Tuesday, May 26, 2009

EQ For Everybody

by Steve Hein

Below are links to my complete 1996 book. I decided to put the whole book on line because I believe onte we need now in the world is more free sharing of ideas and information, and less creation and accumulation of things and money.

Please note that when I wrote this book I was basing my concept of emotional intelligence on the 1995 book by Goleman. I now believe Goleman himself doesn't really understand what EI is, although he did get many people in the world thinking about it, including me. Now I have my own definition of emotional intelligence:

Emotional intelligence is the innate potential to feel, use, communicate, recognize, remember, describe, identify, learn from, manage, understand and explain emotions.

One of the main differences between my idea of EI and that of most others is my emphasis on it being an innate potential we are born with. This potential can then either be develloped in healthy ways over our lives, or in unhealthy ways. As far as the term "EQ" is concerned, I don't use it much in my writing now. But for the purposes of this book, I suggest you think of what I have written as a combination of

1) a high level of development of one's innate emotional intelligence,

2) a set of learned practical emotional skills

Steve Hein -- Sept. 2000

April 2006 Note - I made a few more corrections and clarifications to Chapter 1 (in grey text)..


Table of Contents

Front Cover, Dedication, Acknowledgements, etc.

Chapter 1 - Introduction and Background
Chapter 2 - The B.A.R.E. Essentials
Chapter 3 - Emotional Literacy
Chapter 4 - EQ and Self-Esteem
Chapter 5 - Validation and Invalidation
Chapter 6 - EQ and Happiness
Chapter 7 - Using Your Emotions to Set and Achieve Your Goals
Chapter 8 - The Positive Value of Negative Feelings
Chapter 9 - Relationships
Chapter 10 - Parenting
Chapter 11 - Signs of High & Low EQ
Chapter 12 - How To Raise Your EQ


EQ For Everybody

Copyright 1996 Steve Hein
Limited First Edition
Copyright Notice - All rights reserved. No part of this book may be reproduced without written permission from the author, except for brief quotations in a review.

Library of Congress CIP Number 96-095131 ISBN 0-9655393-0-X

Aristotle Press, Clearwater Florida


Plant Seeds of Compassion

The mind is like a fertile field. If we contaminate it with the poisons of ignorance, desire, anger, jealousy, and pride, we will inevitably produce poisonous crops. Acting carelessly or harmfully toward others, or working for our own benefit at the expense of others, will only create limitation and suffering. Medicinal seeds—wholesome, virtuous acts of kindness, love, and compassion—will produce the fruits of peace and benefit. Actions that are both positive and negative will produce a mixture of happiness and sadness. This is the principle of karma. Karma originates in the mind. Our thoughts give rise to words and actions, and these have consequences. We cannot plant poisonous seeds and expect edible or medicinal fruit. When we begin to see the negative results of our self-centeredness, we understand why we must carefully choose which seeds to plant. Our future is in our own hands.

Lama Shenpen Drolma, from Change of Heart: The Bodhisattva Peace Training of Chagdud Tulku (Padma)

Wednesday, May 20, 2009

Sống với Từ Tâm

Một thời Thế Tôn trú ở Kapilavatthu, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là mười một?

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được loài người ái mộ, được phi nhân ái mộ, chư Thiên bảo hộ; không bị lửa, thuốc độc, kiếm xúc chạm; tâm được định mau chóng, sắc mặt trong sáng, mệnh chung không hôn ám, nếu chưa thể nhập thượng pháp (A la hán quả) được sanh lên Phạm thiên giới.

Này các Tỷ kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích.(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ IV, chương 11, phẩm Tùy niệm, phần Từ, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.684)

LỜI BÀN:

Từ bi là một phẩm tính quan trọng trong đạo Phật. Yêu thương, tôn trọng và bảo vệ sự sống con người cùng tất cả chúng sanh trong tinh thần không phân biệt chính là từ bi. Nhân loại tiến bộ ngày nay tôn vinh Đức Phật cùng giáo lý của Ngài vì cảm nhận được sự tuyệt diệu, cao cả của lòng từ. Từ bi được các nhà lãnh đạo thế giới xem như liệu pháp quan trọng để giải quyết những khủng hoảng thế giới hiện nay.

Những người con Phật luôn an trú trong tâm từ, lấy từ bi làm nền tảng cho mọi hành động, ứng xử trong cuộc sống. Nhờ đó, thanh lọc và giảm thiểu đến tận cùng những mưu sâu kế độc, toan tính lợi mình mà hại người. Tâm từ với khả tính thương yêu tưới tẩm sẽ dập tắt não phiền và luôn mang đến bình an. Người sống với tâm từ, ngoài sự thanh thản, an vui còn được những người xung quanh quý mến, kính trọng và chư thiên hộ trì. Phước báo của sự thực hành tâm từ có thể hóa giải được các kiếp nạn, nhất là hỗ trợ đắc lực cho quá trình thanh tịnh và thăng hoa tâm linh để thành tựu các Thánh quả. Tâm từ khiến cho con người trở nên thuần hậu, an bình cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời và những kiếp lai sanh.

Không thể nhân danh người con Phật mà lại thiếu lòng từ. Để nuôi lớn từ tâm, ngoài việc thực hành thiền quán từ bi cần phải thực hành ăn chay, phóng sanh, bảo vệ môi trường… Yêu thương, tha thứ và bao dung là những phẩm chất cao quý cần thiết cho đời sống an lạc của mỗi cá nhân đồng thời đó cũng là những chất liệu quan trọng góp phần xây dựng hòa bình, hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.

QUẢNG TÁNH

Tuesday, May 19, 2009

Mind Power

By William Walker Atkinson


Some describe it as a masterpiece, some describe it as an encyclopedia of the mind, some describe it as containing the secrets of mental magic.

However you describe it, there is no doubt that Mind Power is vast and exhaustive, both in scope and content.

This work is the culmination of decades of study by one of the most influential thinkers of the early 20th century, William Walker Atkinson, an author whose books have already been featured many times on PsiTek.

With many practical exercises, this is an excellent resource for anyone looking to maximize their mental abilities.

Covering everything from The Law of Attraction to Personal Magnetism to Mental Suggestion and the influence of others, Mind Power is a goldmine of wisdom and knowledge.

It will richly reward any reader serious enough to thoroughly understand and practice the principles contained within it.

1. Publisher's Foreword

2. The Mental Dynamo

3. The Nature of Mind-Power

4. Mentative Induction

5. Mental Magic in Animal Life

6. Mental Magic in Human Life

7. The Mentative-Poles

8. Desire and Will in Fable

9. Mind-Power in Action

10. Personal Magnetism

11. Examples of Dynamic Mentation

12. Dynamic Individuality

13. Mental Atmosphere

14. Channels of Influence

15. Instruments of Expression

16. Using the Mentative Instruments

17. Mental Suggestion
18. Four Kinds of Suggestion
19. How Suggestion Is Used
20. Induced Imagination
21. Induced Imagination In India
22. The Ocean Of Mind-Power
23. A Glimpse Of The Occult World
24. Self Protection
25. Indirect Influence
26. Mental Therapeutics
27. Mental Healing Methods
28. Mental Architecture
29. Making Over Oneself
30. Mind-Building


Sunday, May 17, 2009

Miệng là cửa của Họa Phúc

Trích từ cuốn Họa - Phúc, 2008 NXB Phương Đông
Tác giả: Trần Thị Giồng. CND (Tiến sĩ tư vấn tâm lý)

Miệng là cửa của Họa Phúc (Ngô Hoài Dã)

"Họa là lời xúc phạm, hạ giá nhau.
Phúc là lời cảm thương những lúc lòng đau.

Họa là lời đưa đến bỏ cuộc, nản lòng.
Phúc là lời thừa nhận những thiện chí bên trong.

Họa là lời vu vạ, phê phán chỉ trích.
Phúc là những lời động viên, khuyến khích.

Họa là phao tin độc, hủy hoại thanh danh,
Phúc là lời ân cần, nâng đỡ kẻ hèn yếu mong manh.

Họa là lời làm lung lạc lòng tin,
Phúc là lời xây dựng, làm sống lại niềm tin.

Họa là lời soi mói, là tiếng nói hủy diệt,
Phúc là lời thúc đẩy hăng say trong công việc.

Họa là lời miệt thị, khinh khi,
Phúc là lời mở lối, trải rộng lòng từ bi.

Họa là lời chất vấn, hạch hỏi,
Phúc là lời an ủi những lúc lòng mệt mỏi.

Họa là lời làm người khác thấy mình không đáng chi,
Phúc là lời làm người khác thấy mình có giá trị.

Họa là lời làm đau lòng mãi không quên,
Phúc là lời gây phấn khởi, thêm năng lực, giúp lớn lên.

Ngôn ngữ là tiềm năng vô tận của hiện tại và tương lai nếu chúng ta biết khai thác và dùng chúng theo hướng tích cực.

Ngôn từ có thể đem Phúc hay giáng Họa tùy cách chúng ta sử dụng. Hy vọng lời nói của mình thêm Phúc bớt Họa, tăng niềm vui, bớt khổ sầu, giữ gìn năng lực, kích hoạt sức sống.

Lời đem Phúc

Lời người đem Phúc là người biết cách đi gieo kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng cao sâu, chia sẻ những gì mang ý nghĩa, lời hay, ý đẹp, nâng tâm hồn con người lên, giúp người phục thiện, thoát những lo buồn căng thẳng, và tâm trí được bình an, giúp giải thoát khỏi những ràng buộc cột chặt con người vào những cái tầm thường của cõi đời tục lụy này, đồng thời "lôi kéo hồn siêu thăng!!!"

Lời Phúc được nói ra như gieo rắc hoa thơm cỏ lạ...

Lời đem Họa

Lời người đem Họa là người đi gieo những gì làm ô nhiễm tâm hồn và cuộc sống của mình và của người khác, xúc phạm, làm tổn thương đến giá trị, hủy hoại thanh danh. Lời tạo sự chia rẽ nghi ngờ, làm lệch lạc lối nhìn, lối nghĩ của người nghe. Lời hủy hoại sức sống, đem lại buồn đau, tủi nhục hoặc làm nản lòng, mất nhuệ khí của người anh chị em đồng loại.

Lời Họa là nọc độc, gieo rắc đau thương, hủy diệt sự sống!

1. Lời nói - một sức mạnh vô hình

Ngôn từ có sức mạnh vô hình của hủy diệt hay xây dựng.

Chúng ta không thể xem thường hay bất cẩn vì lời lọt vào tai ai rất khó xóa bỏ.

Một lời nói vô ý, có thể tạo sự xung đột hay gây hiểm họa, một lời nói đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng, một lời nói yêu thương có thể chữa lành vết thương và mang đến an bình.

Lời nói còn thể hiện cái tâm con người. Chính cái tâm mới là gốc thiện ác, và miệng chính là cửa của họa - phúc.

2. Làm sạch cái nhìn

Những gì toát ra bên ngoài đều do cái kho tư duy. Từ cái gốc ấy phát sinh thái độ, hành vi và ngôn từ. Tất cả đều từ cái tâm, cái nhìn, cách hiểu của chúng ta về bản thân hay về người khác. Vậy, để có thể thốt lên được những lời đem phúc, chúng ta cần "làm sạch" mình tận gốc rễ.

Nếu cái nhìn của ta đúng, thì thái độ, hành vi cũng như lời nói của chúng ta sẽ tự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

3. Khổ đau - Hạnh phúc. Đâu là quyền lực?

Chúng ta có hai mắt, hai tai và chỉ có một cái miệng. Hãy ghi nhớ: "Nói ít, nhìn xem và lắng nghe nhiều."

Thái độ cơ bản có thể làm sống, khơi tiềm năng hay hủy diệt, khô héo con tim là TÔN TRỌNG. Tôn trọng là nhu cầu rất thiết yếu cho đời sống tinh thần của mỗi người.

Yêu thương bản thân cũng như người khác, một nhu cầu rất cơ bản, và không gì chứng tỏ hữu hiệu bằng thái độ và những lời lẽ thừa nhận cùng nâng cao giá trị của mỗi người. Không gì ấm áp và nâng cao tinh thần bằng những lời ngọt ngào, những lời động viên, thừa nhận giá trị quý báu của mỗi người.

"Người ta không quên hoặc rất khó quên, khó tha thứ những gì làm tổn thương đến danh dự của họ." (Nguyên tắc tâm lý cơ bản)

Lời nói như lửa, chỉ một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một cánh rừng lớn. "Sức mạnh của ngôn từ, lời nói có thể làm tái sinh một con người hay chôn vùi cả một cuộc đời."

Những lời hạ giá, chê trách hay la mắng nặng nề có thể làm cho một đứa trẻ trở nên rụt rè, mất tự tin, mặc cảm và cả cuộc đời của em sẽ không thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực này. Không những trẻ em mà người lớn cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng bởi những lời như vậy, chúng đủ sức phá hủy tương lai một người, phá vỡ hạnh phúc gia đình, hay làm phân rẽ một nhóm, chôn vùi sức sống của một tập thể, họ sẽ mất hứng thú, tan biến lửa nhiệt tình, trở nên co cụm, mất sức sống.

"Bạn chỉ nên mở miệng khi nào bạn chắc chắn rằng lời bạn sắp nói ra, sẽ tốt đẹp hơn sự im lặng." (Tục ngữ Arab)

4. Nhân gian nghĩ gì về giá trị của ngôn từ?

"Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa lòng." (ngạn ngữ Lào)

5. Lời xây dựng

Lời đem lại giá trị và sức sống.

Mỗi lời nói là một sứ điệp, và hãy để mỗi sứ điệp của chúng ta là một tia sáng tích cực.

Lời khuyến khích sẽ xua đi những khó khăn phiền muộn lo âu.
Lời cảm thông sẽ làm cho con người xích lại gần nhau, hàn gắn những trái tim tan vỡ.
Lời yêu thương sẽ tạo nên một thế giới hòa bình.

"Thông minh là biết cách nói hợp lý, nghe chăm chú, trả lời dí dỏm, và ngừng nói khi cần."

Lời thay đổi cuộc đời.

Lời khích lệ chân thành và đúng lúc, bồi đắp lòng can đảm và tự tin, chắp cánh cho trẻ thơ bay vào đời.

Chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm, nếu biết rằng có ai đó luôn cảm thấy họ có giá trị khi sống bên cạnh chúng ta. Mọi người đều thích gần gũi, qua lại hay sống với những người hiểu mình, chấp nhận mình cũng như đánh giá cao về mình.

Để khuyến khích một người thay đổi hoặc có những hành vi tốt hơn, chúng ta cứ việc nhấn mạnh đến mặt sáng của họ và nói cho họ biết về những mặt sáng đó. Chú ý đến những điều tích cực, đến phần sáng của con người là một phương pháp giúp thăng tiến con người hiệu quả, thay vì chê bai, phê bình hay dùng hình phạt hoặc cứ mãi nhấn mạnh đến lỗi lầm, mặt tiêu cực, mặt tối của một người. Đây là "chiến dịch bình minh." Có nghĩa là khi ánh sáng tới thì bóng đêm sẽ lùi dần, và ngược lại, hoàng hôn hay bóng đêm tới thì ánh sáng ban ngày lùi bước. Nếu điều tốt phát triển, điều xấu sẽ rơi rụng và thu hẹp lại thôi!

Tuy thế, khen ngợi có thể là con dao hai lưỡi, khiến người ta mãn nguyện tự đắc. Vì thế ta cần sử dụng ngôn từ với sự cẩn trọng.

Một số nguyên tắc:

- Muốn người nghe cảm nhận được niềm vui lớn như một liều thuốc bổ tối ưu, đạt hiệu quả 100%, chúng ta cần khen ngay lập tức.

- Khen ngợi nên chính xác, cụ thể. Cần tránh những lời khen chung chung, vô bổ.

- Lời khen sẽ tăng giá trị gấp bội nếu được khen trước người khác hay đám đông. Ngược lại, muốn phê bình ai xin làm riêng tư, kín đáo.

Lời tích cực luôn đem lại lợi ích cho cả người nói và người nghe.

Lời khen xây dựng tiêu biểu: đúng mức và chân tình

Chúa Jesus luôn đề cao những ai nhỏ bé, những tâm hồn khiêm tốn.

Hãy nói những lời củng cố lòng tin, làm phấn khởi và tạo thêm tình thân ái để người ta bớt khổ, thêm vui.

Lời tăng thêm năng lực

"Một lời nói chí tình dành cho một người đang cần nó đúng lúc, có thể thay đổi cả cuộc đời người đó."

Nhớ mãi những lời đẹp nhận được

Câu chuyện của Tom. Vào cuối năm học, cô giáo cho một bài tập: "Mỗi người viết lên những lời nhận định tích cực về bạn mình." Tom mang theo nó suốt đời.

Bài tập: ghi lại những nét dễ thương và tích cực của các bạn cùng khóa được áp dụng cho những học viên vào mỗi cuối khóa. Người ta thường lấy nó ra xem, để lấy lại tinh thần và niềm tin những khi gặp khó khăn trong đời.

"Nếu biết dùng thì lời khen là tiếng êm đềm, đẹp đẽ nhất, nhiều năng lực nhất trong ngôn ngữ."

Những lời dễ thương, nói lên ưu điểm của một người làm cho người ấy phấn khởi, tự tin và nhớ rất lâu.

Nhu cầu được thừa nhận rất lớn, nhưng được thán phục lại làm cho người ta hạnh phúc hơn gấp bội.

Lời đem lại triển nở hay teo héo

Câu chuyện về hai chú ếch bị rơi xuống hố khi đàn ếch đi dạo trong rừng. (Chú ếch bị điếc tưởng được động viên và thoát chết).

Lời trấn an, an ủi và cảm thông

Nhu cầu được hiểu, được lắng nghe, nhất là những lúc gặp hoạn nạn hay đau buồn.

Lời biến đổi (lực đẩy)

Nếu may mắn, chúng ta nhận được những lời chứng tỏ mình được chấp nhận dù thế nào đi nữa. Ta sẽ thấy cuộc đời nhẹ đi rất nhiều và an tâm, thoải mái sống bên cạnh người khác mà không phải ngại ngùng, giữ kẻ hay né tránh.

Hãy rộng rãi trao cho những người thân quen thật nhiều lời khích lệ. Chúng ta sẽ thấy họ biến đổi nhanh hơn nhiều so với những lời trách mắng nặng nề hay chỉ trích lên án.

Đây không chỉ là ngôn từ mà là một bằng chứng cụ thể về TÌNH YÊU giữa thầy trò, bạn hữu, người thân trong gia đình... Đức Ái mà chúng ta thường nói đến phải chăng ẩn giấu và cụ thể hóa qua những lời chân thành mộc mạc đó.

"Được người nói lời thiện như được vàng ngọc châu báu.
Gặp người nói lời thiện thì hay hơn văn chương thơ phú.
Nghe lời thiện thì vui hơn chuông trống đàn ca."

6. Ngôn từ tiêu cực

Ngôn từ trong đời thường và đời sống cộng đồng.

Nguyên nhân của ngôn từ: YÊU - GHÉT, THÀNH KIẾN.

Thành kiến làm lệch sự thật, thường nghiêng về xu hướng tiêu cực, vì thế có thể đẩy chúng ta vào lỗi phạm về đức Ái.

Nguyên nhân tâm lý tiềm ẩn: những gì chúng ta suy diễn, nói xấu, phao tin... là những hành vi phóng chiếu, được chi phối bởi vô thức, bởi một động lực ngầm, ẩn núp bên dưới, có khi rất sâu khó nhận ra.

"Người càng thông minh và càng tốt thì càng nhận thấy nhiều cái tốt nơi mọi người."

"Chỉ có người ngu mới tưởng mình là thánh,
Chỉ có người thánh mới rõ cái ngu của mình." Shakespeare

8. Cái nhìn thiêng liêng về hệ quả của ngôn từ

"Ở đời, con người thương yêu hay thù ghét nhau chỉ vì lời nói và việc làm. Lời nói phát xuất từ tâm. Tâm nghĩ tốt về người, lời thông đạt chứa chan tình. Tâm nghĩ xấu sẽ có lời miệt thị, nguyền rủa khích hận." Đức Phật

9. Những ý nghĩa khác nhau của ngôn từ

Lời chân thật: mới là những gì lâu bền. Miệng nói thẳng ngay, lòng luôn trung thực, hành vi ngay chính.

Sống thật cũng là sống công bằng, đối xử không thiên vị hay nghiêng về phía lợi cho mình hay người mình yêu thương.

Lời nhân từ: bất cứ lời nào đem lại cho con người sự bình an, tăng niềm vui, hy vọng, giúp lấy lại tinh thần, thêm phấn chấn, được ủi an khích lệ...

Lời lành ví như cây sự sống, khiến lòng vui vẻ.
Lời lành là lời chân thật, hợp thời, đúng lúc, tế nhị, kín đáo và khiêm tốn.
Lời lành đem lại lợi ích cho người nghe.
Lời lành là lời nhân ái, từ tâm.

Lời nhân từ là lời ngọt ngào, khiến người nghe cảm thấy thoải mái dễ chịu, đem lại sự ấm cúng trong lòng, trong cộng đồng hay bất cứ nơi đâu mình đến.

Lời nhân hậu phải là món ăn thường xuyên của chúng ta, đó là món ăn hợp khẩu vị của mọi người, ít hao tốn mà lại bổ dưỡng, làm cho tinh thần sảng khoái và nhẹ nhàng.

Tránh lời đâm thọc, phao tin đồn, chế nhạo, đùa bỡn giễu cợt, mỉa mai, móc xỉa, chuyện phiếm, sáo ngữ.

Mách lại:

- Nếu là những lời tích cực nghe được thì ta nên nói lại để động viên.

- Nếu là những lời tiêu cực, tốt hơn nghe rồi quên đi, không nhắc lại, mách lại, không thêm bớt, hùa theo.

Kín đáo, ít nói và cẩn trọng luôn có lợi không những cho người khác mà còn cho cả bản thân mình nữa.

Không nói lời sáo ngữ, vô ích mà nói lời thích hợp, hữu ích. Đó là lời đem lại lợi ích thực sự cho người nghe.

Lời nói hay ở chỗ đúng lúc, đúng người, đúng việc, đó là một của báu. Trao cho ai chúng ta cần cố gắng sao cho lời mình phài là điều làm giàu cho họ, làm tăng giá trị và giúp cho đời sống thêm thi vị, ý nghĩa. Những lời nông cạn, sáo rỗng, tâng bốc hay vô vị chẳng đem lại ích lợi gì cho người nghe, thà đừng nói còn hơn.

Mục đích tối hậu khi phát ngôn là làm sao cho tâm người nghe được bình an vui vẻ.

10. Thái độ trước những ngôn từ tiêu cực

Phía người nói: đừng bao giờ nói những lời gì để phải hối hận về sau, biết kiềm chế khi nóng giận. Càng nói ít càng tốt

Phía người nghe: đừng mất thì giờ để ôn lại những vết thương. Thinh lặng trước những lời lăng mạ của kẻ khác, như cái chuông bể. Kiên nhẫn làm bổn phận của mình và giữ thinh lặng, đó là câu trả lời tốt nhất.

Sạch nhơ tự biết, thị phi chẳng màng. Chính mình biết mình là đủ, nếu người khác biết thì tốt, không biết cũng chẳng sao, đó là thái độ đúng đắn của người quân tử.

Một trong những thái độ giúp chúng ta không bị ảnh hưởng nhiều bởi lời nói của người khác là chúng ta không quan trọng hóa những gì người đời nhận định, vì mỗi người có quan điểm khác nhau, bận lòng làm chi?

Một lý do khác nhắc chúng ta không quan trọng hóa lời người khác, đó là nhìn vào sâu thẳm lòng mình, nếu tâm ta trong sáng và bằng an, là đủ.

Nếu chúng ta cố uốn mình để làm hài lòng người khác, theo dư luận, thì chẳng thể hài lòng được mọi người, vì "chín người, mười ý." Trái lại, sẽ vong thân, đánh mất cái nét độc đáo của riêng mình.

Trước một sự việc, điều quan trọng không phải nó như thế nào mà quan trọng ở cách chúng ta nhìn nó như thế nào, cho nó có một chỗ đứng làm sao? Nên, ta quyết tâm không để sự việc bên ngoài chi phối tâm tình và ý nghĩ của mình. Chúng ta có thể làm chủ cách mình phản ứng trước sự việc. Chính mình quyết định thái độ trước sự việc, như thế, đời sống tinh thần của chúng ta sẽ vững vàng và ổn định hơn.

Thái độ thích hợp trước ngôn từ tiêu cực

"Hẳn là không lành mạnh nếu để người khác chà đạp mình. Biết tự vệ đôi khi là một vấn đề phẩm giá và công bình. Sức mạnh của một người thinh lặng là không để mình sa vào một cơn giận dữ không kềm chế và biết phân định cơ hội để đáp trả." Michel Hubaut

Biết bảo vệ mình là không những giữ gìn giá trị mà còn bảo tồn sự lành mạnh tinh thần, đồng thời có thái độ đúng đắn với những gì sai trái. Chúng ta rất cần tỉnh thức và sáng suốt, nhất là cần sức mạnh tâm linh.

Dùng lời nói để hướng về những mục tiêu cao cả

Thánh thiện qua lời nói. Kềm giữ miệng lưỡi mình và hướng chúng theo chiều tích cực, chúng ta cần sức mạnh của tự chủ, của nhịn nhục, của kiên trì và nhất là khiêm tốn chịu lùi bước.

Phần Kết

BÁC ÁI - THẬN TRỌNG và TRÁCH NHIỆM là ba điều luôn cần quan tâm khi dùng ngôn từ.

"Ba thứ không bao giờ trở lại:
- Tên đã bay
- Lời đã nói
- Ngày đã qua" Daumere


Wednesday, May 13, 2009

As A Man Thinketh by James Allen

Foreword by James Allen

1. Thought and Character

2. Effect of Thought on Circumstances

3. Effect of Thought on Health and the Body

4. Thought and Purpose

5. The Thought-Factor in Achievement

6. Visions and Ideals

7. Serenity

As a Man Thinketh is a literary work of James Allen, published in 1902. The title is influenced by a verse in the Bible from the Book of Proverbs chapter 23 verse 7, “As a man thinketh in his heart, so he is.”

The full passage, taken from the King James Version, is as follows:

"Eat thou not the bread of him that hath an evil eye, neither desire thou his dainty meats: For as he thinketh in his heart, so is he: Eat and drink, saith he to thee; but his heart is not with thee. The morsel which thou hast eaten shalt thou vomit up, and lose thy sweet words."

The passage seems to suggest that one should consider the true motivations of a person who is being uncharacteristically generous before accepting his generosity - a far cry from Allen's extrapolations. And so in the Bible the passage is concerning the other person as where in James Allen's work he is primarily concerned with self responsibility.

It is now in the public domain within the United States and most other countries. It was released the 1st of October 2003 as a Project Gutenberg eText edition.

This book is written in terms of responsibility assumption.

The lyrics to the song Good Thoughts, Bad Thoughts by Funkadelic are loosely based on this book.

The book opens with the statement:

Mind is the Master power that moulds and makes,
And Man is Mind, and evermore he takes
The tool of Thought, and, shaping what he wills,
Brings forth a thousand joys, a thousand ills:—
He thinks in secret, and it comes to pass:
Environment is but his looking-glass.

Chapter 1 starts with the quote from Dhammapada where effect of karmas is explained.

Quotes From As a Man Thinketh

  • A man is literally what he thinks, his character being the complete sum of all his thoughts.
  • Cherish your visions. Cherish your ideals. Cherish the music that stirs in your heart, the beauty that forms in your mind, the loveliness that drapes your purest thoughts, for out of them will grow all delightful conditions, all heavenly environment, of these, if you but remain true to them your world will at last be built.
  • The soul attracts that which it secretly harbors, that which it loves, and also that which it fears. It reaches the height of its cherished aspirations. It falls to the level of its unchastened desires - and circumstances are the means by which the soul receives its own.
  • Every action and feeling is preceded by a thought.
  • Right thinking begins with the words we say to ourselves.
  • If anything is excellent or praiseworthy, think about such things.
Wikipedia

The Way of Peace

by James Allen

The Power of Meditation
Star of Wisdom
The Two Masters, Self and Truth
Acquirement of Spiritual Power
Realization of Selfless Love
Entering Into the Infinite
Saints, Sages, and Saviors
Realization of Perfect Peace


Tuesday, May 12, 2009

Con đường tu của Bồ Tát

Tôn chỉ: "Bồ Tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài" - Bồ Tát lấy việc làm lợi ích cho chúng sanh làm hoài bão của mình.

Nhập thế, tư tưởng tích cực, chủ trương lấy lợi tha làm tự lợi, tự giác và giác tha là một, không thấy có mình và người riêng khác.

Đại nguyện: nguyện cứu độ cho tất cả chúng sanh, không phân biệt bạn hay thù, thân hay sơ, người và vật, hễ còn tháy có chúng sanh đau khổ là còn tìm cách cứu độ.

Đại Nguyện:

1. Chúng sinh không số lượng, thệ nguyện đều độ hết.
2. Phiền não không tận, thệ nguyện đều dứt sạch.
3. Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học.
4. Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành.


Một số các Đại Hạnh:

1. Giác ngộ chúng sanh là hạnh tu của Bồ Tát. Đem lại ánh sáng cho cõi đời u tối, soi sáng đầu óc và cõi lòng tối tăm của chúng sinh. Ánh sáng mà các vị Bồ Tát đem đến là ánh sáng trí huệ. Trí huệ ở đây không phải là sự thông minh mau lẹ thông thường mà là sự hiểu biết rốt ráo, đúng như thật.

2. Nuôi dưỡng lòng từ bi quảng đại, tôn trọng sự Sống, nuôi dưỡng Tình Thương. Sau trí huệ là từ bi. Từ là ban vui, Bi là cứu khổ. Bồ Tát cố gắng không ngừng làm cho đời bớt khổ thêm vui. Muốn vậy phải có một tình thương rộng lớn vô biên như trời cao biển cả. Tình thương này không chỉ hạn cuộc trong phạm vi loài người mà còn lan đến toàn thể sinh vật cỏ cây, không phân chia nhân ngã, bỉ thử không phân biệt bạn thù, thân sơ. Thương chúng sinh như mẹ thương con nen không nề hà khó nhọc, không quản ngại gian nguy. Nhưng tình thương rộng lớn này không tự nhiên có được mà cần phải nuôi dưỡng, luyện tập ngày đêm, không bao giờ ngừng nghỉ.

3. Trì giới Ba la mật. Là giữ giới một cách rốt ráo, đầy đủ, hoàn toàn trong mọi phương diện.

Tam tu tịnh giới là 3 giới thanh tịnh sau đây:

- Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là bỏ các điều tội lỗi, ngăn ngừa không cho các điều ác nảy sinh.

- Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là làm các điều lành, thiện, ích lợi cho mình cho người.

- Nhiêu ích hữu tình giới, làm lợi ích cho toàn thể chúng sinh, nỗ lực làm tất cả mọi việc ích lợi, không riêng gì trong phạm vi nhân loại mà chung cho tất cả các loài hữu tình (có sự sống, biết vui mừng, đau khổ).

4. Bố thí Ba la mật. Bố thí hoàn toàn, trọn vẹn, không thấy có nhân ngã, bỉ thử, không một chút tiếc nuối, dù cho vật bố thí quý giá bao nhiêu hay chính thân mạng mình. Bố thí hoàn toàn không vì danh, lợi, không cầu báo đáp, phước báo. Không phân biệt ta là người cho nên không sinh tâm kiêu mạn, không khinh rẻ kẻ được cho.

Tài thí, pháp thí và vô úy thí.

- Tài thí, cho của cải vật chất, công sức lao động...

- Pháp thí, chỉ dạy cho người nghề nghiệp chân chính để họ tự nuôi sống, làm lợi lạc đời họ (thí pháp thế gian). Và chỉ dạy cho người những phương pháp tu hành để giải thoát sanh tử luân hồi (thí pháp xuất thế gian).

- Vô úy thí, làm cho người khác vững tâm, không sợ sệt, đối phó với những nỗi nguy nan hoạn nạn đang xảy ra.

Hạnh Bố Thí đem lại kết quả lớn lao trên đường tu hành: trừ được tâm ích kỷ, tham lam, bỏn sẻn và nuôi lớn Phật tính từ bi, hỷ xả, vị tha. Đối với người thọ thí, hạnh này đem lại nguồn an ủi, trút hết nỗi khổ đau, tạo niềm hoan lạc khai trí sáng suốt.

5. Nhẫn nhục Ba la mật. Giữ cho lòng bình lặng trước mọi hoàn cảnh, không phẫn uất trước nghịch cảnh dù là tinh thần hay vật chất, không bị lôi cuốn, kiêu căng tự đắc trước thuận cảnh, an nhiên trước thành công hay thất bại. Cam chịu những điều khổ não, nhục nhã, xót xa người ta làm cho mình mà không hờn giận, phẫn uất và nghĩ đến sự trả thù. Bình thản, không xao động trước tất cả các cảnh thuận và nghịch của cuộc đời mà mình gặp phải. Nhẫn nhục cùng tột, không một sự vui buồn, sướng khổ, vinh nhục nào trong đời có thể làm lay động, xáo trộn tâm tư.

6. Tinh tấn Ba la mật. Cố gắng, nỗ lực không ngừng để đạt quả vị tối thượng trong việc tu hành. Luôn tinh tấn tu hành để thắng giặc nội tâm và ngoại cảnh. Giữ tâm thanh tịnh, không rong ruổi sáu trần, không cho khởi vọng niệm. Vọng niệm không khởi thì ba độc (tham, sân, si) không sinh, ba độc không sinh thì ba nghiệp (thân, khẩu, ý) không tạo, ba nghiệp không tạo thì không thọ sinh tử luân hồi. Tinh tấn giữ gìn không cho các điều ác phát sinh, tinh tấn làm phát sinh, tăng trưởng các điều thiện lành.

7. Tứ nhiếp pháp. Bốn phương pháp để cảm hóa chúng sanh.

- Bố thí
- Ái ngữ, dùng lời nói nhỏ nhẹ, thương yêu, nhã nhặn, dịu dàng.
- Lợi hành, làm những việc lợi lạc cho chúng sinh, thấy họ thiếu cái gì thì cho cái ấy không so đo tính toán, luôn tìm cách giúp người không từ nan để vớt cho họ gánh đau thương. Ngày nay, những công việc từ thiện xã hội chính là những công việc rất thích hợp đối với người tu hạnh Bồ Tát.
- Đồng sự, làm chung công việc với người, để cảm hóa họ. Muốn làm lợi ích cho chúng sinh phải hiểu rõ hoàn cảnh tâm tư của họ, nên phải gần gũi thân cận, cùng chung gánh vác công việc với họ, làm cho họ thấy mình với họ không xa cách nhau, cùng chung sống trong một hoàn cảnh như nhau.

8. Ngũ minh. Muốn giúp ích một cách hiệu quả hơn, hành giả phải thông thạo các ngành chuyên môn. Đó là,

- Nội minh, thông hiểu giáo lý Phật điển để truyền bá sâu rộng Phật pháp.
- Nhân minh, thông hiểu phương pháp luận lý để biện luận, vạhc rõ giá trị chân thật của Phật pháp.
- Thanh minh, thông thạo văn chương ngôn ngữ, biết nhiều thứ tiếng để truyền bá Phật pháp có hiệu quả, đến nhiều người.
- Y phương minh, thông thạo về Y khoa để chữa bệnh cho người.
- Công xảo minh, thông thạo về nghề nghiệp.

9. Tu sáu trần, sáu căn, sáu thức và bảy đại. Từ mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc, ý nghĩ v.v... Bồ Tát mỗi mỗi đều tu, cho đến đi đứng nằm ngồi, cũng đều là tu. Tất cả mọi sự mọi việc từ nội tâm đến ngoại cảnh, từ một vi trần đến sơn hà đại địa, đều là pháp tu của Bồ Tát.

10. Xông pha vào nghịch cảnh, thử xem tâm mình còn phiền não nhiễm ô không để dứt trừ. Khi mới tu, hành giả phải tìm thuận cảnh và tránh xa nghịch cảnh để sự tu hành được dễ dàng thuận lợi. Nhưng nếu cứ ở mãi trong thuận cảnh thì sự tu hành khó tiến bộ vì thiếu thử thách. Hành giả đến giai đoạn này cũng giống như ly nước đã trải qua giai đoạn để yên và lọc cặn rồi, bây giờ đến giai đoạn phải bị lắc mạnh để xem còn cặn nữa không, để lọc cho hết sạch. Xem nghịch cảnh như phương tiện tốt giúp mình mau đắc quả. Người tu hạnh Bồ Tát mà sợ gian khổ, trốn tránh nghịch cảnh, tìm chốn an tịnh thì khó mà thành tựu đại nguyện của mình. Nhiệm vụ chính của Bồ Tát là giúp đời cứu chúng sinh, nếu không thắng được nghịch cảnh và làm chủ tâm mình, thì còn cứu độ ai được? Cho nên, để thử thách và điêu luyện bản lĩnh, hành giả phải tìm nghịch cảnh mà đến, tìm trở ngại mà vượt qua, tìm gian nguy mà xông vào.

11. Thọ khổ để cứu chúng sinh.

Tóm lại, tu hạnh Bồ Tát cần Đại Nguyện và Đại Hạnh lớn lao. Nỗ lực miên mật, không lúc nào là không tu.

12. Thiền định.

- Quán sổ tức, chuyên tâm vào hơi thở
- Quán bất tịnh
- Quán từ bi, trải tình thương đến muôn loài
- Quán nhân duyên, quán mọi thứ do nhân duyên mà hợp tan, vô thường
- Quán niệm Phật, chuyên tâm tưởng niệm đến chư Phật, đến những đức tướng của Ngài để bắt chước và cho tâm khỏi tán loạn theo vọng niệm

Công năng của các pháp quán này rất lớn. Nhờ đó hành giả có thể kềm chế được tham dục, giữ cho tâm khỏi loạn động, trừ nóng giận, tăng tình thương, thêm trí huệ.

Trí huệ tức là trí sáng suốt, nhận chân đúng đắn sự thật, biết phân biệt chính tà, hư thật, phá trừ được màn vô minh dày đặc đã lâu đời kiếp che kín thực thể của vũ trụ nhân sinh. Trí huệ phát triển được là do:

- Văn huệ, chuyên nghe, học hỏi chánh pháp, chánh lý.
- Tư huệ, suy niệm, tư duy về chính pháp, chính lý.
- Tu huệ, thật hành, tu luyện theo chánh pháp, chánh lý.

Tóm lại trí huệ là trí sáng suốt, có công năng diệt trừ vô minh, soi sáng sự thật. Trí huệ này do chuyên nghe, suy niệm và thực hành đúng theo chánh pháp mà phát chiếu.

Trích "Bản đồ tu Phật" - HT Thích Thiện Hoa


Friday, May 8, 2009

Turning Gratitude Inside Out

by Ruth Harrison Moody

gratitude
Image courtesy of Aussiegall


Discovering how to live in and with gratitude has exploded onto the personal development scene. Many of us have cultivated a deep and intimate knowledge of things for which we are grateful. This is a tremendous step towards developing a positive life. Even so, maybe its time we turned our gratitude inside out and gave it more of a real world voice.

We’ve all probably come across the idea of keeping gratitude journals, using affirmations about gratitude, and so on. Many of us work very, very hard at being grateful, at being aware of all mercies small and large. Many of us begin and end our days with written or prayerful litanies of instance after instance, person after person for which we give thanks.

These are all good things, but having made a place for gratitude to live in our hearts, minds and souls, we’re then offered an opportunity. We can lose sight of the fact that all good things in our lives have specific sources. Many people do things large and small that make our dreams, wishes, and affirmations possible. It’s far too easy to treat gratitude like a spiritual coin to be put in a cosmic vending machine, with the actual process all too often taken for granted.
Gratitude and Others

People all around us have free will to help or ignore us; to embrace or reject our visions; to be rude or kind; to kill or cure; to love or hate; to be genuine or to manipulate; to treat us like fellow human beings or use us; to be honest or lie; to be grateful to us if we have done right by them or to hold our gifts in contempt. Everyone around us, from our partners down to the guy you literally bump into on the street has the power and the free will to choose all those things with every variation and degree in between.

The good that we strive to attract as well as the evil we hope to avoid are both, nine times out of ten, the result of interactions with our fellow human beings. Certainly, many things we’re grateful for deal with physical phenomenon. We all send up gratitude after the storm that our house was not wrecked; that the cancer that’s hounding our best friend is in remission; that our kid didn’t break her leg sliding into third; that our loved one wasn’t in the wrong place at the wrong time to pick up the latest flu virus.

Of course we’re grateful and want all good things to be enlarged and multiplied, and the gratitude we express in our prayers, meditations and affirmations is absolutely the right thing to do; but in doing so we need to make sure that we are not just sending our thanks up and out in only mental and spiritual ways.

We have the power to transform our gratitude from something which dwells inside us, changing it into that which we can bring from the inside out and offer back to the very wellsprings that quench our thirsts, heal our wounds and in general water the oasis for which we are grateful in the first place.

Yes, you’re grateful for your health, your home, your children, your job, your best friend from grade school, not to mention the fifty other things you have on your gratitude list. Yes, you are grateful. Yes, you know it–but do the people who inspire your gratitude know it?

Gratitude has a place in your heart, but also deserves to have a place on your lips and in your actions. Offering thanks is the proper response, but if you don’t offer those thanks out loud to the people who make it possible, you’re missing out on the culmination of what gratitude can really do. Thanks rightly go not only on high, but also to the people, institutions, and any other source of good in our lives.

Ways To Live Your Gratitude Out Loud

How do you turn gratitude inside out? How do you make gratitude a real and specific response to the life and the people around you? First and foremost, we can say “Thank you” out loud:

* Take the time to look around your home, school, place of worship, businesses you patronize or organizations you work with. No matter who you are, someone makes things easier and possible for you. Stop and consider who is there, working silently behind you so that you can go forward.
* Kick your gratitude up a notch by calling or dropping that person’s boss a note. Your input may have more impact that you can ever imagine.
* If you’re an artist, gardener, poet, computer geek, chef, photographer—you name it –somebody made the tools that you use and somebody sold them to you. Somebody taught you or wrote the books. Nobody creates in total isolation. Let them know you appreciate it.
* Thank and compliment parents whose children behaved beautifully in the theater or at the restaurant–and the kids themselves if they’re old enough. Your experience could have been much different. You’ll make their day, promise.
* Thank your kids for the things they do right. Explain that you recognize they could choose differently. You’re not only proud of their choices, you’re grateful.
* Carry blank thank you notes and envelopes. You might want to leave a kind word, even if you can’t say it directly.
* Birthday coming up? Make it everyone’s favorite day by thanking the people who make your life so very good.
* Got a great doctor, mechanic, therapist, grade school teacher who taught you to read, trainer, cleaning crew, World’s best Mom, sibling, partner? Tell them why you’re thankful for them.

None of us does anything totally alone. We all have a thousand creators and helpers behind us, passing along the magic that makes possible what we create and do. These are your people, the people who make it all possible. Don’t just be thankful for them, turn your gratitude inside out and thank all your people – major and minor, near and far. If you learn to live your gratitude out loud, you may find you have even more to be grateful for than you could have ever imagined.

How do you tell the people you are grateful for their inspiration and help?

Thursday, May 7, 2009

Chánh kiến là nền tảng của Đạo đức học

Pháp môn căn bản của Làng Mai là phương pháp thở chánh niệm và phương pháp đi chánh niệm. Các vị giáo thọ của Làng có nhiệm vụ trao truyền những thực tập căn bản này đến các thiền sinh. Nếu họ chưa biết thở, biết đi trong chánh niệm đồng nghĩa với việc họ còn bị đói. Ai bỏ đói họ? Các vị giáo thọ dự phần lớn vào việc bỏ đói họ. Do vậy, các vị cần nắm thật vững phương pháp thở, phương pháp đi. Mình không cần nói những bài pháp hùng hồn. Sự thực tập vững chãi của mình đã là một bài pháp hay và sống động. Nếu mỗi bước chân, mỗi hơi thở có khả năng buông thư, có khả năng hạnh phúc, mình sẽ là người đầu tiên được trị liệu và nuôi dưỡng…

Dừng lại và buông thư

Thiền (Dhyana) có hàm chứa nghĩa dừng lại và làm cho buông thư. Sự dừng lại và buông thư được gọi là thiền chỉ. Trong sự thực tập, nếu chưa có khả năng dừng lại và buông thư, mình không thể đi xa hơn. Bởi không thành công thiền chỉ thì khó có thể nhìn sâu, thấy rõ bản chất của các hiện tượng-thiền quán.

DD (1).jpg

Dừng lại và buông thư

Mỗi người đều sẵn có hạt giống rong ruổi, tìm kiếm. Chúng ta không thể ở yên được. Hạt giống này chúng ta được tiếp nhận từ tổ tiên. Sở dĩ mình không dừng lại được, vì mình thiếu buông thư. Không buông thư được, những căng thẳng trong cơ thể bị dồn nén và yếu tố trầm tĩnh của đời sống mất đi. Nếu thực tập vững vàng phương pháp thở và đi trong chánh niệm, mình sẽ dừng được sự chạy đua. Lúc ấy, sự buông thư và niềm an lạc sẽ lập tức có mặt.

Ngồi thiền là cơ hội để thực tập dừng lại hoàn toàn. Trong khi ngồi, chúng ta sử dụng hơi thở có ý thức để hỗ trợ cho việc dừng lại ấy. Dừng lại được là bắt đầu có chủ quyền đối với thân và tâm của chính mình. Ngồi thiền trước hết là dừng lại và buông thư. Nếu trong khi ngồi mà phải đấu tranh, phải gồng mình, và xem việc ngồi thiền như một lao tác mệt nhọc thì đó chưa phải là cách ngồi thiền đúng. Khi ngồi, tư thế phải thật thoải mái, lưng thẳng nhưng buông thư, và khởi sự thực tập theo kinh Quán Niệm Hơi Thở. Thở vào, tôi ý thức về toàn thân của tôi. Thở ra, tôi buông thư toàn thân. Và mình đem cái tâm đi vào cái thân. Cái tâm của mình chỗ nào cũng có cái thân hết, tức là tâm đầy trong thân. Giống như việc mình ngâm đậu xanh với nước ấm vậy. Đậu xanh được ngâm trong nước ấm một hồi, nước sẽ thấm vào trong hạt đậu, hạt đậu sẽ nở ra gấp ba bốn lần ban đầu. Sở dĩ, cái thân khô héo là bởi vì cái tâm không thấm vào trong thân được. Nếu muốn cái thân được tươi mát, được thấm nhuận thì cần phải để cho tâm đi vào trong thân. Lúc ấy, thân của mình không còn là một xác chết nữa. Thân của mình sẽ trở thành một thực thể linh động, vì tâm được thấm vào trong từng cái tế bào. Tức là cái thân đầy cả cái tâm. Trong khi ngồi thiền, thiền hành… mình làm như thế nào để thân của mình đầy tâm mà tâm của mình cũng đầy thân. Khi thân và tâm hợp lại với nhau, mình thật sự có được những giây phút sống sâu sắc. Thiền là một phương pháp thực tập, và nếu thực tập đúng mình sẽ có hạnh phúc liền. Hạnh phúc này bắt đầu từ sự dừng lại và buông thư. Không có sự dừng lại và buông thư thì không thể nào có hạnh phúc được. Hạnh phúc này được gọi là thiền duyệt. Thiền duyệt tức là niềm vui trong sự thực tập thiền. Và người tu phải lấy niềm an lạc mà thiền tập đem lại làm thực phẩm hàng ngày (Thiền duyệt vi thực). Trong nghi thức Cúng ngọ có câu: “Nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”. Khi ăn cơm, khi cúng ngọ ngày nào mình cũng nguyện cho tất cả chúng sanh đều hưởng được thiền duyệt, và niềm vui ấy đầy tràn (pháp hỷ sung mãn), nhưng chính mình đâu có chịu làm. Mình đã để cho chính mình bị đói và những người bạn đến với mình cũng bị đói. Những người bạn tin tưởng vào mình, trông cậy vào mình, nhất là khi mình là một vị giáo thọ, nhưng mình quên mất vai trò của chính mình. Đôi khi mình bỏ đói đại chúng, bỏ đói các bạn đến với mình. Nếu mình bắt đầu dừng lại và buông thư được, tức khắc mình sẽ có được hỷ lạc. Khi có được hỷ lạc, mình mới khởi sự quán chiếu vào lòng sự vật để thấy được bản chất của sự vật.

Mình có thể thực tập theo những hướng dẫn của Đức Thế Tôn để dừng lại. Thở vào, con ý thức về hình hài của con. Thở ra, con ý thức về toàn thể hình hài con. Lúc đó, cái tâm đi vào cái thân và cái thân đi vào cái tâm. Tiếp tục thực tập như vậy, mình để cho tâm dần thấm vào trong thân. Mình có thân đầy trong tâm và tâm cũng đầy trong thân. Kế tiếp, mình buông thư thân thể, tâm hồn dựa vào hơi thở có ý thức. Thở vào, con buông thư thân thể con, tâm hồn con. Thở ra, con tiếp tục để cho tâm hồn con, thân thể con được buông thư. Hãy cho ra ngoài hết tất cả những dồn nén, những căng thẳng. Sự buông thư này sẽ mang lại sự trị liệu. Do vậy, khi đề cập đến khổ hay gọi tên những nỗi khổ, mình đừng quên đề cập đến những căng thẳng trong thân thể và tâm hồn. Bởi nó đích thực là một nỗi khổ và rất quan trọng, cần được chúng ta quan tâm đến. Chúng ta đừng nói đến đói, đến nghèo, hãy nói đến sự căng thẳng trước tiên.

Niệm là giới

Khi thực tập thiền hành phải thực tập như thế nào để dừng lại được trong khi đi. Đi như là đi chơi trong Tịnh độ mà không đi như bị ma đuổi, buông thư được trên từng bước chân. Đường dài, mình bước như dạo chơi. Đường càng dài càng hay, vì mình có thể dạo chơi càng nhiều. Mặc dù chưa là giáo thọ nhưng mình cũng không được bỏ đói các bạn thiền sinh đến với mình, mình có bổn phận phải giúp họ. Vì mỗi ngày, mình được hưởng thức ăn của thiền tập, và khi có ai đến, mình phải hỏi: Các anh, các chị có đói không? Thực phẩm đây! Tức là phương pháp giúp họ biết thở, biết đi, biết cười. Do vậy, khi ngồi thiền, cho dù nửa giờ hay bốn mươi lăm phút, cũng phải biết tận dụng khoảng thời gian ấy để nắm lấy chủ quyền, phải để cho thân tâm được buông thư, nghỉ ngơi. Nếu không làm được như vậy thì mình đã phung phí một cách oan uổng nguồn thời gian quý báu của chính mình.

DD (2).jpg

Niệm là giới

Ở ngoài đời, người ta có thể có nhiều tiền, nhiều bạc, nhưng có thời gian để được ngồi yên thì rất hiếm. Được ngồi yên là một cơ hội để nuôi dưỡng và trị liệu thân tâm. Nếu thực tập thiền chỉ giỏi, tất nhiên mình sẽ có niệm và định. Niệm tức là sự chú tâm, biết rõ cái gì đang xảy ra. Ví dụ, khi theo dõi hơi thở, thở vào mình biết rõ đây là hơi thở vào, thở ra mình biết rõ đây là hơi thở ra. Đó gọi là chánh niệm về hơi thở. Khi đang đi, mình biết mình đang đi, mà không để cho đầu óc trôi giạt ở một phương nào. Đó gọi là niệm bước chân. Còn khi uống trà, mình biết là mình uống trà thì gọi là niệm uống trà. Khi chải răng, mình biết là mình chải răng, chải cho có hạnh phúc, chải cho buông thư thì gọi là niệm chải răng. Mọi lúc mọi nơi đều là cơ hội cho mình thực tập chánh niệm. Chánh niệm là phép tu căn bản, và nó cũng là nền tảng đạo đức của Phật giáo.

Trong đạo Bụt có đề cập tới ba phép thực tập để đưa tới giải thoát: Giới-Định-Tuệ đó là tam vô lậu học. Thực tập giới đưa tới định lực. Khi giới và định hùng hậu, mình có khả năng chọc thủng được màn vô mình, và tiếp xúc được với thực tại, tức là có tuệ giác. Mà có tuệ giác là có sự giải thoát. Thông thường, giới được hiểu như là đạo đức, nhưng tại Làng Mai hiểu giới như là sự thực tập chánh niệm. Do vậy, theo truyền thống Làng Mai, Giới-Định-Tuệ còn được gọi là Niệm-Định-Tuệ. Cách đây bốn chục năm, tôi đã khám phá ra điều này: Giới tức là Niệm. Tại vì niệm có nghĩa là ý thức được những gì đang xảy ra trong mình và xung quanh mình. Ví dụ, khi có sự căng thẳng và mình biết rằng, mình đang có sự căng thẳng. Thở vào, tôi ý thức được sự căng thẳng trong thân tâm tôi. Thở ra, tôi buông bỏ sự căng thẳng trong thân tâm tôi. Trước hết, mình nhận diện được sự căng thẳng đang có mặt, và sự căng thẳng là một nỗi khổ. Nếu có niệm lực hùng hậu, định sẽ xuất hiện. Khi để hết tâm ý vào sự căng thẳng tức là Khổ đế thì mình sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng (Tập đế), đó là cách sống hấp tấp, vụt chạc, dồn nén, mà không chịu buông thư trong đời sống hàng ngày. Rõ ràng, niệm giúp mình nhận diện ra cái khổ, và giúp mình thấy được gốc rễ của cái khổ. Niệm đi cùng định tìm đến với tuệ. Tuệ tức là thấy được cái nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Khi biết được nguyên nhân của sự căng thẳng, mình sẽ thực tập và lấy được những căng thẳng ra khỏi thân tâm, tức là Diệt đế. Phương pháp buông thư, phương pháp thực tập để chuyển hóa tận gốc những căng thẳng chính là Đạo đế. Vì vậy, niệm là cái đầu dây mối nhợ. Nhờ có niệm mà có định, nhờ có định mà có tuệ. Nhờ niệm định tuệ, ta thấy được chân tướng của bốn sự thật.

DD.jpg

An lạc từng bước chân

Trong văn học Phật giáo, chữ học có nghĩa là thực tập, tam học là ba sự thực tập. Khi người còn cần phải thực tập thì gọi là hữu học. Người đã thực tập thành công rồi, không còn phải học nữa gọi là vô học. Vô học không có nghĩa là vô giáo dục. Chữ vô học trong Phật giáo là địa vị rất cao. Các bậc vô học cao hơn các bậc hữu học nhiều. Khi nói tôi là một người hữu học có nghĩa tôi là người đang còn thực tập. Bạn là một người vô học có nghĩa bạn đã thực tập thành công rồi. Chữ học ở trong đạo Phật có nghĩa là thực tập. Mình thực tập niệm tức là mình thực tập giới. Vì vậy, mình cần biết rằng, nền tảng của đạo đức Phật giáo là chánh niệm. Đầu dây mối nhợ bắt đầu từ chánh niệm. Có chánh niệm, mình biết, mình cần làm gì, và không nên làm gì. Giới cũng có nghĩa là đạo đức. Đạo đức là những quy tắc, những tuệ giác giúp mình biết được nên làm gì và không nên làm gì để tránh khổ đau và mang lại hạnh phúc cho mình và cho người.

Dành cho tất cả mọi người

Trong quá khứ, có thể nhiều vị thầy đã thấy được giới tức là niệm. Nhưng có lẽ tôi là người đầu tiên nói ra điều đó. Chúng ta biết, nếu niệm hùng hậu sẽ mang theo định. Nếu niệm, định hùng hậu ắt sinh tuệ. Trong phạm vi đạo đức học, tuệ tức là cái thấy. Như ví dụ về sự căng thẳng vừa xét trên, mình thấy được sự căng thẳng đang diễn ra trong thân tâm mình, mình cũng biết rằng mình có thể buông thư và có những phương pháp cụ thể để đạt tới sự buông thư, chấm dứt căng thẳng. Cái thấy này gọi là tuệ. Tuệ rất quan trọng, bởi không có tuệ, mình chẳng biết đường đâu mà thực tập. Tuệ tức là chánh kiến. Khi có chánh kiến, mình sẽ có chánh tư duy, và hẳn nhiên là sẽ nói năng đúng phép. Khi có chánh kiến, mình sẽ hành động đúng, tức là chánh nghiệp. Và khi có chánh kiến, mình sẽ biết tìm nghề nghiệp mà không gây khổ đau, không tàn hại sinh môi, không gây tác hại cho những sự sống khác đó là chánh mạng. Tư duy, ngôn ngữ, hành động và nghề nghiệp đúng, không gây khổ đau cho mình và cho người khác là nhờ có tuệ hay chánh kiến. Sự siêng năng trong các hoạt động để phục vụ cho hạnh phúc của người và của mình gọi là chánh tinh tấn. Tinh tấn có khi còn được gọi là cần. Bát chánh đạo là con đường của tám sự hành trì chân chính có thể được coi như nền tảng của nền đạo đức Phật giáo.

Nhìn tổng quan, ta thấy rằng, nền đạo đức Phật giáo, giáo lý Bát chánh đạo không phải chỉ dành riêng cho những vị tu sĩ. Giáo lý Bát chánh đạo dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Bởi khi sống trong xã hội, mình phải tiếp xúc với mọi người và mọi loài. Do vậy, hành động, ngôn ngữ của mình đừng gây đổ vỡ, khó khăn cho người khác, cho các loài khác. Bát chánh đạo là căn bản của một nền đạo đức, được áp dụng trong xã hội chứ không chỉ áp dụng riêng trong chùa hay trong các tu viện. Rõ ràng, đạo Phật có tính cách nhập thế. Cho nên chúng ta khả quyết xác định rằng, Bát chánh đạo là nền tảng của nền đạo đức cho toàn xã hội. Đạo Phật nhập thế, đạo Phật đi vào đời có cơ sở ngay từ giáo lý Bát chánh đạo.

Bất nhị

Sự quán chiếu trong đạo Phật phải dùng đến năng lượng niệm và định. Đối tượng của niệm và định trước hết là những đau khổ, những khó khăn trong đời sống. Đạo Phật không chủ trương về những vấn đề siêu hình như sự quán sát trăng sao, vũ trụ, nguồn gốc của thế giới này… Đạo Phật đưa con người trở về với vấn đề của hiện tại, vấn đề của những khổ đau, những khó khăn đang tồn tại trong cuộc sống, và giúp đưa ra phương pháp chuyển hóa những khổ đau và khó khăn ấy để mọi loài có thể sống hạnh phúc. Vậy nên nền đạo đức Phật giáo có tính cách thực dụng. Nếu quay trở về quán chiếu sự thật về khổ, mình sẽ khám phá ra được khổ đau và hạnh phúc đều có gốc rễ. Tập là gốc rễ của khổ và Đạo là gốc rễ của hạnh phúc. Qua đó có thể thấy được bốn sự thật nương vào nhau mà có, bốn sự thật tương tức không thể tách rời nhau. Do đó, tuệ giác là nền tảng của đạo đức Phật giáo. Nhưng làm sao để có tuệ? Cần phải có niệm và định. Có tuệ thì tư duy đúng, nói năng đúng, hành động đúng, phương thức sống đúng, tinh tấn đúng. Một khi đã có tuệ thì không còn khổ đau nữa. Do đó, Bát chánh đạo bắt đầu bằng chánh kiến - Chánh kiến là cái thấy đúng. Cái thấy đúng tức là cái thấy tương tức. Nếu đạt được cái thấy tương tức thì sự thực tập bảy chi phần còn lại của Bát chánh đạo mới sâu sắc được. Ví dụ, khi nhìn cây bắp, mình thấy được hạt bắp, cây bắp và hạt bắp không ở ngoài nhau, chúng trong nhau.

Một trong những phép tu của đạo Phật là: quán vô thường, quán vô ngã, quán duyên sinh, quán không, quán tương tức. Nhưng chúng ta phải thấy được các phép quán này có tính tương tức. Nếu mình thực tập thành công một phép quán thì mình có thể hiểu được những phép quán khác. Ví dụ, đứng về phương diện thời gian, cái chuông này vô thường, nhưng đứng về phương diện không gian, cái chuông này vô ngã. Cái chuông không có một thực thể riêng biệt. Nó được tạo thành từ rất nhiều yếu tố. Và nó biến chuyển không ngừng theo thời gian. Do vậy, vô thường là vô ngã. Hơn nữa, tất cả các hiện tượng đều do nhân duyên mà thành, mà biểu hiện, nên vô ngã cũng chính là duyên sinh. Từ đóa hoa, chiếc bàn, ngôi sao… đều do những điều kiện hội tụ mà thành. Mọi hiện tượng do duyên sinh, mọi hiện tượng đều vô ngã, vô thường. Vô thường tức vô ngã, vô ngã tức duyên sinh. Duyên sinh tức không. Không tức là không có mặt riêng biệt. Hạt bắp làm sao có mặt riêng biệt với cây bắp được. Cây bắp làm sao có mặt riêng biệt với hạt bắp được. Cha làm sao có mặt riêng biệt với con được. Con làm sao có mặt ngoài cha được. Mình cần thấy được tính tương tức giữa các sự vật, hiện tượng. Về mặt hình thức, về bề mặt, đôi lúc, mình dường như thấy có những cái chống đối nhau, nhưng sự thực chúng không chống đối nhau, chúng tương tức với nhau. Nếu mình quán chiếu Tứ đế dưới ánh sáng của chánh niệm, mình sẽ thấy được, có khổ cho nên mới có vui, có vui cho nên mới có khổ, khổ và vui tương tức. Và cái thấy này cũng đúng với tất cả các hiện tượng hiện hữu trong vũ trụ.

DD (3).jpg

Hạnh phúc luôn có mặt

Như đã nói ở trên, mọi sự vật hiện tượng đều có tính vô thường, vô ngã, tương tức, không. Nhưng nếu dùng chữ không, nhiều người sẽ hiểu lầm là đạo Phật chủ trương đoạn diệt, bi quan. Trong đạo Phật, có nhiều phép quán, mình có thể đem niệm, đem định chuyên chú về một phép quán. Nếu mình thành tựu được định đó thì mình sẽ có tuệ. Định này có thể là định vô thường, định vô ngã, định duyên sinh, định không hay định tương tức. Khi có tuệ, mình sẽ có được nền tảng đạo đức không sai lạc. Lúc này, mình không còn bị kéo theo những cái thấy tà kiến. Tà kiến là những cái thấy đi ngược lại với tính không, vô thường, vô ngã, duyên sinh, tương tức. Nếu lấy tà kiến làm nền tảng thì tư duy sẽ sai lầm, ngôn ngữ sẽ sai lầm, hành động sẽ sai lầm, gây khổ đau cho mình và cho người khác. Ở đây, mình xác quyết, chánh kiến là nền tảng của nền đạo đức chân chính. Nhưng chánh kiến này từ đâu đến? Nó đến từ công phu quán chiếu. Nó không đến từ một đấng thượng đế. Chúng ta phải dùng niệm, định khảo sát Tứ đế, và đạt tới cái thấy về không, vô thường, vô ngã, duyên sinh, tương tức. Đây là cái thấy bất nhị. Chư Tổ có dạy, chánh kiến chính là tuệ, trước hết là cái thấy về Bốn sự thật. Nếu thấy được Bốn sự thật trong chân tướng của nó thì sẽ thấy được bản chất của toàn bộ vũ trụ.

Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH

Wednesday, May 6, 2009

77 Creative Ways to Lighten Up In Tough Times

by Tess

We’re living in a time where nearly everyone is feeling overwhelmed with the changes and problems in the world.

Some of us feel stuck, uninspired and fearful. Others have suffered major losses and feel hopeless and helpless.

Some people find ways to thrive even in bad times. They refuse to fall into “the sky is falling mode.”

Today you can make a conscious decision to revitalize and renew your body, mind and spirit. You can lift the weight off you shoulders. It’s a choice we make every second of every day. The following are methods to do so.

1. Journal. Lose the weight you carry on your shoulders. Write 2 pages of your thoughts daily until you feel better.

2. Get a new mantra. ” Repeat it when you find yourself filled with negativity.
Mine is “All is well

3. Choose to do low key exercise. Something that doesn’t feel like work. A walk in nature, at the zoo or in a new city. Ride your bike for short distance errands.

4. Connect with others. Sign up for a new class or volunteer for a road race. Join a support group or creativity group. Meet face to face with a friend or family member. Get outside of yourself.

5. Touch.Find people you can hug, hold and be physically close too. Appropriately touch someone’s arm or hand when you are with them. You are suppose to get 5 hugs per day. Have you had your quota today? Don’t remain cut off from the world.

6. Practice self acceptance. Look at yourself in the mirror and praise yourself for doing 3 things. Self-rejection will hold you back. No self put downs allowed.

7. Plan a vacation. Give yourself something to look forward too.

8. Be gentle with yourself. Do something nice for yourself. Give yourself the tenderness you need. Take a nap. Visit a friend. Go to the movies. You’re are OK.

9. List your strengths.
Begin sentences with “I am…” Are compassionate, determined, likable, disciplined?

10. Be loving with yourself. Treat yourself as you would a best friend.

11. Remind yourself you’re not alone. Everyone goes through trials and tribulations. We don’t get through life without facing failure or tragedy. It’s part of being human.

12. Shift your perspective. What will life look like when you have a solution? Hold a vision of the end result you want. See it happening in detail.

13. Don’t compare yourself to others. It’s suffering we bring on ourselves. You don’t know what anybody else is going through.

14. Express your feelings in an acceptable manner.
Don’t suffer in silence. Cry if you need to cry. Manage your anger. Check in with yourself and your emotions daily.

15. Have an open mind. Become curious and creative about the solutions to your issue. Explore it from all angles. Ask someone you respect for advice.

16. Be tolerant of your flaws and personality defects. Everyone needs to work on some aspect of their personality. Nobody is perfect.

17. Listen to Music. Choose uplifting music with a positive message.

18. Repeat the Serenity Prayer. God grant me the serenity to accept the things I cannot change; courage to change the things I can; and the wisdom to know the difference.

19. Spend time in nature. 10 minutes spent sitting outside daily will uplift you in ways you can’t imagine. Touch the earth by going barefoot.

20. Plant a vegetable garden. Dig in the dirt with your bare hands. Invite a child to garden with you.

21. Plant a flower garden. Put in flowers that will attract bees and butterflies.

22. Practice focused breathing.

23. Brighten your world. Pick wildflowers. Wear a bold color. Add color to your environment with paint or accessories..

24. This too shall pass.Always has always will. Think about the difficulties you have overcome. Take one step at a time and “keep on keepin on.”

25. Smile. Laugh. Be Silly. Practice being happy.

26. Have good posture.

27. Spend time near water. Find a pond, lake or ocean. The energy of the water will calm you. Even a water park with change your mood. Swim, float, and wade. Kids love to play in water for a reason!

28. Volunteer to work at a children’s camp. Spending your vacation this way will heal your broken spirit faster than an island and a fancy drink.

29. Put on a pair of shorts and flip flops. Who doesn’t feel good in this attire.

30. Present well. Keep up your personal care. Keep your nails and hair trimmed. Put on your best clothing. When you dress well you feel well and look well.

31. Take photographs of nature. Print them and post them on your office wall. Use it as an escape for a few minutes a day.

32. Go to an outdoor concert or ball game. If this is out of your budget go to a little league game or school concert.

33. Throw out your bathroom scale forever.
Every one’s body is different. If you listen to your body it will tell you what to eat and drink.

34. Go to the library and browse the CD’s, Books and DVD’s. Anything uplifting will do.

35. Invite someone over. This will cause you to clean up your environment a bit. Order a pizza and set the table with your best dishes and glasses.

36. Create a Ritual. Write down all of your feelings, anger, judgment, frustration etc. Dig a deep hole, burn the paper and bury the ashes. Finally plant a new tree. The new tree symbolizes new beginnings. It will grow as you grow. It will always be a reminder of how far you have come.

37. Eat Healthy. Include one new fruit or vegetable every day. Preparing and eating healthy food will keep your mind off your troubles.

38. Get creative with some jeans. Cut off an old pair of jeans for shorts. Take your oldest pair of jeans and slice the material wear you want holes to be. Then unravel the loose thread.

39. Dance. Find a location or club where you can dance and invite others to dance with you. Do this for at least two hours.
The more you fear this exercise the more you need to do it and the bigger your reward will be.

40. Visit a museum or art gallery.
Examine the art, color and light in the paintings.

41. Purchase a new pillow.
Yes you read that right. When is the last time you bought a new pillow for your bed? We spend one third of our time in bed. Make it comfortable.
44. Get enough sleep. Purchase a meditation CD if you have trouble
getting to sleep. Turn the CD on when you turn the lights off.

45. Make Your Feet Happy.
Get a manicure or a foot massage. Purchase a good pair of exercise shoes. You won’t regret it.

46. Light Candles.
Candles are subtle mood enhancers.

47. Watch the sunrise and sunset.
Mark your calendar and decide to two this at least twice a month. It’s the best show on earth!

48. Do something adventurous.
Kayak, canoe, bungee jump, go camping, hiking or rock climbing.

49. Go for a drive
, play your favorite music and sing at the top of your lungs. You will change your mood.

50. Work out with weights. Focus on your breathing and results you want to see instead of the pain.

51. Write yourself a love letter.
Thank yourself for getting this far in life. Tell yourself how much you love yourself. Mail it to yourself in one month.

52. Spend time star gazing.
Identify constellations.

53. Daydream.
Plan a fantastic future for yourself. Get excited about it. Include people, places and things.

54. Sign up for a personal development workshop. Attend in person and meet new people.

55. Date yourself.
Become comfortable dining alone.

56. Create and practice positive affirmations.
Write them on index cards using colored markers.

57. Spend time with animals.
If you don’t own a dog, walk a neighbors.

58. Reflect on your values
and be grateful for them.

59. Hang out in a coffee/tea shop
and enjoy your favorite drink.

60. Practice forgiveness.
It will set you free.

61. Practice tolerance and patience.
Are high expectations of others only disappoint us.

62. Avoid eating too much sugar
, carbohydrates and using drugs alcohol and other stimulants.

63. Change your routine.
Get up earlier. Go to bed later. Take in a different route to work. Don’t check your emails more than twice a day.

64. Spend time with enthusiastic and happy people.
Eliminate the crazy makers in your life. Break free from codependency.

65. Spend time in silence.
Ask for guidance, receive it and act on it. Your inner voice will guide you.

66. Practice meditation
, yoga or other activities that take you inward.

67. Focus n the present moment.
Refuse to live in the pain of the past or fear of the future. Joy doesn’t reside there.

68. Give up bad habits
. Excessive TV, game playing or surfing the net too much? Eliminate your bad habit for 10 days. You will gain a fresh perspective and discover new ways to spend your time.

69. Refuse to complain for 3 weeks. When you catch yourself begin your 3 weeks over again. You will find that you complain about the same thing repeatedly.

70. Pay attention to what you tell yourself.

71. Have Courage. Move out of your comfort zone and do what frightens you. You will gain self-esteem and confidence.

72. Ask for help. There is no need to struggle. There are over 6 and 1/2 billion people in the world. Someone will help you.

73. Do the most difficult first. What ever it is you’re neglecting, do it during your best time of the day. Make time for it and don’t move to another task until it is finished.

74. Reward and treat yourself as you move forward. Bribe yourself to do difficult tasks with a new book, dinner out or an afternoon off.

75. Take 100% responsibility. Use your energy and ability to turn your life around. Changing your situation empowers you.

76. Tap into unlimited possibilities and enjoy your life.

77. Take the action needed to succeed. Print this list and use it to change your future.

From The Bold Life