Saturday, January 24, 2009

Kinh Kim Cang - Trần Đình Hoành giảng giải

KinhKimCang_TranDinhHoanh

PHẬT DI-LẶC : ngày nào tháng nào cũng đều là ngày tháng vui tươi


Chắc rằng chúng ta ai cũng từng thấy hình tượng đức Di-lặc ở các ngôi chùa. Có khi người ta thờ Ngài với vẻ mập mạp; cười toe toét. Có chỗ khác cũng thờ hình tượng như vậy mà có sáu đứa nhỏ. Đứa thì chọc ngón tay vô rún, đứa thì móc lỗ mũi, đứa thì móc miệng, đứa thì dùi lỗ tai v.v... mà Ngài cứ cười hề hề không phiền, hoặc bị chướng ngại gì hết.

Tại sao như vậy? Hình ảnh đó nói lên cái gì? Đó là điều thiết yếu, chúng ta nên chú tâm vào chỗ đó.

Chắc rằng quí vị không quên khi học kinh Lăng Nghiêm lúc mười phương chư Phật dị khẩu đồng âm tuyên bố cho ngài A-nan và đại chúng nghe: “Khiến ông phải luân hồi sanh tử, chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác... khiến ông chóng đạt Vô thượng Bồ-đề, cũng chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác.” Như vậy cội gốc sanh tử cũng là sáu căn của chúng ta: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Cội gốc Bồ-đề Niết-bàn cũng là sáu căn của chúng ta.

Như vậy để thấy rõ trên con đường tu, tuy nói nó rất nhiều, nhưng sự tu căn bản chỉ đừng cho sáu căn chạy theo sáu trần bên ngoài. Nếu sáu căn đi theo sáu trần gọi là thuận lưu, đi theo chiều luân hồi. Nếu sáu căn không chạy theo sáu trần, không nhiễm, không dính, không mắc, đó là người trở về Bồ-đề Niết-bàn không đâu xa lạ.

Đức Phật Di-lặc là một vị Phật sẽ thành ở ngày mai do Ngài tu cái gì? Chính cái hình ảnh là câu trả lời cụ thể nhất. Mỗi đứa bé soi lỗ tai móc lỗ mũi của Ngài mà Ngài vẫn cười không tỏ vẻ bực dọc, không tỏ vẻ chướng ngại buồn bã. Vì vậy Ngài sẽ thành Phật chắc chắn.

Còn chúng ta thì sao? Có ai móc lỗ tai thì thế nào? Nếu ai móc lỗ tai mình thì không đánh cũng đá, không đập thì la. Phải vậy không? Móc lỗ mũi mình cũng thế. Như vậy đối sáu căn của chúng ta, có ai động tới thì không chịu nổi. Chỗ không chịu nổi đó làm chướng ngại chúng ta. Sáu đứa bé đó theo danh từ chuyên môn gọi là lục tặc, tức là sáu đứa cướp. Nó phá phách. Nhưng thật tình nó có phá mình hay không? Nếu bị móc lỗ tai mà mình không cảm thấy khó chịu lại thấy đã ngứa thêm thì không bị chướng ngại. Hiện tại chúng ta có thể nói gần như một trăm phần trăm đều bị chướng ngại bởi những lời nói bên ngoài.

Những lời chửi mắng dèm pha, nguyền rủa, tất cả những cái đó tới lỗ tai mình, mà mình coi như gió thổi lá dương hay gió thổi cành liễu bên ngoài thì, nó có gì là xấu xa hay không. Nếu mình thấy đó là lời nói thù hằn, mỉa mai sâu độc, hiểm ác v.v... thì lúc đó mình làm sao? Tùy tâm niệm mình mà bực bội tức tối, vì những lời nói như vậy. Mình ghi nhận nó vào với những tâm niệm hận thù, đen tối thì, nó sẽ thành những thứ thuốc độc làm cho tan hoang của báu nhà mình. Còn nếu mình nghe nó mà mình chỉ dang ra một cách dễ dàng cho nó nương theo gió đi đâu thì đi, đừng vướng mắc ở mình, tự nhiên mình an lành tự tại.

Vì vậy cho nên, chúng ta tu là phải tu ngay tại sáu căn của mình. Tai nghe những tiếng khen chê hoặc là chửi bới hoặc là đề cao v.v... mình cũng xem thường, vì tiếng nói không thật. Chính bản thân mình còn không thật, huống là tiếng nói bên ngoài. Tâm không động đó là mình đã thắng đứa bé móc lỗ tai mình rồi. Con mắt mình thấy có đẹp có xấu, thấy tất cả hình ảnh phía trước, dù hình ảnh nào mình cũng dửng dưng không lay động không dính mắc. Như vậy bao nhiêu hình ảnh dàn trải tràn trề trước mắt mình, mình cũng vẫn an lành tự tại. Ngược lại mình thấy một hình ảnh, mình liền cho đó là đẹp đó là xấu. Rồi cái đẹp mình sợ nó mất đi. Nếu nó xấu thì sanh tâm bực tức. Như vậy một hình ảnh nào hiện tới với mình đều là hình ảnh của phiền não hết. Không có hình ảnh nào gọi là an vui là tự tại, mà đều là chứa đầy tính chất phiền não.

Sự thật những hình ảnh đó có phải là phiền não hay không? Phiền não là tự ai? Như vậy phiền não gốc tự nơi mình. Mình thấy nó mà mình không luyến nó, không bê tha theo nó, mình không ghét bỏ nó, thì nó vẫn là nó. Có lỗi lầm gì đâu? Lỗi lầm là chính lòng luyến ái của mình. Tại chính lòng sân hận của mình chớ không phải hình ảnh có lỗi lầm. Khi mình chứa chấp sân hận, chứa chấp luyến ái, thì đó là cái đã cướp mất của báu nhà mình rồi. Con mắt đem những hình ảnh vào để cướp mất của báu nhà mình? Đó là cái chướng của đứa bé móc mắt.

Còn nếu ngược lại mình không mắc kẹt, hình ảnh là hình ảnh, mình vẫn an nhiên thì, đứa bé ấy có làm gì thì làm, mình vẫn an ổn. Lỗ mũi cũng thế. Lỗ mũi mình ngửi mùi hôi, mùi thơm, đừng mắc kẹt tất cả những mùi thế tục. Coi như luồng khói vừa qua mũi rồi mất, không có gì hết, không có gì là thật thì, có gì làm cho mình nhiễm. Ngược lại, tại chúng ta si mê, cho nên mùi thơm đến thì thích, mùi hôi đến thì bực.

Do đó tự mình đem giặc vào cướp của báu nhà mình, rồi tự làm thành chướng ngại. Nếu mình ngửi mùi hôi thơm vẫn coi như khói như gió hay là như tất cả các mùi bên ngoài, không có gì thật hết. Tự nhiên trong lòng mình được tự tại. Tôi có thể đơn cử vài ba cơ quan như mắt tai mũi lưỡi. Đó là bốn cái hằng tiếp xúc với những hoàn cảnh thuận tiện làm cho mình ưa, những hoàn cảnh trái ngược làm cho mình giận. Tác dụng do bốn thứ này gây ra, phải diệt cho hết. Như lưỡi chúng ta nếm những vị cay, đắng, mặn, ngọt. Tất cả cái đó, cái nào nó hợp với lưỡi thì chúng ta thích, cái nào không hợp với lưỡi thì chúng ta không thích.

Vì vậy mà chúng ta khổ từ năm này sang năm khác. Mỗi khi lên mâm cơm, thấy những món gì mình cảm nghĩ là hợp với lưỡi của mình thì bữa đó mình vui, những món gì mình cảm nhận trái với lưỡi của mình thì mình bực. Rồi vui và bực đó làm mình phải chướng. Do đó mà phải chạy tìm kiếm, do đó mà phải sanh ra lời nói xấu ác làm cho những người chung quanh không vui. Vì lẽ đó chúng ta tập bao giờ lưỡi mình đối với vị, vị nào cũng không cần phải quí trọng nó. Cốt làm sao cho mình được an ổn tu hành là quí. Còn tất cả cái ngon cái dở chẳng qua là tạm của cái lưỡi mà thôi. Như vậy chúng ta thắng được các thứ đó, tức là đã thắng cái miệng của chúng ta rồi.

Tuy nói sáu căn chớ thật tình có năm căn là tối quan trọng, tức là mắt tai mũi lưỡi thân, năm cửa đón tiếp bên ngoài. Còn ý là cái phụ họa trong năm căn ấy. Mỗi khi năm căn tiếp xúc với năm trần thì ý theo đó mà phụ họa để thương ghét buồn giận. Vì vậy, ngay năm căn kia mà chúng ta đón nhận đúng pháp thì cái căn thứ sáu (ý căn) không còn làm trở ngại nữa. Sở dĩ chúng ta nói rằng sáu căn đó là lục tặc, sáu tướng cướp vì căn cứ trên phần ô nhiễm của chúng ta.

Khi sáu căn đó tiếp xúc với sáu trần thì chúng ta mắc kẹt, chúng ta nhiễm theo nên gọi là sáu đứa cướp, bởi vì kho báu nhà mình bị sáu chú đó cướp đi. Cướp bằng cách nào? Ví dụ lỗ tai mình nghe tiếng rồi mình phân biệt tiếng khen tiếng chê, sanh buồn sanh mừng. Và như vậy mình có bị mất chưa? Khi có buồn có mừng là bị mất của. Nó lén ăn cướp hồi nào, nó mang ra đường nào? Giờ đây, chúng ta vui sướng lên khi nghe tiếng khen, bực bội, giận trong lòng khi nghe tiếng chê, như vậy gọi là chúng ta mất của. Của đó giặc mang đi và lấy hồi nào? Quí vị nhớ coi. Nói suông thì khó mà biết dấu vết của giặc. Nếu không biết dấu vết của giặc, thì không biết của mình để đâu luôn. Vậy cần biết của mình ở đâu và dấu vết giặc mang đi đường nào, mới có thể giữ của được.

Vì vậy cho nên phải biết rõ ràng là tuy nói nó cướp của mình, nhưng mà nó không cướp gì hết. Chỉ do tiếp xúc bên ngoài, chấp nhận qua năm căn của mình rồi tâm mình xao xuyến hoặc buồn hoặc giận. Đó là những đám mây đen nổi dậy che lấp mặt trời trí tuệ mình rồi. Những đám mây đen nổi dậy che lấp mặt trời trí tuệ mình, đó gọi là đã cướp.

Khi nào mình nghe những tiếng khen chê mà trong lòng không xao động, những đám mây đen không nổi dậy, mặt trời trí tuệ của chúng ta vẫn sáng rực không bị mờ, không bị tối, như vậy là chúng ta giữ được tinh thần trí tuệ. Khi mà chúng ta có trí tuệ tức là mình giàu, nếu mình lúc nào bị cướp thì lúc đó là mất trí tuệ, cũng như lúc nào thấy trong tay không có tiền gọi là nghèo. Khi nào có sẵn tiền mới gọi là giàu. Chúng ta cũng vậy, lúc nào trí tuệ chúng ta hằng sáng tỏ, lúc đó gọi là chúng ta giàu. Còn nếu phút giây nào đó trí tuệ bị mờ tối không còn phát hiện nữa gọi là mất của báu, ta nghèo đi.

Còn những người cứ nuôi dưỡng những đám mây đen đó, hết đám này tới đám khác, cứ luôn luôn như thế thì, dù có mặt trời trí tuệ mà cả đời họ vẫn sống trong đen tối. Như vậy đời này đen tối, đời sau đen tối, và cứ tiếp nối như thế mãi thì, tự nhiên họ nghèo vĩnh viễn không bao giờ hết nghèo. Vì vậy cho nên đối với người biết tu và không biết tu là ở tại chỗ đó. Dù chúng ta cũng bị cướp của báu, chúng ta cũng bị mây đen che lấp mặt trời trí tuệ, nhưng chúng ta tin rằng chỉ có che trong một phút một giây, rồi chúng ta sáng lại. Chớ chúng ta không tối mãi như bao nhiêu người bị tối đó.

Thấy họ cũng có hình thức người tu, đi chùa lễ Phật, nhưng mà cứ chất chứa bao nhiêu phiền não ở trong tâm. Tai nghe tiếng thì dồn vô, mũi ngửi mùi thì dồn vô. Cứ như vậy mà dồn hết những cái nghịch vào trong lòng mình. Cả ngày cứ sống với cái xao xuyến lo buồn, lo kiếm những món ngon, lo chứa những mùi thơm, lo chứa những mùi hôi, lo chứa những hình tướng đẹp v.v... Như vậy những cái lo đó làm cho mất đi mặt trời trí tuệ sáng ngời của họ rồi. Cho nên họ phải chịu khổ đen tối.

Còn chúng ta biết tu khi có cái gì làm chúng ta bị che khuất một phút, một giây thì hối hận, ăn năn cố làm cho tan đám mây mờ đó. Và nguyện làm sao đừng đem nó vô nữa, để cho mặt trời trí tuệ không bị che khuất lấp phút giây nào hết.

Người nào cũng sẵn như vậy, nhưng nó thành giặc hay là bạn thân của mình là chính tại mình. Nếu khi nó cợt phá mình mà mình biết cho nó là trò chơi ảo mộng không nghĩa lý gì thì, mình cho nó là một cuộc đùa chơi. Còn nếu nó cợt phá mà mình cho nó là sự trêu ghẹo thật sự thì mình bực tức lên. Đó là cái khổ đau của mình. Thế nên biết tu nơi sáu căn rồi tự nhiên mình biết được an lành tự tại. Dù chưa thành Phật, hiện đời ta cũng hạnh phúc tràn trề. Ngày nào tháng nào cũng đều là ngày tháng vui tươi, năm nào cũng là năm đẹp đẽ.

Theo Thiền Tông Việt Nam

Lời huấn thị đầu Xuân

Đầu năm, tôi cầu chúc cho tất cả đại chúng đều được an vui mạnh khỏe, tinh tấn tu tập để thiện căn công đức mỗi ngày được tăng trưởng, đạo tâm kiên cố, đồng thời hướng dẫn nhắc nhở mọi người chung quanh cùng nhau tu tập.

Từ ngày xuất gia đến giờ tôi luôn cố gắng giữ ba điều:

Một là làm sao phải có tâm niệm thương người thương vật. Mà đã thương người thương vật thì luôn làm những điều lành, điều tốt để mọi người cùng muôn vật đều được an vui. Tránh những điều xấu ác, để cho mọi người cùng muôn vật không do mình mà đau khổ. Do đó, chúng ta phải phát nguyện ăn chay. Vì nếu không ăn chay mà ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh phải bị bắt bị giết mới có thịt cho người đó ăn. Vì thế ăn thịt chúng sanh là cái cớ để người ta bắt giết. Do vậy, việc cấm ăn thịt chúng sanh là điều cần thiết. Từ đó, tình thương người thương vật mới lần lần phát triển rộng lớn. Nếu ăn thịt chúng sanh thì tình thương rộng lớn đó không sanh được, nếu có chỉ là hạn hẹp trong tình cha mẹ, anh em, vợ chồng. Như con rắn là loài độc, con beo, con cọp là loài hung dữ, chỉ biết thương con của chúng vậy thôi. Mình làm người lại biết đạo thì phải hơn, phải biết tăng trưởng thêm lòng thương đó. Đạo Phật là đạo từ bi. Muốn tăng trưởng lòng từ bi thì phải từ việc không ăn thịt chúng sanh làm đầu, có phát nguyện ăn chay rồi thì lòng thương người thương vật mỗi ngày một thêm lớn. Đã thương thì không làm điều xấu ác để chúng sanh bị khổ vì mình. Đã thương thì lúc nào cũng cố làm điều lành, để mọi người và muôn vật đều được an vui. Như thế không ăn thịt chúng sanh, thì chúng ta đã thực hiện được lời Phật dạy siêng làm các điều lành, tránh làm các điều ác.

Thứ hai là việc tụng kinh. Tụng kinh là để tăng trưởng trí tuệ. Đạo Phật là đạo trí tuệ. Tụng kinh là lặp lại lời Phật dạy để mỗi ngày thấm sâu vào tâm trí mình, để mình mỗi ngày một sáng ra. Chúng ta từ lâu bị nghiệp lực lôi kéo, vô minh sâu dày che mờ bản tâm vốn sáng suốt nên luôn chịu trầm luân sanh tử. Nay nhờ lời Phật dạy, biết được đường đi, biết cởi mở những chấp chặt sai lầm, làm cho tâm tánh mỗi ngày một tỏ rõ, nhận định được đúng đường không còn lầm lạc. Do đó, nhờ tụng kinh mà trí tuệ được tăng trưởng.

Ba là phải tự biết căn cơ của mình để tu hành thì được lợi ích lớn. Chúng ta hiện nay đang ở sâu vào thời mạt pháp, trí lực thì cạn mỏng mà nghiệp lực lại sâu dày, khó mà tự sức mình được giải thoát, may nhờ Đức Phật rủ lòng từ bi vì chúng ta mà giới thiệu Đức Phật A Di Đà và cõi nước trang nghiêm thù thắng của Ngài. Nương theo pháp môn Tịnh độ, chúng ta đầy đủ lòng tin sâu chắc, phát nguyện tha thiết, niệm Phật tinh cần, thì sẽ nương đại nguyện của Phật A Di Đà mà đới nghiệp vãng sanh, giải quyết việc sanh tử ngay trong đời này. Do vì cõi Cực lạc có nhiều thắng duyên, luôn thân cận cùng Thánh chúng, suối reo, nước chảy, chim kêu, gió thổi, cây khua đều vang tiếng diệu pháp làm cho hành giả sanh lòng niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng. Không có duyên xấu để các chủng tử ác sanh khởi, nên lần lần bị trừ diệt. Dầu chưa dự vào hàng Bất thối nhưng luôn đi lên chứ không có duyên làm cho lui sụt. Vì thế ngay từ bây giờ, mọi người phải phát tâm niệm Phật, nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Phải thực hành đều đặn, ngày càng tăng thêm đừng cho lui sụt, phát nguyện phải thiết tha như người đi xa muốn trở về nhà. Lòng tin phải mạnh mẽ bền chắc không gì lay chuyển được. Lại còn phải tùy duyên tùy phận, khuyên nhắc mọi người chung quanh cùng tu, cùng ăn chay, tụng kinh, niệm Phật để mọi người cùng làm lành lánh dữ thì thiện căn xuất thế mới được khởi phát. Căn lành xuất thế phát khởi thì mới làm Hiền làm Thánh được.

Nhân dịp đầu năm có đôi điều nhắc nhở, mong đại chúng đều nên nhất tâm tinh tấn.

HT.THÍCH TRÍ TỊNH

(Trích Lời huấn thị đầu Xuân 2007 của Hòa thượng, trong Hương Sen Vạn Đức)

...

Đức Phật dạy Bồ tát nên quán sát muôn sự muôn vật trong trời đất này bằng tâm thanh tịnh, sẽ nhận thấy được nét đẹp vô tướng, tức cái đẹp vô cùng ở dạng bất sinh bất diệt và từ dạng nguyên thể bất sinh bất diệt này chuyển đổi qua dạng thức có hình tướng thì sẽ sanh ra vô số hình tướng hoàn toàn trong sáng tuyệt đẹp vĩnh hằng, mà kinh điển thường gọi là thế giới Tịnh độ.

Bước chân vào đời hành Bồ tát đạo, Bồ tát luôn an trú ở thế giới không sinh diệt, nhận chân được thật tướng các pháp và từ thế giới nội tâm hoàn toàn an lành như vậy, Bồ tát tùy theo phước đức nhân duyên của mình mà kiến tạo những cảnh giới an vui tốt đẹp cho họ và cho mọi người.

Thật vậy, tuy cuộc đời này nhuốm màu phiền muộn, khổ đau bất tận dưới mắt của thế nhân; nhưng Bồ tát dấn thân trên vạn nẻo đường đời không hề thấy khổ đau chút nào cả. Vì cuộc sống của Bồ tát tràn ngập niềm vui thanh thoát, bởi những việc làm của Bồ tát lợi lạc cho nhiều người, mang đến hạnh phúc an vui cho những người hữu duyên, khai tâm mở trí cho họ tiến bước trên con đường trong sáng, đạo đức. Những người được Bồ tát chăm sóc, cưu mang, chỉ dạy cùng sống dưới ánh sáng từ bi và trí giác của Bồ tát, tạo thành cảnh giới lúc nào cũng an vui, giải thoát. Nhờ an trú trong thế giới nội tâm thánh thiện và thế giới hiện thực tốt đẹp cùng quyến thuộc Bồ đề như vậy, Bồ tát hành đạo không biết mệt mỏi. Còn những người không cảm nhận được nguồn hỷ lạc vi diệu từ nội tâm thì thấy việc khó sẽ không dám làm, hoặc có làm cũng chỉ ở mức giới hạn nhỏ nhoi mà thôi.

Cảm nhận sâu sắc bước chân an lạc, giải thoát của chư vị Bồ tát trong kinh Pháp Hoa luôn mang đến niềm vui kỳ diệu cho mọi người, luôn kiến tạo cảnh giới Cực lạc tại chốn Ta bà ngũ trược cho chúng sinh, luôn tạo ra vườn Xuân đạo hạnh cho chúng hữu tình an trú, tôi xin chia sẻ với tất cả các pháp lữ hữu duyên một bài kệ mà tôi cảm tác không biết từ bao giờ:

Bồ tát đi vào đời
Sen nở khắp muôn nơi
Trang nghiêm cho cuộc sống
Ôi thật đẹp tuyệt vời.

Trước thềm năm mới, cầu chúc cho mọi người luôn thăng hoa trí tuệ và đạo hạnh trong mùa Xuân vĩnh hằng của chư Phật và xây dựng được cảnh giới Xuân của chư Bồ tát cho tất cả mọi người an hưởng ngay trên cõi nhân gian này.

HT.Thích Trí Quảng

Nụ cười Di Lặc


HT. Thích Hiển Pháp

Hằng năm,khi các loạt pháo hồng liên hồi nổ, người con Phật bắt đầu lên chùa lễ Phật đầu năm. Giờ phút ấy, trước Ðiện Phật khói nhang nghi ngút nhưng chúng ta không thể không bắt gặp tượng Ðức Phật Di Lặc với nụ cười tươi thắm trên môi. Chúng ta cũng được biết ngày mồng một Tết là ngày Vía của Ngài. Có ý nghĩaa gì về nụ cười và ngày Vía của Phật Di Lặc trong ngày Tết dân tộc?

Ðức Di Lặc được thờ qua ba hình tượng:

- Tượng Ngài ngồi một mình, áo hở ngực, bụng phệ.
- Tượng Ngài ngồi như trên nhưng chung quanh Ngài có 6 em bé - tượng trưng cho Lục tặc.
- Tượng Ngài đứng, tay vác bị lớn, tượng này được gọi là Bố Ðại Hòa Thượng (hoá thân của Ngài ở Trung Hoa).

Di Lặc, tiếng Phạn là Maitrya, theo nghĩa dịch là Từ Thị. Di Lặc là họ, còn chính tên là A Dật Ða (Aadjita), dịch là Vô Năng Thắng. Ngài thuộc dòng dõi Bà La Môn, Nam Thiên Trúc (Ấn Ðộ).Theo kinh Di Lặc thì Ðức Phật Thích Ca thọ ký Ngài là vị Phật tương lai ở cõi Sa Bà này và hội của Ngài là Hội Long Hoa. Cho nên khi lễ Ngài chúng ta thường xưng "Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật" hay " Nam Mô Ðương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật".

Ngày đầu một năm thật quan trọng. Tất cả mọi việc làm, cử chỉ phải thật nhẹ nhàng, thận trọng. Từng lời ăn, tiếng nói phải vui vẻ, hòa nhã. Tập quán đó để nói lên lòng ao ước một năm an vui, cát tường. Trong bối cảnh của ngày Xuân như thế, Ðức Phật Di Lặc đến với chúng ta với nụ cười vui tươi thì thật đầy ý nghĩa.

Trước hết, nụ cười của Ngài là bài học quý báu về đức hỷ, xả trong đạo Phật. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc. Có hạnh phúc thì cuộc sống mới có ý nghĩa và thật đáng sống.

Hỷ tức là vui theo việc làm tốt của người, danh từ Phật học gọi là "Tùy hỷ công đức". Thông thường chúng ta hay có chứng bệnh "trầm kha": Thấy ai hơn mình, như đẹp hơn, giàu hơn, học giỏi hơn..., thì sinh tâm đố kĩ, ghen ghét, không vui. Chính chứng bệnh này đã làm cho nụ cười đầu Xuân héo đi và thay vào đó khuôn mặt ủ rũ chiều thu. Muốn chữa căn bệnh đó chúng ta phải luôn luôn tâm niệm: Thí dụ trong xóm có một người bạn học giỏi hơn thì ta mong có thêm hai, ba, bốn,... bạn học giỏi hơn ta. Như thế thì trình độ dân trí sẽ cao và cuộc sống cũng theo đó mà phát triển. Nếu ngược lại, nghĩa là chúng ta không vui theo, thì chúng ta không những tự hành hạ chúng ta, tự cô lập chúng ta mà vô hình trung chúng ta đã ngăn chận bước tiến của nhân loại. Một lỗi lầm thật to lớn. Nếu hiểu được như thế thì nụ cười tự nhiên vui tươi nở trên môi bạn và đó là mùa Xuân rồi đó. Không cần phải gỡ hết 365 tờ lịch mới là ngày Xuân.

Xả tức là bỏ, bỏ tất cả những điều phiền muộn do người tạo ra cho ta. Nếu chúng ta không xả được những điều phiền muộn ấy thì cũng như chúng ta không tiêu hóa được cặn bã của thực phẩm trong cơ thể. Do đó chúng ta chỉ cứ than thân trách phận. Suy cho cùng, sở dĩ chúng ta ôm ấp những điều phiền não đó là vì chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay cứ chấp có cái TA đáng yêu, cái TA chân thật, thường tồn cho nên nếu ai đụng đến, nói xấu...,thì chúng ta sinh ra buồn rồi ôm mối hận. Hình ảnh Ðức Di Lặc với 6 em bé (Lục tặc) cho thấy rằng: Muốn chiến thắng ngoại cảnh, nhứt là nghịch cảnh, chúng ta phải thực hành pháp quán "Chư pháp vô ngã". Khi quán được các pháp đều vô ngã thì ta thấy không có ai gây ra hành động và cũng không có ai thọ lãnh hành động đó cả, cả bản thân của hành động đó cũng chỉ là hư ảo. Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:" Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi và cướp đoạt của tôi. Ai còn ôm ấp tâm niệm ấy thì sự oán giận không thể nào dứt hết". Oán giận không dứt hết thì ngay đến cành mai tronh ngày Xuân cũng úa tàn chứ đừng nói gì đến nụ cười trên môi.

Chính nhờ nụ cười hỷ xả này mà người phương Tây đã tặng Ðức Di Lặc (qua hình ảnh Bố Ðại Hòa Thượng) một từ ngữ khiêm tốn, giản dị:" Người Trung Hoa hạnh phúc". Không phải cuộc sống trong đạo, mà ngay ngoài đời, nụ cười giữ một vị trí rất quan trọng, nên ông Fletcher đã nói:" Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng Xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu".

Ngày mồng một Tết là ngày mà chúng ta hoạch định chương trình cho một năm tới. Lễ Vía Phật Di Lặc trùng với ngày đầu tiên của một chương trình sống 365 ngày là để nhắc nhở chúng ta phải thực hành đức hỷ xả để hướng đến một đời sống an vui, hạnh phúc. Tương lai, chắc chắn chúng ta sẽ được gặp Phật Di Lặc trong Hội Long Hoa. Ðó cũng là mùa Xuân mà Ðức Phật đã tặng chúng ta trong ngày Xuân, ngày Xuân của bất sanh, bất diệt:

"Mạc vị Xuân tàn, hoa lạc tận,
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai"
(Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết,
Ðêm qua sân trước một nhành mai).

(Mãn Giác Thiền sư)

Thursday, January 22, 2009

Cầu nguyện trong Phật giáo

Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. Cầu nguyện là một hành vi trong đó chúng ta biểu lộ những ước muốn khẩn thiết và mãnh liệt tự trong sâu thẳm của chúng ta và mong ước chúng được thành tựu”.

Đức Phật nhấn mạnh rằng, để nhận ra tính linh thánh của chúng ta - tức Phật tánh hay giác tánh - chúng ta phải tìm từ bên trong, không phải từ bên ngoài.

Có nhiều truyền thống và bộ phái trong Phật giáo, cũng giống như có nhiều giáo phái ở trong các tôn giáo khác. Những truyền thống Phật giáo khác nhau có những lễ nghi, pháp tu khác nhau nhưng chúng đều có chung một giáo lý căn bản của Đức Phật, giáo lý ấy được tóm tắt ở trong Tứ đế và Bát chánh đạo. Ở đây chúng ta không thảo luận về nội dung giáo lý ấy mà chỉ bàn đến vai trò của cầu nguyện trong Phật giáo.

Trong khi bàn đến nội dung đó, chúng tôi muốn chia sẻ một số trích dẫn từ những truyền thống Phật giáo và những đạo sư khác nhau, tiếp đó sẽ trình bày một số những nhận định của bản thân. Nên nhớ trong Phật giáo, từ “thiền” được dùng thường xuyên hơn từ “(cầu) nguyện”, nhưng cả hai từ đều được dùng để chỉ một phương pháp tu tập bản thân, mặc dù có những sự khác biệt trong mục đích và cấu trúc. Điều này sẽ được giải thích ở đoạn sau.

caunguyen-1.gif

Trước hết chúng ta hãy trích lời của nhà sư Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche từ cuốn sách The Joy of Living (Niềm Vui Sống) của ông.

“Không cần biết bạn thiền bao lâu, hay bạn đang sử dụng phương pháp nào, mọi pháp thiền Phật giáo sau rốt sẽ phát khởi tâm từ bi, dù bạn có nhận thức được nó hay không. Bất kỳ lúc nào nhìn vào tâm mình, bạn phải nhận thấy được sự giống nhau giữa bạn với những người xung quanh. Khi biết rằng bạn muốn được hạnh phúc, bạn không thể không nhìn nhận ước muốn tương tự nơi những người khác; và khi thấy rõ nỗi lo sợ, giận dữ hay ghen ghét nơi bạn, bạn không thể không thấy rằng mọi người xung quanh cũng có cảm giác lo sợ, giận dữ hay ghen ghét tương tự. Khi bạn quán chiếu tâm mình, tất cả những sai biệt ảo tưởng giữa bản thân bạn với những người khác sẽ tự động tan biến; và khi ấy lời nguyện cầu kinh điển về Tứ vô lượng tâm trở nên tự nhiên và miên mật như nhịp đập của con tim:

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh được hạnh phúc và đầy đủ nhân duyên của hạnh phúc. (Từ)

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh thoát khỏi khổ não và những nguyên nhân đưa đến khổ não. (Bi)

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh luôn sống trong yên vui không có khổ đau. (Hỷ)

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh xa lìa tất cả chấp trước, oán ghét, an trú trong tịch tịnh. (Xả)

Tiếp theo là trích dẫn từ cuốn Prayer in Buddhism (Cầu nguyện trong Phật giáo) của G.R. Lewis, một người theo Tịnh độ Chân tông Nhật Bản.

“Sự cầu nguyện trong Phật giáo là một phương pháp để thức tỉnh những năng lực bi, trí, dũng vốn tiềm ẩn trong chúng ta hơn là thỉnh cầu những năng lực bên ngoài nhờ vào sự kính sợ, sùng tín và lợi lộc thế gian hay thần thánh nào. Cầu nguyện của Phật giáo là một hình thức thiền, đó là một phương pháp tu chỉnh nội tâm. Cầu nguyện Phật giáo thay thế cái tiêu cực bởi cái đức hạnh, và hướng chúng ta đến những cái tốt đẹp của đời sống”.

caunguyen.gif

Lewis đưa ra ví dụ Lời Cầu Nguyện Từ Bi (The Prayer of Metta-karuna) sau đây được lấy từ ngài Tịch Thiên, một đại đạo sư Phật giáo Ấn độ thế kỷ thứ VIII:

Đấng Chân như của Thọ mạng và Quang minh

Xin dâng trọn niềm tin nơi Đại bi của Ngài

Mong ngài trừ bỏ sự ngu muội nơi thân con

Biến con thành suối nguồn yêu thương.

Con nguyện làm lương dược cho những ai đang bệnh ốm

Chăm sóc họ cho đến khi những đau đớn được chữa lành

Con nguyện làm thực phẩm trong mùa đói khát

Bảo hộ cho những người nghèo khổ đơn côi

Con nguyện làm đèn sáng cho người trong đêm tối

Nguyện làm nhà cho mọi người nghỉ ngơi

Và dẫn đường cho kẻ tìm lối qua bờ bên ấy

Con nguyện cho mọi người được yên vui

Và không ai còn khổ đau bởi vì con

Mặc cho họ có ghét bỏ hay thương yêu

Có đánh đập hay trách móc con nhiều

Nguyện tất cả đều thấy được niềm tin rất chân thành”.

Có sự sóng đôi giữa lời nguyện Phật giáo này với lời nguyện của Thánh Francis(1). Sự khác biệt đáng chú ý đó là lời nguyện của Thánh Francis được hướng ra bên ngoài đến “Đức chúa trời” trong khi lời nguyện của Phật giáo được hướng vào bên trong đến “Đấng/Cái Chân như của thọ mạng và ánh sáng”.

caunguyen-2.gif

Sự khác biệt này phản ánh điểm nhấn mạnh của Đức Phật trên sự vô ngã, bản chất hỗ tương của mọi thực thể, bao gồm ảo giác về một cái ngã độc lập, tự chủ, quyền năng mà nó tách biệt với những kẻ khác và phần còn lại của hiện hữu. Đức Phật nội tại hóa hơn là ngoại hóa căn nguyên của mọi hiện hữu, dù cái đó được gọi là gì, là Thượng đế, Yahweh, Allah, Ý thức vũ trụ, Không tính, Nhất Thể... hay nói một cách đơn giản là Sự Huyền bí không thể trắc lượng.

Sự trích dẫn tiếp theo đây từ ngài Dalai Lama: “Hầu hết các lời cầu nguyện chúng ta tụng đọc đều chứa đựng ý nghĩa cần được phản chiếu... Có một loại tán tụng mà nó được thực hiện để khấn nguyện lòng từ bi của Đức Phật, nhưng sự khác nhau giữa sự khấn nguyện ấy với cầu nguyện một vị chúa trời được xác định bởi động lực và sự nhận thức những gì người ta đang làm. Bất kỳ khi nào một Phật tử đại thừa lễ bái hay cầu nguyện Đức Phật hoặc Bồ-tát, thì đó là lúc vị ấy cầu xin sự hộ trì từ những đức tính thánh thiện nội tại của họ để đạt được giác ngộ ngõ hầu đem đến lợi ích cho hết thảy sinh linh”.

Và đây là một đoạn trích từ Daisaku Ikeda, chủ tịch Quốc tế Sáng giá Học hội (Soka Gakkai International - SGI) và là người đứng đầu truyền thống Phật giáo Nhật Liên tông, một truyền thống thực hành tụng đọc như một hình thức chính của thiền thay vì tịnh tọa:

“Những lời kinh nguyện là một thực thể cụ thể trong cuộc sống của chúng ta. Cầu nguyện là đối thoại, là trao đổi với vũ trụ. Khi chúng ta cầu nguyện là khi chúng ta ôm lấy vũ trụ bằng đời sống và quyết tâm của chúng ta. Cầu nguyện là một cuộc tranh đấu để trải rộng cuộc đời của chúng ta.

Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. Cầu nguyện là một hành vi trong đó chúng ta biểu lộ những ước muốn khẩn thiết và mãnh liệt tự trong sâu thẳm của chúng ta và mong ước chúng được thành tựu”.

“Niềm tin của chúng ta được phản ánh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong môi trường thực tế. Những lời cầu nguyện của chúng ta không thể được đáp lại nếu chúng ta không nỗ lực thích đáng với hoàn cảnh”.

Ngoài ra tôi cũng muốn lấy thêm một trích dẫn từ Deborah Guthrie, một hành giả sở tại của truyền thống này. Bà ấy nói, “cầu nguyện trong Phật giáo Nhật Liên tông là sự thực hành tụng đọc. Những lời kinh cầu có thể là những lời thỉnh cầu một thứ gì đó cụ thể, chẳng hạn đó là sự bảo hộ tài chính; hoặc trừu tượng, như hạnh phúc; thế nhưng sự cầu nguyện được xem như một sự chú tâm hay kiên quyết hơn là một sự cầu xin. Những lời cầu nguyện được tụng lên với sự hiểu biết rằng những phước lợi đó sẽ giúp họ tiến bước trên con đường hướng đến sự giác ngộ, để họ có khả năng giúp đỡ những kẻ khác cùng tiến bước trên con đường đạo. Những lợi ích tinh thần được xem là cái quan trọng nhất trong quá trình này, chứ không phải những lợi ích vật chất, chẳng hạn đó là sự tăng thêm an lạc, từ bi và trí tuệ”.

Trích dẫn tiếp theo đây từ truyền thống Phật giáo Lamrim của Tây Tạng: “Đức Phật dạy rằng vạn pháp tùy tâm, vì thế, nếu chúng ta muốn xây dựng một thế giới yên bình, trước hết chúng ta phải thiết lập sự yên bình từ trong tâm của chúng ta”.

Tôi trích dẫn lời này bởi vì nó thực sự thích hợp với thời đại hôm nay, một thời đại đang đối diện với những nguy cơ tận diệt do chiến tranh nguyên tử hoặc sự ấm lên của địa cầu. Chúng ta phải có được an lạc nội tại trước khi có được an lạc từ bên ngoài.

Và đây là một đoạn trích từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn “Bụt Ngàn Đời, Chúa Ngàn Đời”, trong phần ông gọi là “Lời nguyện cầu cụ thể”:

“Sơ tâm, từ bi tâm, bồ đề tâm là những yếu tố tối cần thiết đối với vị hành giả Phật giáo. Người Phật tử luôn luôn tuân thủ (ít nhất) năm học giới (không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, và không dùng chất gây say độc hại). Những học giới này thể hiện sự hiểu biết và tình yêu thương của vị hành giả. Chúng không phải là những luật tắc bị ép buộc từ bên ngoài mà là sự thực tập cụ thể chánh niệm và thiền định. Sự nguyện cầu của con tim không thể có đối với những ai không thọ trì giới cấm. Chẳng hạn, nếu bạn không giữ giới “không giết hại”, làm sao có thể “bạn sẽ yêu thương thượng đế của bạn”?

Chúng ta hãy cùng đọc một bài thơ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mà nó có thể được xem như một sự thực tập thiền định hay nguyện cầu và phản ánh thơ mộng sự hòa hợp của vạn pháp đang hiện hữu. Thiền sư viết bài thơ này năm 1976 khi ông hay tin một cô gái 12 tuổi, một trong số rất nhiều thuyền nhân vượt biên, đã trầm mình vào lòng đại dương sau khi bị một tên cướp biển hãm hiếp. Sau mấy tiếng đồng hồ thiền quán, ông nhận thấy “tôi không thể hùa theo mọi người để kết án tên cướp. Tôi nhận thấy rằng nếu tôi phải sinh ra trong ngôi làng của hắn và lớn lên trong hoàn cảnh tương tự, tôi có thể trở thành như chính hắn”. Bài thơ đã tuôn chảy theo niềm đau khổ ấy:

Hãy gọi đúng tên tôi

đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi

bởi vì chính hôm nay tôi vẫn còn đang tới

hãy ngắm tôi thoát hình trong từng phút từng giây

làm đọt lá trên cành xuân

làm con chim non cánh mềm

chiêm chiếp vui mừng trong tổ mới

làm con sâu xanh trên cuống hoa hồng

làm gân viên ngọc trắng tượng hình trong lòng đá.

tôi còn tới để khóc để cười để ước mong để lo sợ

sự xuất nhập của tôi là hơi thở

nhịp sinh diệt của tôi

cũng là tiếng đập một lần

của hàng triệu trái tim

tôi là con phù du thoát hình trên mặt nước

và là con chim sơn ca mùa xuân về

trên sông đón bắt phù du

tôi là con ếch bơi trong hồ thu

và cũng là con rắn nước trườn đi

tìm cách nuôi thân bằng thân ếch nhái

tôi là em bé nghèo Uganda,

bao nhiêu xương sườn đều lộ ra,

hai bàn chân bằng hai ống sậy

tôi cũng là người chế tạo bom đạn

để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á Phi.

tôi là em bé mười hai, bị làm nhục nhảy xuống biển sâu

tôi cũng là người hải tặc sinh ra với một trái tim chưa biết nhìn biết cảm

tôi là người đảng viên cao cấp cầm quyền sinh sát trong tay

và cũng là kẻ bị coi là có nợ máu nhân dân

đang chết dần mòn trong trại tập trung cải tạo.

nỗi vui của tôi thanh thoát như trời Xuân, ấm áp cỏ hoa muôn lối

niềm đau của tôi đọng thành nước mắt, ngập về bốn đại dương sâu.

hãy nhớ gọi đúng tên tôi

cho tôi được nghe một lần tất cả những tiếng tôi khóc tôi cười

cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một

hãy nhớ gọi đúng tên tôi

cho tôi giật mình tỉnh thức

và để cho cánh cửa lòng tôi để ngỏ

cánh cửa xót thương.

Đây là một bài thơ hay và cũng là một bài tập thiền quán phản ánh tính đồng nhất và lòng từ bi. Giờ đây tôi muốn có một vài sự quán sát của bản thân. Từ trước đến giờ tôi đã nói về những lời cầu nguyện và thiền mà chúng nhấn mạnh việc sử dụng quá trình suy tư và nhận thức của chúng ta để phát triển trí tuệ và từ bi. Thực tế, phương pháp thiền hay cầu nguyện mà Đức Phật thường đề cập đến và kỹ thuật mà chính Ngài đã sử dụng để được giác ngộ là phương pháp thiền tọa để giảm thiểu và vượt qua quá trình nhận thức và tư duy.

Thực hành phương pháp này, hành giả phải ngồi yên tĩnh, chú tâm vào hơi thở hoặc một lời nói được lặp đi lặp lại, hoặc chú tâm vào một âm thanh hay hình ảnh tưởng tượng. Và cứ như thế kéo tâm trở lại trên hơi thở hay đối tượng đã được chọn mỗi khi bị xao lãng do những âm thanh, sự xúc chạm, hay những ý tưởng, cảm giác và hình ảnh khởi lên một cách tự nhiên trong thức.

Thông qua việc thực tập thường xuyên phương pháp chú tâm vào hơi thở và điều tâm để trừ bỏ những tư tưởng và cảm giác không như ý, hành giả dần dần tu bồi trí tuệ và từ bi của mình. Nó dẫn đến một sự tỉnh giác và từ bỏ những tư tưởng phân biệt, trù tính để rồi hành giả chiêm nghiệm được sự an lạc, vắng lặng và bình yên - những phẩm chất vốn tiềm tại trong tâm và vượt lên trên sự thấy biết.

Tôi nhớ một câu chuyện về mẹ Teresa, một phóng viên hỏi rằng bà đã nói gì khi cầu nguyện Chúa. Bà trả lời: “Tôi chẳng nói gì cả, chỉ lắng nghe thôi”. Và tiếp đó khi vị phóng viên hỏi, “Vậy Chúa nói với mẹ điều gì khi mẹ cầu nguyện”, bà trả lời, “Chúa không nói gì cả, Ngài cũng chỉ lắng nghe thôi”.

Thể nghiệm sự tĩnh lặng và vượt lên trên những suy tư, dù được hoàn thiện bằng cách nào đi nữa, có lẽ là mục đích chung cao nhất và là mẫu số chung cho tất cả sự cầu nguyện, hành thiền, và trầm tư trong tất cả các tôn giáo. Và tọa thiền là một phương pháp kỳ diệu ngày này đã được xác nhận bởi sự nghiên cứu khoa học thuộc các ngành tâm sinh lý và thần kinh học trong nửa thế kỷ qua. Nó tạo điều kiện cho sự trưởng thành tâm lý và tâm linh, sự đổi thay và chuyển hóa nội tâm, và sau cùng là thể nghiệm cái mà Thiên Chúa gọi là “hợp nhất với Chúa”, Phật giáo gọi là giác ngộ, và cái mà tôi diễn tả như là kinh nghiệm siêu việt về “cái nhất không đối đãi” hoặc “sự tỉnh giác trống không”.

Bên cạnh đó, có nhiều phương pháp thiền và cầu nguyện Phật giáo sử dụng quá trình nhận thức để tạo điều kiện cho sự phát triển tâm linh. Chúng bao gồm các thiền tu tập bốn phẩm tính thiêng liêng đã nói ở trước: từ, bi, hỷ và xả. Loại thiền này chú trọng sự lặp đi lặp lại những câu như: “Mong cho tôi được khỏe mạnh, mong cho tôi được an lành, mong cho tôi được an lạc, và mong cho tôi được yên tịnh”. Những câu đó trước hết được hướng đến bản thân, sau đó được hướng đến người thân, rồi những người xa lạ, kẻ thù, và tất cả chúng sinh.

Mặc dù các phương pháp thiền như thế có vẻ giống như những lời kinh cầu nguyện ở trong Thiên Chúa giáo, thế nhưng chúng khác biệt nhau ở chỗ mục đích của chúng là để phát triển bản thân nội tại và nhận ra những phẩm tính từ, bi, hỷ, xả vốn có ở nơi những người khác; đồng thời tu tập những phẩm đức này để vượt qua cái ảo giác cách biệt giữa bản thân với những người khác và để thể nghiệm thật tính tương quan giữa mọi chúng sinh và các pháp, giữa các hiện tượng thuộc tâm và sắc.

Những lời ca tụng tán dương cũng có ở trong Phật giáo, tuy nhiên chúng chỉ là thể hiện sự nhận thức mối dung thông tương nhiếp của các pháp cũng như sự cảm nghiệm sâu xa về lòng tri ân. Trong Thiên Chúa giáo, kinh nghiệm đó thường được cho là lòng tri ân đối với Chúa, trong khi đối với người Phật tử, đó đơn giản chỉ là một kinh nghiệm tri ân không có chủ thể bản ngã. Khi người Phật tử thể hiện lòng tri ân, họ chỉ thể hiện lòng biết ơn cuộc sống và những điều huyền bí của cuộc sống như nó biểu lộ nơi chính bản thân họ hơn là cảm ơn đối với những cá thể ngoại tại.

Có thể, lời nguyện thực hành Bồ tát đạo mô tả đúng nhất sự định hướng mục đích cho những phương pháp thiền, tụng niệm, cầu nguyện và những pháp tu tâm khác trong Phật giáo, kể cả việc những Phật tử nỗ lực như thế nào cho cuộc sống thường nhật. Bồ tát nguyện là một lời nguyện thương yêu hết thảy chúng sinh, nó được phản ánh ở trong bài kệ sau:

Nguyện tôi được giác ngộ

Vì lợi ích chúng sinh

Nguyện hết thảy mọi loài

Được hoàn thành chánh giác

Công đức này có được

Hồi hướng khắp mọi loài

Được thoát khổ lìa mê

Cùng nhau sống an lạc.

Charles Day - THANH HÒA dịch

(1) Francis of Assisi (Giovanni Francesco Bernardone; born 1181/1182 - October 3, 1226) [2] was a friar and the founder of the Order of Friars Minor, more commonly known as the Franciscans.

Tuesday, January 20, 2009

The Socratic Method To Great Living (5 Simple Steps)

by Alex Shalman of AlexShalman.com.

Socrates did not leave one shred of writing behind at the end of his life, yet he helped form the foundation of our western philosophy to this very day. The things he taught were so profound, close to truth, and universal, that one could live an awesome life today just by following his fundamental advice.

1. Live into your vision

“Be as you wish to seem.” ~Socrates

While not all of us have dreams (a problem to address at a different time), those of us that do would give an arm and a leg to see them through. Socrates realizes that the power to become what we want to be lies in our decision to be. Once we have a firm decision, and take action, no one is to tell us that we can’t.

My number one method for accomplishing anything is to start by writing it down. It doesn’t cost much as you can use a simple paper. Write down characteristics of the perfect you - sort of like a mission statement for your life.

  1. I am an outstanding human being in every respect
  2. I am honest, kind, loving, loyal and true - to my family, friends and everyone who knows me
  3. I am a positive, optimistic, confident, warm, friendly person who is admired and respected by everyone
  4. I am an excellent parent (in the future), a fine employer and I do my work in an upstanding fashion every time
  5. I uplift, encourage and inspire everyone I meet - everywhere I go
  6. The possibility that I have created for myself and my life is the possibility of being someone who operates with the greatest good of all in mind, and the possibility of living in the present.

~Pasted from about page.

Remember that anything is possible, and at the same time…

2. Know your limitations

“I know that I am intelligent, because I know that I know nothing.” ~Socrates

All of us have a person in our life that knows the answer for everything, regardless of the situation, their area of expertise, or if they really know what they’re talking about. For such people it is more import to force their opinion rather than to give a smart answer. I think that’s what stupidity is.

I think intelligence comes from being able to say “I don’t know, I can try to give my best guess” or “I don’t know, but I’m going to find out the exact answer.” I have a masters degree in biomedical science. The truth is I know a smaller percentage of science now then I did when I was in 5th grade. That’s because the more I learned, the more different categories and unknowns I realized there were that I could still study.

If you don’t know your limitations you can cause a lot of harm to yourself or to others. Imagine a cab driver that “knows the way” and gets you late to your important meeting. Imagine a doctor that “knows the procedure” but ends up taking someone’s life. Imagine a parent that “knows what’s best”, but ends up emotionally or mentally scarring their child by injecting them with awful philosophies.

Know your limitations, work with what you have, and then…

3. Expand your horizons

“Education is the kindling of a flame, not the filling of a vessel” ~Socrates

Education is a great tool to opening our eyes to the fact that we “know nothing” as Socrates would say. In a way Education increases the nothingness that surrounds us. That’s a bit scary, but really good, because at the same time education has the ability to solidify the things in our life that are real.

Education allows us to improve the foundation of our life, that is if we choose to have truth as the foundation. I’m not talking about getting some kind of degree. Everything I learned in life that I consider important did not come from my BA-psychology, or my MS-biomedical science degrees. The important stuff came from spending hours at the library studying life, and talking to people with the character traits that I respect, admire, and value.

Find the books and the people whose knowledge will make your life better, and remember that…

4. Whatever you have is enough

“He who is not contented with what he has, would not be contented with what he would like to have” ~Socrates

Don’t make a mistake of looking for satisfaction, contentment, and happiness in some far off goals. After reading the books, going to the lectures, interviewing 100s of people, and living my own life, I can safely say that happiness isn’t in obtaining things. Happiness exists in taking pleasure in what we have, regardless of the circumstances.

Education might kindle your flame, but try to analyze why you’re kindling some specific flame that has importance and value to you. Do you want to read everything you know about body building, exercise each and every day, and eat a robotic diet because you’re passionate about it, or because people used to poke fun at you when you were younger due to your small size?

Socrates doesn’t discourage goal setting, not by a long shot. What I think he’s saying, and I could be wrong here, is that we must be able to experience pleasure in whatever life is giving us, or we won’t be able to experience pleasure in the things we strive for.

I think there will be too much noise going on to enjoy our victories. Imagine that you’re on your way to receive the Nobel Prize, you have so much time to spare you don’t have to worry about anything, yet your limo is stuck in traffic and it’s making you completely miserable. Then you’re up there receiving the Nobel Prize, but you’re thinking about how your daughter is dating someone you don’t approve of. If you don’t learn to take pleasure in everything, you’ll end up being blocked from things you can be enjoying.

The key to enjoying what you have is to…

5. Define what you want

“The beginning of wisdom is the definition of terms” ~Socrates

How many people in your life do you know that wish for love, happiness, and success? I think this is a ‘no-duh’ commonality between the vast majority of the global population. I think all three of these three things are great, and I’d like for everyone who wants them to achieve them.

The only problem is… people should not only be careful of what they wish for, but know what they’re wishing for. This means to whip out a dictionary and a piece of paper and thoroughly define what each of these words means for you. If you have a misrepresentation of these words in your mind, you’re going to make some huge regrettable mistakes in life.

  1. Love. A quick search pulls up “a deep feeling of sexual desire and attraction.” Imagine a person that goes through life by internalizing this as their definition of love. They could easily end up in an abusive relationship with a person they are infatuated with, and stay with them even though they are miserable, because they want love.Even though it’s an unhealthy relationship, it fits into their definition of love, so they remain confused, and attached, because this is what feels right for them.
  2. Happiness. Some people might consider happiness as having some laughs, others might consider it as achieving some goals, while others settle for the definition of ‘nothing went wrong today.’The way I define happiness is “being the creator of your experience, choosing to take pleasure in what you have, right now, regardless of the circumstances, while being the best you that you can be.”
    As it turns out, my definition is centered around the journey, not around the accomplishment, so I can take pleasure in waking up and existing each day, instead of being miserable because I don’t have a ferrari yet.
  3. Success. A quick search shows success to mean “a state of prosperity or fame.” I can see why a lot of people would be depressed if they wanted to be successful and this was their idea of success. Perhaps it is possible for everyone in the world to be rich and famous, but in reality that isn’t the way our world is currently structured.Perhaps it would be ‘wiser’ to define success as something else. Something that doesn’t come for nothing, but is accessible to everyone regardless of any circumstances. I would define success as “constant and never ending improvement”. If you set goals for yourself, and you take time each day, to work towards your goals, then you are successful in my book.

At the end of the day, the questions we ask of ourselves determine the type of people that we will become…

“Wisdom begins in wonder.” ~Socrates

Alex Shalman does for personal development what Chuck Norris does for karate, and he’s got a very bad (to the bone) Podcast on self-improvement.

Friday, January 9, 2009

The Six Greatest Gifts You Can Give Your Loved Ones

“So if we love someone, we should train in being able to listen. By listening with calm and understanding, we can ease the suffering of another person.” - Thich Nhat Hanh

Post written by Leo Babauta.

It’s Christmastime and it’s the season of giving … what are you giving your loved ones this year?

The holidays often mean giving a lot of gifts, sometimes expensive, but often we lose sight of what’s most important.

What gifts do your loved ones really want, whether they’re your children, your significant other, your parents, your friends, or other family members? Is it an expensive electronic item, or some other material or tangible item? Perhaps.

But the gifts I list below are more important. Sure, they might not be as fun to open on Christmas morning (or whatever other holiday you might celebrate), but in the long run, they’ll value these gifts more.

1. Your Presence. This means making it a priority to spend time with them — if they are truly important, you can make the time. You might have to change things in your life to make the time, but it’s worth it.

Beyond just making the time, though, you have to actually be present when you spend time with loved ones. That means learning to stay in the moment, rather than having your mind on other things, checking your iPhone or Blackberry every two minutes, or trying to take care of other tasks and chores while spending time with them. Instead, drop everything else and focus on being there with your loved ones — really listen, really have fun, really be present.

2. Your Love. This is perhaps an obvious one on the list, but it’s too important to gloss over. It’s imperative that you tell your loved ones that … well, that you love them. Regularly. But just as important is that you actually show them you love them, in your actions every day, throughout the day. Hugs, intimacy, smiles, doing kind things for them, considering their needs and feelings … just little things that mean a lot.

3. Your Compassion. How is this different than giving the gift of your love? Well, it’s possible to love someone and not show compassion. For example, we parents often discipline our children and love them at the same time … but often compassion is even more important than discipline.

Compassion is finding empathy with your loved one … trying to see things from their eyes, trying to understand what they’re going through … and then doing your best to be kind and to end their suffering and to make them happier. Read more.

4. A Voice. We can give so much just by paying attention to a loved one, and really listening, and showing that we’re interested in what they have to say, and showing that what they say is important and respected. Too often our children or spouse might talk to us but are only met with a disinterested nod or other small acknowledgment, or we’ll make light or fun of what they say, as if it’s not important. But giving a person a voice, and showing that their words matter, will have a long-lasting different in their lives.

5. A Healthy Lifestyle. When you spend time with your loved one, try to do so while enjoying a healthy and fun activity, such as going on a hike, playing a sport, tossing around a Frisbee, going for a walk or jog, doing some yardwork, and so on. When you get together to eat, try to eat healthy foods. Make the habits of good health a part of your lifestyle, and encourage your loved ones to do the same — it could save their lives.

6. Your Belief in Them. Simply believing in another person, and showing that in your words and in your deeds, can make a huge difference. Studies of people who grew up in dysfunctional homes but who grew up to be happy and successful show that the one thing they had in common was a significant adult who believed in them. Do this for your child, and for the adult loved ones in your life as well. Support their dreams and passions and hobbies. Participate with them. Be nothing but encouraging. Be their greatest cheerleader. Whether they actually accomplish these dreams or not, your belief is of unlimited importance to them.

“Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them, humanity cannot survive.” - the Dalai Lama

Thursday, January 8, 2009

26 Ways to Love Life

Posted on January 5, 2009 by Tess

1. Be positive. The moment you open your eyes each morning think of something positive. One positive thought leads to another. Before falling asleep each night think positive thoughts. Positive thoughts lead to a well lived life.
2. Accept yourself. Be kind to yourself and love yourself. Never make excuses for who you are. Don’t compare yourself to others. There will never be another you.
3. Be Yourself. You are unique. We live in a copy-cat materialistic world. You don’t have to look or act like a Hollywood star. Don’t change who you are in different situations. You have a right to be different, think differently and do things differently than others. You only have to be you!
4. Choose your friends wisely. Choose friends who accept and respect you. Choose friends who support you. Friends either bring you up or down. Release anyone who isn’t going in your direction.
5. Practice gratitude. It’s the fastest way to put youself in a positive emotional state. Keep your focus on what you have and more will come to you.
6. Help others. Never pass up an opportunity to help someone. Small deeds count. Big deeds count. Share with others. You can’t out give God. You will feel good about yourself and your life.
7. Apologize. Make this a habit. Tell others you are sorry. Ask what you can do to make up for your actions. Then make the changes needed in your behavior.
8. Forgive. Forgive yourself and others. Holding grudges steals your emotional and physical energy.It’s like carrying a ball and chain around your ankle.
9. Find a hobbie. Discover what you love to do. Acting, dancing, photography or painting are all better than another television show or computer game. Step out of your comfort zone and enjoy life.
10. Live without debt. Don’t spend more than you make. Create a budget and stick with it. Money is one of the top two reasons for a divorce. Debt ruins relationships and lives.
11. Laugh often. You can determine the health of a family or workplace by the amount of laughter that takes place. It has been proven that laughter heals. Read comics, joke books and watch comedy.
12. Exercise. Stay active. Move your body. Find exercise that you love and do it regularly. Volleyball, running, baseball, swimming and tennis can be exercise and fun. Find what fits you and get going.
13. Eat healthy.Choose fresh vegtables, fruits, nuts and grains. Avoid red meat.
14. Travel. Explore different places. If you can’t afford to fly, drive. You don’t have to go far. just go. Learn how to travel on a budget and go twice as much.
15. Celebrate Mondays. Mondays are 1/7 of your life. Do something special on Mondays so they feel like Fridays. Notice the attitude you have on Friday compared to Monday. How can you make Mondays special.
16. Volunteer. This will add to your mental and emotional health. It’s a feeling money can’t buy. Do your part to make the world a better place.
17. Play. Balance life with play. Play cards. Play with children. Play outside. Play games. Play for fun. Play to improve yourself.
18. Live in the present moment. When we are anxious we are either living in the pain of the past or the fear of the future. Learn to take one moment at a time. Live in the present.
19. Respect elderly people. Spend time with them. They are worthy and wise. You will be old someday yourself.
20. Read. You can learn something new everyday. Never stop learning. Never stop growing.
21. Breathe. Learn to breathe properly. Breathe deeply and often. It will decrease your tension and anxiety.
22. Be patient. Learn to wait patiently. We spend between 3-5 years of our life waiting in line. Learn to be patient with others. We don’t all grow at the same pace. Learn to be paitent with your children, it is a wonderful gift to give them.
23. Learn to deal with your emotions. It’s a scientific fact that the center for emotional control is not in someone else’s behavior it’s in your brain.
You can talk with a friend, journal or exercise, these are a few methods for dealing with your emotions. Anger covers up pain, pain covers fear. Recognize your feelings, emotions and know how to remain calm in chaos.
24. Take the high road. Know what your values are and live by them. If a cashier gave you an extra five dollars back in change would you give it back?
25. Simplify. List the areas of your life that need to be simplified. Choose one area of your life and begin. Keep it simple.
26. Love. Learn how to express your love to others. Speak loving words and take loving action. Decide to contribute love to the world.

How to create magic in your life this year


The New Year has arrived. It's time to snuggle and cuddle. To make new wishes; to renew, recharge, refresh and revise. It's that time of the year once again, when every one of us look forward to at least some changes in our lives. We make resolutions that we will lose weight, learn at least one new skill, worry less, exercise more, control our anger and kiss fewer frogs...

With the advent of a new year, new hopes are born, and we secretly wish that this year magic would happen; our life would improve, we will have more money, more success, better career, new house.

We hope that in this New Year we will finally find our true love, and meet our soul mate. Finish writing that book. Start a new business. We look forward to new beginnings. We do all this, at the start of every NEW YEAR.

These prototype wishes have a certain magic to it, despite the fact that as the month meanders towards its end, the crispness of such wishes start to wilt under the dampening routines of life. Come February and we find that our life is more or less still lying into the same cut and paste monotony of last year.

Did I mention magic? Yes, I did in the paragraphs above.

Magic is something we all secretly wait for, no matter how hard-bitten and cynical we become as the passing years vanquishes our spirit. We hope that somehow, something or someone will arrive and turn that magic wand and our life will flip over.

But what we don't know is that we all have the powers to create magic in our lives.

To create magic we need to do two things:

  1. Believe in magic
  2. Be the magician of our life and bluff our way through life's inevitable difficulties.

We must know that the New Year is not a Genie that will bring us all that we have secretly been wishing for. We need to get inside that bottle and be that Genie ourselves.

How?

I would like to share with you my own personal formula that I have devised this year to create that magic in my life.

These are the set of 'decisions' I have made to create magic in my life. See if you can relate to some of these.

Magic number One:
I have decided that I will not make any resolutions. Yes I will not make resolutions. I will make 'decisions'. When we make resolutions we send a message to our subconscious self that something needs to be fixed there and involuntarily the brain gets into a defensive and procrastinating mode. If I 'decide' to do something then I send a powerful signal to my subconscious that I mean business!

Magic number Two:
I will use my words for power. I have learnt that there are three words that really steal away the power of performance from our personal dictionary. These words are: Could, Should, Would. I have realized that people use these words when there is no 'intent' and 'commitment' in their sayings. I am guilty of using them many times in my past when I wanted to slither away from a situation. This year I 'will' create magic by using 'can', 'will' and 'do' in my vocabulary more often.

Magic number Three:
I will eat right. The old adage 'Breakfast like a King' has more meaning than we care to admit. I have been guilty of skipping breakfast quite frequently and as a result when my blood sugar fell down I used to gorge on chocolates and caffeine to feel energetic and felt depressed that I am not losing weight despite skipping breakfast! Well, breakfast is the best meal we can give not just to our body but to our soul too. Start your day with a hearty and healthy breakfast and see how your energy levels go up.

Magic number Four:
I will be more positive. Life is inevitably hell and heaven both. To create heaven when are going through hell requires magic. From heartbreak, to career set backs to financial muddle, we all need this magic to help us sail through the messes. What makes me positive is practicing patience. I have learnt that everything gets right in the end. Being patient is being positive. I will practice more patience this year.

Magic number Five:
I have decided that I will pull out at least one day out of the week when I will switch off my phone, will not read the newspaper or watch the news channel. Well, I know that being a die-hard 'news and phone hater' it is easy for me to say this, and I do realize that it is difficult for many of you out there to do so. However, this is my personal 'detoxification formula' to stay away from 'negative emissions'.

Magic number Six:
Love. Love makes us a nicer person. It makes us feel complete. I believe that between birth and death there is just one meaningful happening and that is love. We may gather money, prestige, and power but if we miss on love, we miss on life. Love can be philanthropic, altruistic or romantic. Pick up your own mould and see how your life transforms. This year decide to fall in love and be in love. Love is the greatest magic of them all.

by Nazia Mallick