Theo Phật giáo, chiến tranh, hận thù, bạo lực diễn ra trên thế giới chỉ là những phóng đại của tâm thức một cá nhân. Mầm mống bạo lực nằm ở trong tâm của con người, là một bản năng tranh đoạt, mạnh được yếu thua. Ý niệm về hơn thua hằn sâu trong tâm khảm của con người từ lúc mới sinh ra, được di truyền và giáo dục của gia đình, xã hội... Bạo lực là sự biểu hiện rõ nét của lòng tham lam và sân hận đi đến đỉnh cao. Sự hãm hại hay làm tổn thương người khác là một hiện tượng tâm lý mang tính bản năng. Đôi khi nó được coi là một đạo lý công bằng: “Răng đền răng, mắt đền mắt”. Ta không muốn làm hại ai nhưng tâm ta không bình lặng khi bị xúc phạm, một phản ứng bạo lực, trả đũa khởi lên. Một khi có một sự bất mãn, lòng giận sẽ hình thành. Nếu không được kiểm soát thì tâm muốn tổn hại người sẽ có mặt. Khi giận ai, một loại năng lượng hình thành tạo nên sự ức chế tâm lý, để giải tỏa năng lượng đang bị ức chế ấy, người ta phát ra một hành động như đánh hay mắng. Sau khi đánh hay mắng xong người ta cảm thấy dễ chịu (hả giận). Mặt khác, để chứng tỏ sức mạnh, giá trị của mình, người ta bộc phát một hành động tổn thương, nhất là đối với người có địa vị, có vai vế trong gia đình hay trong xã hội. Người càng có quyền lực hay sức mạnh thường dễ bộc phát hành vi bạo lực. Người có quyền lực, khi bị thách thức sẽ kích thích bạo lực xảy ra. Những người có vũ khí trong tay, người cha, người chủ hoặc người lãnh đạo dễ gây tổn hại cho người. Họ phải hơn, phải thắng mới hả lòng. Cho nên, luật pháp thường cấm người dân mang vũ khí. Nếu được tự do sử dụng vũ khí thì tổn thương cho xã hội rất lớn. Thường thì sau khi làm tổn thương người khác, người ta thường hối hận: “Chưa đánh được người mặt đỏ như vang/Đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”. Một là, sợ hãi chính tội lỗi mình đã gây ra. Hai là, việc làm tổn thương người chỉ là một phản ứng nhất thời của bản năng. Nếu xét về tổng thể của tâm thì người ấy không ác như vậy. Nếu không có vũ khí, thì bạo lực chỉ nằm ở nơi lời lẽ hay nắm đấm. Đây là một trong những lý do Đức Phật cấm các đệ tử tu theo hướng phát triển năng lực thần thông. Tâm chưa giải thoát mà có thần thông thì rất nguy hiểm. Hậu quả của bạo hành, bạo lực cho cá nhân, cộng đồng xã hội rất nặng nề. Theo thống kê và báo cáo của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (2006): Cứ 2,3 ngày có một người chết liên quan đến bạo lực gia đình, lý do dẫn đến bạo lực gia đình: rượu, tệ nạn xã hội, ghen tuông và nghèo đói. Trong đó rượu chiếm 60%, còn bạo lực về tinh thần chiếm 25%. Các nhà điều tra, xét hỏi đều dùng biện pháp nói lui nói tới này và thường thì phạm nhân phải khuất phục. Chửi chó, mắng mèo, đập bàn, liệng chén đĩa đều là biểu hiện của sự bạo hành. Sau cùng là tu tập hạnh kham nhẫn đối với cái không vừa ý, kham nhẫn với lời chỉ trích chửi mắng và với những kẻ có hành động tổn thương mình. Trong kinh Ví dụ cái cưa, Đức Phật dạy: “Như một kẻ đạo tặc độc ác dùng cái cưa hai lưỡi mà cưa tay cưa chân các ông, nếu ai khởi tâm nhiễu loạn thì không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Các ông cần phải học tập rằng: Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận… Hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa này thì các ông sẽ đạt được an lạc lâu dài…”. Tóm lại, sống phản ứng theo bản năng hơn thua, được mất... thì sân tâm và tổn hại tâm sẽ mạnh. Sống với khả năng tự kiềm chế, kiểm soát hoạt động của tâm đồng thời phát triển tâm từ bi nhẫn nhục sẽ đạt được giải thoát sự trói buộc của hại tâm và các hành động bạo lực trong đời sống hàng ngày.
Bạo hành ở dạng thấp là bạo hành ngôn ngữ: Người đàn bà cứ nói tới nói lui một vấn đề mà người đàn ông đã chán ngấy sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thần kinh của anh ta. Anh ta sẽ suy nhược thần kinh, suy nhược ý chí.
Ngoài ra, bạo lực tinh thần là một loại bạo lực đặc biệt, trong đó một số trường hợp, tinh thần tôn giáo cũng đóng góp cho sự đổ vỡ của đời sống hạnh phúc và ổn định của xã hội. Như các cuộc hôn nhân khác đạo, những răn đe làm khủng hoảng tâm lý, kích động đấu tranh…
Tuy vậy, có những áp lực tâm lý và cuộc sống làm cho đời sống được tốt hơn như cưỡng chế giáo dục, luật pháp răn đe kẻ phạm tội... mục tiêu của những áp lực này là để thay đổi bản năng thấp hèn ở nơi con người.
Cần phải tu tập để giải thoát tâm tổn hại, lấy lại sự bình an cho nội tâm. Trước hết, cần nhận diện tâm lý bạo động là do lòng sân hận gây ra, biểu hiện của nó là ganh ghét và kiêu mạn. Tâm ganh tỵ và thù ghét sẽ đưa đến triệt hạ và trả thù. Tâm kiêu mạn là thể hiện bản ngã ích kỷ, muốn hơn người nên chà đạp người khác.
Thứ đến, phát triển tình thân ái, quan tâm giúp đỡ người chung quanh mình, đức tính từ bi là một trong những đức tính có khả năng đoạn trừ bạo lực rất cao và hiệu quả.
Thông qua tình thương yêu và cảm thông, người ta dễ dàng phụng sự, cống hiến cho người. Làm điều thiện là cách tốt nhất để hạn chế hành động bạo lực, hãm hại. Nghĩa là thay thế bạo hành bằng thiện hành.
Thích Viên Giác