩ, thử hỏi nếu cứ mãi bận lo thù tạc xã giao với các thí chủ giàu có thường xuyên cúng dường cho chùa thì lấy đâu ra thời gian để nghiên cứu kinh điển hay quán tưởng trầm tư? Có thể gọi đó là phước báo được chăng? Nói về hảo tướng và hưởng thụ vật chất trần gian có ai bằng Đức Phật? Có ngôi chùa nào đẹp bằng cung vàng điện ngọc của nhà vua, thế thì tại sao Ngài vẫn từ bỏ cảnh lầu son gác tía để ra đi tìm Chánh Pháp?

Đối với một người tu học thì phước báo phải nên hiểu là phước báo về mặt tâm linh. Trước mọi phong ba biến động của cuộc đời, mà giữ tâm lặng được như mặt nước của cái giếng cổ trong bài Đạo ý của Nguyễn Du: Trạm trạm nhất phiến tâm, Minh nguyệt cổ tỉnh thủy (Mảnh lòng mênh mông tịch lặng, Trăng soi mặt nước giếng xưa), đó mới thật sự là phước báo.

Các bậc cổ đức nhiều khi từ chối vàng bạc hoặc chức tước vua ban tặng để dành thời gian cho việc tu hành trong chốn lâm tuyền, vì các ngài sợ cái Vật làm lụy đến cái Tâm. Tổ Linh Hựu bao năm sống cô độc trên ngọn Quy sơn để tiếp tục tu tập sau khi chứng ngộ.

Trước khi muốn cứu đời, trước khi muốn hoằng pháp thì chúng ta phải đủ sức mạnh nội tâm để bước đi một cách cô đơn trong cuộc đời và trong tư tưởng, để nghe ra tiếng nói của Tâm. Tâm không tĩnh lặng được trước Vật, còn để Vật sai sử thì lấy gì để bàn về cõi Đạo mênh mông vi diệu của Phật giáo?

Đối với hầu hết chúng ta, tu tập trong điều kiện khó khăn về vật chất chưa phải là điều hay, nhưng nếu cứ bận tâm mãi những tiện nghi vật chất thì tự cắt bỏ con đường đi vào cõi đạo.

An bần thủ đạo với một tâm thái ung dung là điều cực khó, mà câu chuyện về nhân vật Phương Sơn Tử của Tô Đông Pha sau đây là một minh họa đặc sắc.

"Phương Sơn Tử là người ẩn cư trong khoảng Quang Hoàng. Thiếu thời, hâm mộ cách sống của Chu Gia và Quách Giải(1). Bọn hào hiệp trong làng xóm đều tôn sùng. Khi hơi lớn, biết kiềm tính và đọc sách; muốn lấy việc đó mà rong ruổi với đời. Nhưng rồi không gặp thời. Về già, ẩn lánh trong khoảng Quang Hoàng, nơi chỗ gọi là Kỳ Đình. Ở nhà tranh, ăn rau trái, không giao thiệp với đời. Bỏ xe ngựa, vứt áo mão, đi bộ. (…)

"Tôi bị biếm trích ở Hoàng Châu, qua Kỳ Đình, thì gặp. Bèn kêu: “Hỡi ôi! Cố nhân của ta, Trần Tháo Quý Thường đây mà. Sao lại ở đây?” Phương Sơn Tử cũng kinh ngạc, hỏi tôi vì sao đến đây. Tôi nói duyên cớ. Ông cúi đầu không đáp; rồi ngửa lên trời mà cười. Bảo tôi ngủ lại nhà. Tường vách xơ xác, nhưng trông vợ con và nô tỳ đều có vẻ ung dung thỏa ý. Tôi giật mình lấy làm kinh ngạc. Lòng riêng nghĩ, Phương Sơn Tử khi thiếu thời, ưa rượu và thích kiếm, tiêu tiền như rác. Mười chín năm trước, tôi ở Kỳ Sơn thấy Phương Sơn Tử cưỡi ngựa theo hai tay kỵ mã, kẹp hai mũi tên dạo chơi ở mạn núi phía Tây. Có con chim khách vụt bay trước mặt, sai người cưỡi ngựa đuổi bắn, không trúng. Phương Sơn Tử nổi giận, một mình thúc ngựa lên bắn một phát, chim rơi, rồi nhân đó ngồi trên lưng ngựa bàn với tôi về phép dùng binh và chuyện thành bại xưa nay, tự cho là bậc hào sĩ trên đời. (…)

Phương Sơn Tử thuộc nhà thế phiệt, nếu làm quan thì giờ đây đã hiển hách. Nhà cửa vườn tược ở Lạc Dương rất tráng lệ, sánh ngang với bậc công hầu. (…) Vậy mà bỏ tất cả để một mình vào tận núi thẳm để ở. Há không có sở đắc mà được như thế sao?”" (lược dịch theo Phương Sơn Tử truyện của Tô Đông Pha).

Câu chuyện trên phác họa một cách ngắn gọn mà tuyệt vời sự tương phản giữa hình ảnh một hào sĩ kiêu hùng với một người ẩn cư trong núi. Đó là hạng người đã có sở đắc để an bần lạc đạo. Hễ trong lòng đã có sở đắc thì mới có thể ung dung tự tại giữa cảnh nghèo, theo đúng nghĩa hai chữ an bần. Bản thân Phương Sơn Tử vui trong cảnh nghèo không quan trọng bằng chi tiết: “Tường vách xơ xác, nhưng trông vợ con và nô tỳ đều có vẻ ung dung thỏa y” (Tường đổ tiêu nhiên, nhi thê tử nô tỳ giai hữu tự đắc chi ý). Biến cái an vui trong lòng mình thành cái an vui trong lòng người khác, như Phương Sơn Tử, mới thực sự là cực đỉnh của sự an bần thủ đạo. Đó mới thực sự là đạo hạnh của một bậc chân tu, và là một dạng của vô úy thí.

Vì sao cần phải “Duy Tuệ thị nghiệp”?

Có lẽ đây là câu hỏi thừa, vì toàn bộ tòa lâu đài tư tưởng vĩ đại của Phật giáo được xây dựng trên hai trụ cột của Trí và Bi. Tuệ là Trí. Đã đi theo chân Phật, thì dù tại gia hay xuất gia, cũng đều phải tìm cầu giải thoát. Mà giải thoát chỉ có thể tìm thấy trong ánh sáng của Tuệ giác, chứ không phải trong việc tích lũy kiến thức hay công đức. Không cần phải đem thân gởi chốn am mây mới gọi là tu, mà hễ một khi Tuệ kiếm vung lên là trần duyên đứt đoạn, để mở đường đi vào cõi giác. Cùng đích của đạo Phật, dù với vô vàn phương tiện thiện xảo hay với vô lượng pháp môn tu học, cũng chỉ nỗ lực khai mở được con mắt Bát nhã cho chúng sinh.

Như khi ta tạo một con số bắt đầu bằng số 1 và sau đó là rất nhiều số 0. Số lượng số 0 đằng sau số 1 càng nhiều thì giá trị con số đó càng tăng. Các số 0 đó có thể là sự tích lũy công đức hay chuyên cần tu học… Nhưng chính số 1 mới là con mắt Bát nhã, mới là Tuệ trong tinh thần “Duy Tuệ thị nghiệp” của Phật giáo. Nếu bỏ số 1 đi thì giá trị của chuỗi các số 0 đó, dầu dài bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ là 0, theo tinh thần “Quách nhiên vô thánh” của tổ Đạt Ma khi trả lời Lương Võ Đế.

Các Phật tử vẫn có một thói quen kỳ lạ là thường đánh giá các tu sĩ qua ngôi chùa họ đang cư trú, làm như ngôi chùa là nơi đảm bảo cho trí tuệ hay công phu đạo hạnh! Cách đánh giá đó đã vô tình biến tư tưởng “Duy Tuệ thị nghiệp” của đạo Phật thành “Duy Tự thị nghiệp” (lấy cái chùa làm sự nghiệp) mất! Chính Trí tuệ đạt từ kinh điển hay sự thực chứng mới đảm bảo cho sự tồn vong của đạo Phật. Dù có trải qua muôn ngàn cơn pháp nạn, nhưng hễ một khi hạt giống Tuệ giác còn nảy mầm thì nó vẫn phát triển thành khu rừng tư tưởng Phật giáo.

Câu kinh gồm ba mục “Thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp”, nhưng thực ra “Thường niệm tri túc” và “An bần thủ đạo” là hệ quả tất yếu của “Duy Tuệ thị nghiệp”. Một khi đã xác định được “Duy Tuệ thị nghiệp” thì tự nhiên tâm dần sẽ tĩnh, sẽ dần bớt đi sự tham chấp vào của cải trần gian.

Đạo Phật chủ trương thập loại chúng sinh đều bình đẳng trước Phật pháp, nên luôn luôn mở rộng cửa cho mọi người. Chúng sinh vô lượng, căn cơ vô lượng nên phải có vô vàn con đường dẫn đến cửa thiền. Chư pháp, do đó, không thể có hình tướng nhất định mà chư Phật cứ tùy theo căn cơ để hóa độ chúng sinh.

Không ít người, do không hiểu được những yếu tố sơ đẳng trong Phật học, cho rằng đạo Phật chỉ đưa con người đến chỗ bế tắc (!). Họ quên rằng có quá nhiều kẻ trốn vào thiền môn chỉ vì một lý do đơn giản là bị bế tắc khi đối diện với cõi thế. Bế tắc trong tư tưởng, trong tình cảm, thậm chí trong cơm áo. Thuở còn tại thế, Đức Phật đã từng cảnh báo có những kẻ quy y theo Phật, gia nhập Tăng đoàn chỉ để kiếm cơm! Thuở đó còn vậy, huống gì đến thời mạt pháp hiện nay. Đối với những kẻ bế tắc đó thì Phật pháp, dù có quảng đại và nhiệm mầu đến mấy, cũng chỉ là một loại “cần câu cơm” giúp họ tạm thời làm ổn định những cơn quậy phá của cái bao tử rỗng, hoặc một loại “si rô an thần” giúp họ làm dịu đi những cơn khủng hoảng thần kinh!

Hàng mấy ngàn năm qua, tinh thần bao dung của Phật giáo luôn mở rộng vòng tay để đón nhận bao nhiêu bậc lợi căn pháp khí, xả thân cầu pháp thì đồng thời cũng đón nhận không ít bụi bặm bay vào chốn thiền môn. Song một khi tư tưởng “Duy Tuệ thị nghiệp” còn sống thì tư tưởng Đức Phật vẫn còn mãi ngời sáng, và đạo Phật vẫn mãi mãi tồn tại và phát triển.

Huỳnh Ngọc Chiến


Friday, April 10, 2009

The Art of Listening

Wisdom is the reward for a lifetime of listening


Before we can lead,

we must serve.

Before we can serve,

we must prepare.

Before we can prepare

we must learn.

Before we can learn,

we must listen.

Before we can listen,

we must be silent.

A valuable gift

The gentle art of listening is a magnificent gift that we can give to others and ourselves. When we listen to others, we show that what they say is worthwhile. Therefore, we instill in them self-worth and confidence. Even if what they have to say doesn’t help us, it will help them, for as flowers unfold and mature when placed in the sun, people blossom and grow when exposed to a listening ear.

The benefit to us is equally important; after all, how can we learn unless we listen? Thats why Zeno of Citium said, more than 2,000 years ago, The reason why we have two ears and only one mouth is that we may listen the more and talk the less. The reward for listening, then, is wisdom.


When listening to good friends, we may be exposed to knowledge, inspiration, and sound advice. For this reason Henry J. Kaiser said, “I make progress by having people around me who are smarter than I am and listening to them. And I assume that everyone is smarter about something than I am.”


Although failure to listen can be harmful, no one ever listens themselves out of a job, sale, or friendship! By listening to others we learn what to do and what to avoid. At the same time we forge relationships that strengthen our position. Friends speaking in confidence reveal that they experience the same feelings we do, so we learn that we are not alone. Listening is also an opportunity to console, reassure, and comfort others.


How to listen


Being a good listener isn’t easy. In fact, the only easy listening youll find is on the radio! What makes listening so difficult? Our ego. Too often we pretend to be listening while our mind is racing, trying to think of something to say. The urge to interrupt and get in a word is powerful. We seem to want to hear ourselves just to confirm and validate our existence. And if our partner allows us to speak, instead of ending after making our point, we continue to speak for our own satisfaction. Not wanting to give up the pleasure of speaking, we then seek to control the conversation by spewing out endless chatter.


So, how should we listen? First, dump your ego. Leave it outside the door. Look at your partner and focus on what is being said. Ask yourself what can be learned and how can both of you benefit from this conversation.


Next, be aware of your own opinions, experiences, and attitude. That is, are you listening objectively, or are you coloring what is being said with your own interpretation? To prevent yourself from distorting the facts and misunderstanding your partner, regularly stop the conversation and verify whether your understanding is correct. To confirm, simply state, So, what you are saying is . . . (repeat what you think was said), and what you mean by that is . . . (say what you think they meant).


Also, to get the greatest benefit from the conversation, try to put yourself in the place of the speaker. Attempt to experience their emotions and understand why what theyre saying is significant to them. When this is done, youll be able to enlarge your own experiences and understanding. Moreover, it will also make the speaker more apt to open up. Thus, both parties experience an ever-widening expression of growth. Remember, you cant walk a mile in someone elses shoes until you take off your own, so take them off (set aside your ego). And if you wish to become wise, never stop asking people for their opinion. Is there anything you shouldnt listen to? Of course! Dont listen to gossip and negativity, for you are here to spread good, not ill, will.


Chuck Gallozzi



How Your Words Direct Your Life

words direct your life

What you say and how you say it can greatly influence your relationships; this includes friends, lovers, and co-workers. A few simple words, depending on how they’re spoken, can lift someone up or crush them. There is power in words!

How can you learn to get your point across, to be the best communicator possible, and be seen as a positive influence? Here are some things to keep in mind each time you’re having a conversation.

Learn the Art of Listening
Although you may want to talk and have the other person hear you, get into the habit of listening to the other person as well. Many times people block out what someone is saying because they’re so busy thinking about what they want to communicate. This not only leads to misunderstandings, but you’ll be seen as a person who isn’t sensitive to the needs of others and not very good at conversing. When the other person is done talking, paraphrase what they said to you so they know you heard them then offer your advice or input.

Avoid Gossiping and Criticizing
There are few people who don’t enjoy the occasional lure of gossip. The truth is though that when you participate in this type of conversation it tends to put you in a bad light. Most people tend to gossip because it makes them feel better about themselves and their lives. Successful people don’t need to gossip. They’re too busy helping others and pursuing new and exciting goals. If you’re seen as someone who constantly criticizes or gossips, the very person you’re sharing this information with is most likely wondering if you talk about him or her as well! You lose the trust and respect of others when you use words to destroy and harm rather than build others up.

Constant Complaining Leaves You Powerless
You probably know at least one person who is a chronic complainer. Whether they’re complaining about their health, their finances, their weight, their family, or life in general, these types of people are never seen as strong and independent. On the contrary, others view them as weak and perpetual victims. These are the people who never take responsibility for anything in their lives and believe they live under a cloud of bad luck or are simply surrounded by people who hold them down.

Sure, everyone has bad days and it’s good to talk to a trusted friend and get a problem or worry off your chest, but avoid chronic complaining. Instead, bounce right back and get into a mode of doing something about the situation rather than simply complaining about it. That is true power!

Keep Your Promises and Don’t Be Afraid to Say No
Never make a promise you can’t keep. Engrave this in your mind and try to stick to it. It’s easy to overextend yourself so you’ll look like the good guy, but if you truly can’t do what you’ve promised it simply makes you look irresponsible. Soon people will see you as someone who lets others down and you won’t be trusted. It’s better to say no and feel guilty for a moment than to say yes and know you can’t possibly stick to your word. When you do keep your promises your confidence will grow and others will know they can count on you.

Don’t underestimate the power of words. Always think before you speak and get into the habit of complimenting others, sticking to your commitment, and avoiding negative talk such as chronic complaining and criticizing. To others you’ll be known as someone who’s not only a delight to be around, but also a person who holds true to their morals and values. You’ll be an inspiration to others.

By Kelly Wallace


Wednesday, April 8, 2009

Tâm Lý và Triết học Phật giáo áp dụng trong đời sống hàng ngày

Nguyên tác: “Abhidhamma in daily life“,
Tác giả: Nina Van Gorkom

Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ
Kỳ Viên Tự xuất bản, 2001

nina-van-gorkom

Lời nói đầu
Lời giới thiệu (Tỳ kheo Tịnh Thân)

Chương 1: Bốn Pháp Chân Ðế
Chương 2: Ngũ Uẩn
Chương 3: Những khía cạnh khác nhau của Tâm
Chương 4: Ðặc tính của Tâm Tham
Chương 5: Những mức dộ khác nhau của Tâm Tham
Chương 6: Ðặc tính của Sân hận
Chương 7: Si Mê
Chương 8: Tâm Vô Nhân (Ahetuka Citta)
Chương 9: Tâm Vô Nhân không được biết trong đời sống hàng ngày
Chương 10: Tâm Tái Tục
Chương 11: Những loại Tâm Tái Tục khác nhau
Chương 12: Chức năng của Tâm Hộ Kiếp

Chương 13: Các chức năng của Tâm
Chương 14: Chức năng của Tâm Ðổng Lực
Chương 15: Chức năng của Na Cảnh và Tâm Tử
Chương 16: Cảnh và Môn
Chương 17: Sáu môn và vật chất căn bản của Tâm
Chương 18: Giới
Chương 19: Tâm Tịnh Hảo trong đời sống
Chương 20: Cõi giới
Chương 21: Thiền Chỉ
Chương 22: Những Tâm Thiền
Chương 23: Tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta)
Chương 24: Giác ngộ

Lời bạt (Tỳ kheo Giác Giới)
Phụ Lục: Thuật ngữ Pali-Việt

-ooOoo-

Lời Nói Ðầu

Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.

Ngày nay chúng ta đến hành hương ở Ấn độ để chiêm bái bốn chỗ Ðộng tâm: Ðản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và nơi Phật nhập diệt. Ngoài bốn chỗ động tâm, có thêm một điểm chiêm bái không kém phần lôi cuốn khách hành hương đó là địa điểm đức Phật trở về thế gian sau khi thuyết pháp ở cung trời Ðạo Lợi. Ở đây, hiện tại là một nơi hoang dã cách xa thành phố Bombay.Tại địa điểm quan trọng này, ngược dòng lịch sử khoảng 24 thế kỷ Ðại đế Asoka đã đến chiêm bái và nhà vua dựng một trụ đá hình sư tử có ghi vài dòng chữ, để đánh dấu rằng đức Phật thuyết pháp ở cung trời Ðạo Lợi và ngài trở về thế gian là sự thật.

Tuy nhiên ngày nay cũng có một vài học giả cho rằng Tạng Vi Diệu Pháp là do những nhà luận sư sau này trước tác. Nếu căn cứ theo lịch sử và kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy thì chúng ta tin chắc rằng tạng Vi Diệu Pháp do đức Phật thuyết giảng và kỳ kết tập thứ nhất tạng này được ngài Ananda trùng tuyên trong phần giáo pháp. Mãi đến kỳ kết tập thứ ba, tạng Vi Diêu Pháp mới được đại hội phân chia độc lập, như vậy lúc này kinh điển của Phật giáo có ba tạng: Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận (Vi diệu pháp). Chúng ta không nên nhầm lẫn bộ Kathàvatthu của ngài Mục Kiền Liên Tử (Moggaliputta-Tissa- thera) trước tác trong kỳ kết tập thứ ba là của đức Phật, tên bộ sách thì giống nhau nhưng nội dung thì ngài Mục Kiền Liên Tử dựa trên 500 câu của đức Phật giảng trên cõi trời và viết lại theo hoàn cảnh, tôn giáo, bộ phái và xã hội Ấn độ thời đó.

Ðọc tạng Vi diệu pháp chúng ta tin chắc rằng người giảng không phải là phàm phu mà là một con người siêu phàm (trí của bậc toàn giác). Cho dù có một số quan niệm cho rằng tạng Vi diệu pháp không phải do đức Phật giảng, nhưng điều đó đối với người Phật tử chúng ta không quan trọng mà điều quan trọng là pháp môn đó có phù hợp với nền khoa học đương đại, có giúp ích con người để xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc, áp dụng tu tập có dễ dàng đoạn trừ tham sân si hay không.

Danh từ Abhidhamma có nghĩa là giáo lý cao siêu, vi diệu. Gồm có hai thành phần: Abhi là sự thù thắng, uyên thâm, sâu xa; Dhamma là giáo pháp, lời dạy của đấng giác ngộ. Do đó Vi diệu pháp là giáo lý tinh hoa của đức Phật, giáo lý này đặc thù và nhiều pháp môn hơn Kinh tạng và Luật tạng.

Có người sẽ hỏi giáo lý của đức Phật có công năng giúp chúng sinh tu tập giải thoát tại sao lại phân chia phần Luận tạng là vi diệu. Xin thưa, “vi diệu” ở đây không phải ở trên phương diện giải thoát mà ở trên phương diện diễn đạt trình độ giáo lý cho chúng sinh ở mức độ cao thấp. Vì trong Kinh tạng và Luật tạng, đức Phật thuyết giảng giáo lý theo ngôn từ phổ thông, Tục đế, như: Chư thiên, Ma vương, vua, quan, đàn ông, đàn bà … trái lại trong Luận tạng, đức Phật trình bày giáo lý theo ý nghĩa Chân đế (paramattha) như: uẩn, xứ, giới, đế… Do đó, việc phân chia Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng rất phù hợp theo trình độ nhân duyên của chúng sanh; nếu trong Luật tạng đức Phật sử dụng ngôn từ con người bằng 5 uẩn thì ai sẽ phạm giới và ai sẽ hành trì giới luật để tu tập giải thoát?

Nội dung Vi Diệu Pháp được đức Phật trình bày bằng bốn nội dung chính: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp và Níp bàn. Khi nói về tâm và sở hữu tâm, luận tạng giúp cho chúng ta nhận thấy được pháp duyên khởi hoặc nguyên lý hình thành sự hiện hữu của tâm và sự diễn tiến hoại diệt từng sát na của chúng. Khi nói về sắc pháp, luận tạng trình bày thể trạng của sắc pháp, những duyên tạo hợp, cũng như những tiến trình sanh diệt từng sát na của lộ sắc. Khi nói về Níp bàn, luận tạng giải thích cặn kẻ về pháp hữu vi sanh diệt, tạm bợ, vô thường giúp chúng ta nhàm chán thế sự thăng trầm luân chuyển theo dòng đời để mau tu tập đạt đến đạo quả Níp bàn- vắng lặng phiền não, không còn tham sân si.

Do đó, việc nghiên cứu và học Vi diệu pháp đối với người Phật tử chúng ta cần phải trau giồi và thông suốt. Vì thông hiểu vi diệu pháp chúng ta sẽ nhìn vạn pháp đúng theo nghĩa chân đế và không còn chấp những kiến thức sai lệch về thế gian và con người. Thông hiểu Vi Diệu Pháp giúp chúng ta có một nền tảng giáo lý căn bản bằng cách điển đạt Pháp, Từ, Nghĩa và Biện vô ngại giải. Thông hiểu Vi diệu pháp sẽ giúp hành giả tu tập pháp môn Tứ niệm xứ dễ dàng, chính xác và có hiệu quả cao, không lẫn lộn giữa Tục đế và Chân đế.

Tạng Vi diệu pháp - A tỳ đàm Pàli phần chánh tạng đã được cố Hòa thượng Tịnh Sự phiên dịch ra Việt ngữ và đã ấn hành phổ biến trong giới Phật giáo cũng như phổ biến trên mạng Internet, nhưng phần chú giải thì chưa phiên dịch xong. Bên cạnh đó, quyển Thắng pháp tập yếu luận của ngài Anuruddha trước tác đã được Hòa thượng Minh Châu phiên dịch. Ðọc bộ này chúng ta có khái niệm tổng quát về bảy bộ Vi Diệu Pháp. Ðồng thời theo chiều hướng khai sơn phá thạch của nhị vị phiên dịch Tam tạng trên, Thượng tọa Giác Chánh, Ðại đức Giác Nguyên, cư sĩ Phạm Kim Khánh v.v… biên soạn, dịch thuật một số tác phẩm Vi diệu pháp có giá trị rất cao nhằm giúp cho Phật tử học hiểu Vi Diệu Pháp dễ dàng.

Nhận thấy quyển Abhidhamma In Daily Life của nữ cư sĩ NINA VAN GORKOM rất thực tiễn và hữu dụng trong đời sống nên chúng tôi phiên dịch sang Việt ngữ với tựa đề TÂM LÝ VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Áp Dụng Trong Ðời sống. Nội dung của quyển sách tác giả trình bày theo dạng giáo trình giảng dạy nên người đọc dễ tiếp thu và dễ nhớ vì mỗi chủ đề tác giả có đặt những câu hỏi để người đọc ôn lại những điều đã biết. Ðọc tác phẩm này chúng ta thấy tác giả đọc hiểu Tam tạng lẫn Chú giải Pàli rất sâu nên khi viết tác giả dẫn chứng nhiều nguồn tài liệu kinh điển rất quý giá theo từng chủ đề. Phần dẫn chứng Kinh tạng và bộ Thanh Tịnh đạo của tác giả, lúc chuyển ngữ chúng tôi tham khảo bản dịch của Hòa Thượng Minh Châu và Ni sư Trí Hải.

Trong tiến trình dịch có nhiều thuật ngữ chuyên môn về tạng Vi Diệu Pháp, chúng tôi hết sức cố gắng, nếu có sơ sót, kính xin quý vị góp ý để kỳ tái bản hoàn hảo hơn. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn hiểu biết thêm về môn học Vi Diệu Pháp dưới góc độ thực tiễn giữa đời thường.

Kỳ Viên Tự, mùa xuân 2001
Tỳ kheo Thiện Minh

-ooOoo-

Lời giới thiệu

Môn TÂM LÝ VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO rất quan trọng, vì là nồng cốt của toàn bộ giáo lý Phật Ðà, bởi do “chúng sanh” và “vũ trụ” trong tất cả sa bà thế giới đều cấu tạo do hai thành phần Danh và Sắc. Nói về Danh còn gọi là Danh pháp (Nàma dhamma) là những pháp lấy tên mà đặt ra cho hiểu biết cùng nhau như một quy ước, như là Tâm Tham, Tâm Sân, Tâm Si, Tâm Vô Nhơn, Tâm Ðại Thiện, Tâm Ðại Quả, Tâm Ðại Tố (Duy Tác), Tâm Sắc Giới, Tâm Vô Sắc Giới, Tâm Ðạo, Tâm Quả Siêu Thế, Níp bàn, lại còn phân tích gom Tâm thành một nhóm đặt tên như là Tâm Bất Thiện, Tâm Thiện, Tâm Tịnh Hảo, Tâm Vô Ký…

Còn Sắc cũng gọi là Sắc pháp (Rùpa dhamma) là vật chất hay vật lý, được phân chia ra như là sắc tứ đại, sắc thô, sắc tế, sắc gần, sắc xa, sắc tốt, sắc xấu, sắc thần kinh, sắc tứ tướng, sắc biểu tri…

Với trí tuệ siêu phàm (Phật nhãn, Toàn tri nhãn) Ðức Phật nhìn xuyên suốt cả chúng sinh và vũ trụ, nhận thấy bằng “mắt trí tuệ” rồi phân tích, chỉ là pháp hay vạn pháp cấu tạo thành chúng sinh và vạn vật, như núi sông hùng vĩ, đồng ruộng bao la, loài người, loài bàng sanh, loài thú, loài ngạ quỷ, loài a tu la, các vị Chư Thiên ở cõi Trời dục giới, các vị Phạm thiên ở cõi Trời sắc giới và vô sắc giới, các vị Ðộc Giác Phật (cũng gọi là Bích Chi Phật), các vị Toàn giác… chỉ là “Danh và Sắc pháp” cấu tạo thành nên gọi là pháp hữu vi (Sankhàra). Khi pháp hữu vi cấu tạo thành thì “hiện hữu”; khi pháp hữu vi bị tan rã thì Khổ; khi không còn chấp cái Ta hay vạn vật nữa thì Vô ngã.

Chúng sinh phàm phu tục tử với con mắt thịt (Mamsa-cakkhu) bị hạn chế tầm nhìn vì “chướng ngại” do phiền não, nên “thấy” hạn hẹp rồi cho là “có cái Ta” (Ngã) có vạn vật (núi sông…), chính vì “chấp có” (Sassata-ditthi - Thường kiến) mà chúng sinh phát sinh “ngã chấp” rồi bám víu vào cái “Ta” để thụ hưởng thọ Hỷ, thọ Lạc… do quá ham muốn thụ hưởng vì “chấp Ngã” nên sẵn sàng làm ác nghiệp từ nơi Thân, Khẩu, Ý vì bị Tham, Sân, Si điều khiển hành động trói buộc, để rồi tạo thành ác nghiệp đưa đến khổ thú, đọa xứ, còn trở lại cõi Người phải bị “quả báo” tàn hại cuộc sống triền miên.

Ðức Phật với thiên nhãn nhìn xuyên suốt trong bao kiếp sống luân hồi, với lòng bi mẫn thương xót chúng sinh sa vào ác đạo do vô minh chấp ngã mà làm ác nghiệp, nên Ngài dạy Vi Diệu Pháp (Tâm Lý và Triết Học Phật giáo), để hàng đệ tử hiểu biết rõ ràng về con người và vạn vật theo ý nghĩa chân đế, bớt chấp thủ pháp tục đế và nhàm chán pháp hữu vi tu tập thiền Quán để có hạnh phúc, an lạc và giải thoát trong kiếp hiện tại và vị lai.

Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị và các bạn nhất là các vị hành giả (Yogàvacara) đang thực tập pháp môn Chỉ Quán, quyển “Tâm Lý và Triết Học Phật Giáo” do Ðại đức Thích Thiện Minh đã biên dịch rất chuẩn xác từ bản Anh ngữ sang Việt ngữ, mục đích để giúp quý vị Phật tử hiểu thêm về môn Tâm Lý và Triết Học Phật giáo dưới góc độ giáo lý thực tiễn trong đời sống hàng ngày.

Xin tán dương công đức của dịch giả đã giành thời gian quý báu góp phần với các vị luận sư xuyển dương Luận Tạng. Mặc dù nội dung của quyển sách này không phải là chánh tạng của văn học A Tỳ Ðàm nhưng tác giả đã trước tác y cứ theo những quyển chánh tạng và chú giải của văn học A Tỳ Ðàm Pàli. Ðiểm lôi cuốn của quyển sách là tác giả trình bày dưới dạng sư phạm để giúp cho các vị học viên dễ dàng nắm bắt được nội dung từng chủ đề: tâm, sở hữu, sắc pháp và Níp bàn, kết thúc mỗi phần như vậy tác giả đặt vài câu hỏi để cho học viên ôn lại chủ đề đó. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp ích nhiều cho quý vị và các bạn đang tìm hiểu về văn học A tỳ Ðàm Pàli.

Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị,

Chùa Siêu Lý, ngày 12, tháng1 năm 2001
Tỳ khưu Tịnh Thân