Tôn chỉ: "Bồ Tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài" - Bồ Tát lấy việc làm lợi ích cho chúng sanh làm hoài bão của mình.
Nhập thế, tư tưởng tích cực, chủ trương lấy lợi tha làm tự lợi, tự giác và giác tha là một, không thấy có mình và người riêng khác.
Đại nguyện: nguyện cứu độ cho tất cả chúng sanh, không phân biệt bạn hay thù, thân hay sơ, người và vật, hễ còn tháy có chúng sanh đau khổ là còn tìm cách cứu độ.
Đại Nguyện:
1. Chúng sinh không số lượng, thệ nguyện đều độ hết.
2. Phiền não không tận, thệ nguyện đều dứt sạch.
3. Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học.
4. Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành.
Một số các Đại Hạnh:
1. Giác ngộ chúng sanh là hạnh tu của Bồ Tát. Đem lại ánh sáng cho cõi đời u tối, soi sáng đầu óc và cõi lòng tối tăm của chúng sinh. Ánh sáng mà các vị Bồ Tát đem đến là ánh sáng trí huệ. Trí huệ ở đây không phải là sự thông minh mau lẹ thông thường mà là sự hiểu biết rốt ráo, đúng như thật.
2. Nuôi dưỡng lòng từ bi quảng đại, tôn trọng sự Sống, nuôi dưỡng Tình Thương. Sau trí huệ là từ bi. Từ là ban vui, Bi là cứu khổ. Bồ Tát cố gắng không ngừng làm cho đời bớt khổ thêm vui. Muốn vậy phải có một tình thương rộng lớn vô biên như trời cao biển cả. Tình thương này không chỉ hạn cuộc trong phạm vi loài người mà còn lan đến toàn thể sinh vật cỏ cây, không phân chia nhân ngã, bỉ thử không phân biệt bạn thù, thân sơ. Thương chúng sinh như mẹ thương con nen không nề hà khó nhọc, không quản ngại gian nguy. Nhưng tình thương rộng lớn này không tự nhiên có được mà cần phải nuôi dưỡng, luyện tập ngày đêm, không bao giờ ngừng nghỉ.
3. Trì giới Ba la mật. Là giữ giới một cách rốt ráo, đầy đủ, hoàn toàn trong mọi phương diện.
Tam tu tịnh giới là 3 giới thanh tịnh sau đây:
- Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là bỏ các điều tội lỗi, ngăn ngừa không cho các điều ác nảy sinh.
- Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là làm các điều lành, thiện, ích lợi cho mình cho người.
- Nhiêu ích hữu tình giới, làm lợi ích cho toàn thể chúng sinh, nỗ lực làm tất cả mọi việc ích lợi, không riêng gì trong phạm vi nhân loại mà chung cho tất cả các loài hữu tình (có sự sống, biết vui mừng, đau khổ).
4. Bố thí Ba la mật. Bố thí hoàn toàn, trọn vẹn, không thấy có nhân ngã, bỉ thử, không một chút tiếc nuối, dù cho vật bố thí quý giá bao nhiêu hay chính thân mạng mình. Bố thí hoàn toàn không vì danh, lợi, không cầu báo đáp, phước báo. Không phân biệt ta là người cho nên không sinh tâm kiêu mạn, không khinh rẻ kẻ được cho.
Tài thí, pháp thí và vô úy thí.
- Tài thí, cho của cải vật chất, công sức lao động...
- Pháp thí, chỉ dạy cho người nghề nghiệp chân chính để họ tự nuôi sống, làm lợi lạc đời họ (thí pháp thế gian). Và chỉ dạy cho người những phương pháp tu hành để giải thoát sanh tử luân hồi (thí pháp xuất thế gian).
- Vô úy thí, làm cho người khác vững tâm, không sợ sệt, đối phó với những nỗi nguy nan hoạn nạn đang xảy ra.
Hạnh Bố Thí đem lại kết quả lớn lao trên đường tu hành: trừ được tâm ích kỷ, tham lam, bỏn sẻn và nuôi lớn Phật tính từ bi, hỷ xả, vị tha. Đối với người thọ thí, hạnh này đem lại nguồn an ủi, trút hết nỗi khổ đau, tạo niềm hoan lạc khai trí sáng suốt.
5. Nhẫn nhục Ba la mật. Giữ cho lòng bình lặng trước mọi hoàn cảnh, không phẫn uất trước nghịch cảnh dù là tinh thần hay vật chất, không bị lôi cuốn, kiêu căng tự đắc trước thuận cảnh, an nhiên trước thành công hay thất bại. Cam chịu những điều khổ não, nhục nhã, xót xa người ta làm cho mình mà không hờn giận, phẫn uất và nghĩ đến sự trả thù. Bình thản, không xao động trước tất cả các cảnh thuận và nghịch của cuộc đời mà mình gặp phải. Nhẫn nhục cùng tột, không một sự vui buồn, sướng khổ, vinh nhục nào trong đời có thể làm lay động, xáo trộn tâm tư.
6. Tinh tấn Ba la mật. Cố gắng, nỗ lực không ngừng để đạt quả vị tối thượng trong việc tu hành. Luôn tinh tấn tu hành để thắng giặc nội tâm và ngoại cảnh. Giữ tâm thanh tịnh, không rong ruổi sáu trần, không cho khởi vọng niệm. Vọng niệm không khởi thì ba độc (tham, sân, si) không sinh, ba độc không sinh thì ba nghiệp (thân, khẩu, ý) không tạo, ba nghiệp không tạo thì không thọ sinh tử luân hồi. Tinh tấn giữ gìn không cho các điều ác phát sinh, tinh tấn làm phát sinh, tăng trưởng các điều thiện lành.
7. Tứ nhiếp pháp. Bốn phương pháp để cảm hóa chúng sanh.
- Bố thí
- Ái ngữ, dùng lời nói nhỏ nhẹ, thương yêu, nhã nhặn, dịu dàng.
- Lợi hành, làm những việc lợi lạc cho chúng sinh, thấy họ thiếu cái gì thì cho cái ấy không so đo tính toán, luôn tìm cách giúp người không từ nan để vớt cho họ gánh đau thương. Ngày nay, những công việc từ thiện xã hội chính là những công việc rất thích hợp đối với người tu hạnh Bồ Tát.
- Đồng sự, làm chung công việc với người, để cảm hóa họ. Muốn làm lợi ích cho chúng sinh phải hiểu rõ hoàn cảnh tâm tư của họ, nên phải gần gũi thân cận, cùng chung gánh vác công việc với họ, làm cho họ thấy mình với họ không xa cách nhau, cùng chung sống trong một hoàn cảnh như nhau.
8. Ngũ minh. Muốn giúp ích một cách hiệu quả hơn, hành giả phải thông thạo các ngành chuyên môn. Đó là,
- Nội minh, thông hiểu giáo lý Phật điển để truyền bá sâu rộng Phật pháp.
- Nhân minh, thông hiểu phương pháp luận lý để biện luận, vạhc rõ giá trị chân thật của Phật pháp.
- Thanh minh, thông thạo văn chương ngôn ngữ, biết nhiều thứ tiếng để truyền bá Phật pháp có hiệu quả, đến nhiều người.
- Y phương minh, thông thạo về Y khoa để chữa bệnh cho người.
- Công xảo minh, thông thạo về nghề nghiệp.
9. Tu sáu trần, sáu căn, sáu thức và bảy đại. Từ mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc, ý nghĩ v.v... Bồ Tát mỗi mỗi đều tu, cho đến đi đứng nằm ngồi, cũng đều là tu. Tất cả mọi sự mọi việc từ nội tâm đến ngoại cảnh, từ một vi trần đến sơn hà đại địa, đều là pháp tu của Bồ Tát.
10. Xông pha vào nghịch cảnh, thử xem tâm mình còn phiền não nhiễm ô không để dứt trừ. Khi mới tu, hành giả phải tìm thuận cảnh và tránh xa nghịch cảnh để sự tu hành được dễ dàng thuận lợi. Nhưng nếu cứ ở mãi trong thuận cảnh thì sự tu hành khó tiến bộ vì thiếu thử thách. Hành giả đến giai đoạn này cũng giống như ly nước đã trải qua giai đoạn để yên và lọc cặn rồi, bây giờ đến giai đoạn phải bị lắc mạnh để xem còn cặn nữa không, để lọc cho hết sạch. Xem nghịch cảnh như phương tiện tốt giúp mình mau đắc quả. Người tu hạnh Bồ Tát mà sợ gian khổ, trốn tránh nghịch cảnh, tìm chốn an tịnh thì khó mà thành tựu đại nguyện của mình. Nhiệm vụ chính của Bồ Tát là giúp đời cứu chúng sinh, nếu không thắng được nghịch cảnh và làm chủ tâm mình, thì còn cứu độ ai được? Cho nên, để thử thách và điêu luyện bản lĩnh, hành giả phải tìm nghịch cảnh mà đến, tìm trở ngại mà vượt qua, tìm gian nguy mà xông vào.
11. Thọ khổ để cứu chúng sinh.
Tóm lại, tu hạnh Bồ Tát cần Đại Nguyện và Đại Hạnh lớn lao. Nỗ lực miên mật, không lúc nào là không tu.
12. Thiền định.
- Quán sổ tức, chuyên tâm vào hơi thở
- Quán bất tịnh
- Quán từ bi, trải tình thương đến muôn loài
- Quán nhân duyên, quán mọi thứ do nhân duyên mà hợp tan, vô thường
- Quán niệm Phật, chuyên tâm tưởng niệm đến chư Phật, đến những đức tướng của Ngài để bắt chước và cho tâm khỏi tán loạn theo vọng niệm
Công năng của các pháp quán này rất lớn. Nhờ đó hành giả có thể kềm chế được tham dục, giữ cho tâm khỏi loạn động, trừ nóng giận, tăng tình thương, thêm trí huệ.
Trí huệ tức là trí sáng suốt, nhận chân đúng đắn sự thật, biết phân biệt chính tà, hư thật, phá trừ được màn vô minh dày đặc đã lâu đời kiếp che kín thực thể của vũ trụ nhân sinh. Trí huệ phát triển được là do:
- Văn huệ, chuyên nghe, học hỏi chánh pháp, chánh lý.
- Tư huệ, suy niệm, tư duy về chính pháp, chính lý.
- Tu huệ, thật hành, tu luyện theo chánh pháp, chánh lý.
Tóm lại trí huệ là trí sáng suốt, có công năng diệt trừ vô minh, soi sáng sự thật. Trí huệ này do chuyên nghe, suy niệm và thực hành đúng theo chánh pháp mà phát chiếu.
Trích "Bản đồ tu Phật" - HT Thích Thiện Hoa
Nhập thế, tư tưởng tích cực, chủ trương lấy lợi tha làm tự lợi, tự giác và giác tha là một, không thấy có mình và người riêng khác.
Đại nguyện: nguyện cứu độ cho tất cả chúng sanh, không phân biệt bạn hay thù, thân hay sơ, người và vật, hễ còn tháy có chúng sanh đau khổ là còn tìm cách cứu độ.
Đại Nguyện:
1. Chúng sinh không số lượng, thệ nguyện đều độ hết.
2. Phiền não không tận, thệ nguyện đều dứt sạch.
3. Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học.
4. Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành.
Một số các Đại Hạnh:
1. Giác ngộ chúng sanh là hạnh tu của Bồ Tát. Đem lại ánh sáng cho cõi đời u tối, soi sáng đầu óc và cõi lòng tối tăm của chúng sinh. Ánh sáng mà các vị Bồ Tát đem đến là ánh sáng trí huệ. Trí huệ ở đây không phải là sự thông minh mau lẹ thông thường mà là sự hiểu biết rốt ráo, đúng như thật.
2. Nuôi dưỡng lòng từ bi quảng đại, tôn trọng sự Sống, nuôi dưỡng Tình Thương. Sau trí huệ là từ bi. Từ là ban vui, Bi là cứu khổ. Bồ Tát cố gắng không ngừng làm cho đời bớt khổ thêm vui. Muốn vậy phải có một tình thương rộng lớn vô biên như trời cao biển cả. Tình thương này không chỉ hạn cuộc trong phạm vi loài người mà còn lan đến toàn thể sinh vật cỏ cây, không phân chia nhân ngã, bỉ thử không phân biệt bạn thù, thân sơ. Thương chúng sinh như mẹ thương con nen không nề hà khó nhọc, không quản ngại gian nguy. Nhưng tình thương rộng lớn này không tự nhiên có được mà cần phải nuôi dưỡng, luyện tập ngày đêm, không bao giờ ngừng nghỉ.
3. Trì giới Ba la mật. Là giữ giới một cách rốt ráo, đầy đủ, hoàn toàn trong mọi phương diện.
Tam tu tịnh giới là 3 giới thanh tịnh sau đây:
- Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là bỏ các điều tội lỗi, ngăn ngừa không cho các điều ác nảy sinh.
- Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là làm các điều lành, thiện, ích lợi cho mình cho người.
- Nhiêu ích hữu tình giới, làm lợi ích cho toàn thể chúng sinh, nỗ lực làm tất cả mọi việc ích lợi, không riêng gì trong phạm vi nhân loại mà chung cho tất cả các loài hữu tình (có sự sống, biết vui mừng, đau khổ).
4. Bố thí Ba la mật. Bố thí hoàn toàn, trọn vẹn, không thấy có nhân ngã, bỉ thử, không một chút tiếc nuối, dù cho vật bố thí quý giá bao nhiêu hay chính thân mạng mình. Bố thí hoàn toàn không vì danh, lợi, không cầu báo đáp, phước báo. Không phân biệt ta là người cho nên không sinh tâm kiêu mạn, không khinh rẻ kẻ được cho.
Tài thí, pháp thí và vô úy thí.
- Tài thí, cho của cải vật chất, công sức lao động...
- Pháp thí, chỉ dạy cho người nghề nghiệp chân chính để họ tự nuôi sống, làm lợi lạc đời họ (thí pháp thế gian). Và chỉ dạy cho người những phương pháp tu hành để giải thoát sanh tử luân hồi (thí pháp xuất thế gian).
- Vô úy thí, làm cho người khác vững tâm, không sợ sệt, đối phó với những nỗi nguy nan hoạn nạn đang xảy ra.
Hạnh Bố Thí đem lại kết quả lớn lao trên đường tu hành: trừ được tâm ích kỷ, tham lam, bỏn sẻn và nuôi lớn Phật tính từ bi, hỷ xả, vị tha. Đối với người thọ thí, hạnh này đem lại nguồn an ủi, trút hết nỗi khổ đau, tạo niềm hoan lạc khai trí sáng suốt.
5. Nhẫn nhục Ba la mật. Giữ cho lòng bình lặng trước mọi hoàn cảnh, không phẫn uất trước nghịch cảnh dù là tinh thần hay vật chất, không bị lôi cuốn, kiêu căng tự đắc trước thuận cảnh, an nhiên trước thành công hay thất bại. Cam chịu những điều khổ não, nhục nhã, xót xa người ta làm cho mình mà không hờn giận, phẫn uất và nghĩ đến sự trả thù. Bình thản, không xao động trước tất cả các cảnh thuận và nghịch của cuộc đời mà mình gặp phải. Nhẫn nhục cùng tột, không một sự vui buồn, sướng khổ, vinh nhục nào trong đời có thể làm lay động, xáo trộn tâm tư.
6. Tinh tấn Ba la mật. Cố gắng, nỗ lực không ngừng để đạt quả vị tối thượng trong việc tu hành. Luôn tinh tấn tu hành để thắng giặc nội tâm và ngoại cảnh. Giữ tâm thanh tịnh, không rong ruổi sáu trần, không cho khởi vọng niệm. Vọng niệm không khởi thì ba độc (tham, sân, si) không sinh, ba độc không sinh thì ba nghiệp (thân, khẩu, ý) không tạo, ba nghiệp không tạo thì không thọ sinh tử luân hồi. Tinh tấn giữ gìn không cho các điều ác phát sinh, tinh tấn làm phát sinh, tăng trưởng các điều thiện lành.
7. Tứ nhiếp pháp. Bốn phương pháp để cảm hóa chúng sanh.
- Bố thí
- Ái ngữ, dùng lời nói nhỏ nhẹ, thương yêu, nhã nhặn, dịu dàng.
- Lợi hành, làm những việc lợi lạc cho chúng sinh, thấy họ thiếu cái gì thì cho cái ấy không so đo tính toán, luôn tìm cách giúp người không từ nan để vớt cho họ gánh đau thương. Ngày nay, những công việc từ thiện xã hội chính là những công việc rất thích hợp đối với người tu hạnh Bồ Tát.
- Đồng sự, làm chung công việc với người, để cảm hóa họ. Muốn làm lợi ích cho chúng sinh phải hiểu rõ hoàn cảnh tâm tư của họ, nên phải gần gũi thân cận, cùng chung gánh vác công việc với họ, làm cho họ thấy mình với họ không xa cách nhau, cùng chung sống trong một hoàn cảnh như nhau.
8. Ngũ minh. Muốn giúp ích một cách hiệu quả hơn, hành giả phải thông thạo các ngành chuyên môn. Đó là,
- Nội minh, thông hiểu giáo lý Phật điển để truyền bá sâu rộng Phật pháp.
- Nhân minh, thông hiểu phương pháp luận lý để biện luận, vạhc rõ giá trị chân thật của Phật pháp.
- Thanh minh, thông thạo văn chương ngôn ngữ, biết nhiều thứ tiếng để truyền bá Phật pháp có hiệu quả, đến nhiều người.
- Y phương minh, thông thạo về Y khoa để chữa bệnh cho người.
- Công xảo minh, thông thạo về nghề nghiệp.
9. Tu sáu trần, sáu căn, sáu thức và bảy đại. Từ mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc, ý nghĩ v.v... Bồ Tát mỗi mỗi đều tu, cho đến đi đứng nằm ngồi, cũng đều là tu. Tất cả mọi sự mọi việc từ nội tâm đến ngoại cảnh, từ một vi trần đến sơn hà đại địa, đều là pháp tu của Bồ Tát.
10. Xông pha vào nghịch cảnh, thử xem tâm mình còn phiền não nhiễm ô không để dứt trừ. Khi mới tu, hành giả phải tìm thuận cảnh và tránh xa nghịch cảnh để sự tu hành được dễ dàng thuận lợi. Nhưng nếu cứ ở mãi trong thuận cảnh thì sự tu hành khó tiến bộ vì thiếu thử thách. Hành giả đến giai đoạn này cũng giống như ly nước đã trải qua giai đoạn để yên và lọc cặn rồi, bây giờ đến giai đoạn phải bị lắc mạnh để xem còn cặn nữa không, để lọc cho hết sạch. Xem nghịch cảnh như phương tiện tốt giúp mình mau đắc quả. Người tu hạnh Bồ Tát mà sợ gian khổ, trốn tránh nghịch cảnh, tìm chốn an tịnh thì khó mà thành tựu đại nguyện của mình. Nhiệm vụ chính của Bồ Tát là giúp đời cứu chúng sinh, nếu không thắng được nghịch cảnh và làm chủ tâm mình, thì còn cứu độ ai được? Cho nên, để thử thách và điêu luyện bản lĩnh, hành giả phải tìm nghịch cảnh mà đến, tìm trở ngại mà vượt qua, tìm gian nguy mà xông vào.
11. Thọ khổ để cứu chúng sinh.
Tóm lại, tu hạnh Bồ Tát cần Đại Nguyện và Đại Hạnh lớn lao. Nỗ lực miên mật, không lúc nào là không tu.
12. Thiền định.
- Quán sổ tức, chuyên tâm vào hơi thở
- Quán bất tịnh
- Quán từ bi, trải tình thương đến muôn loài
- Quán nhân duyên, quán mọi thứ do nhân duyên mà hợp tan, vô thường
- Quán niệm Phật, chuyên tâm tưởng niệm đến chư Phật, đến những đức tướng của Ngài để bắt chước và cho tâm khỏi tán loạn theo vọng niệm
Công năng của các pháp quán này rất lớn. Nhờ đó hành giả có thể kềm chế được tham dục, giữ cho tâm khỏi loạn động, trừ nóng giận, tăng tình thương, thêm trí huệ.
Trí huệ tức là trí sáng suốt, nhận chân đúng đắn sự thật, biết phân biệt chính tà, hư thật, phá trừ được màn vô minh dày đặc đã lâu đời kiếp che kín thực thể của vũ trụ nhân sinh. Trí huệ phát triển được là do:
- Văn huệ, chuyên nghe, học hỏi chánh pháp, chánh lý.
- Tư huệ, suy niệm, tư duy về chính pháp, chính lý.
- Tu huệ, thật hành, tu luyện theo chánh pháp, chánh lý.
Tóm lại trí huệ là trí sáng suốt, có công năng diệt trừ vô minh, soi sáng sự thật. Trí huệ này do chuyên nghe, suy niệm và thực hành đúng theo chánh pháp mà phát chiếu.
Trích "Bản đồ tu Phật" - HT Thích Thiện Hoa