Đức Phật dạy, Bồ tát muốn thành Vô thượng Chánh đẳng giác phải thực hiện sáu pháp Ba la mật trong cuộc sống, đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Như vậy, bố thí là hạnh trước tiên mà hàng đệ tử Phật phải thể nghiệm trên bước đường hành Bồ tát đạo.
Tuy nhiên, nếu tu hạnh bố thí mà không có các hạnh khác bổ sung, thì giống như xây lâu đài trên cát, hành giả không thể thành tựu tốt đẹp; vì bố thí phải có trí tuệ chỉ đạo mới có kết quả lợi lạc cho người nhận của bố thí và cho cả người phát tâm bố thí.
Thật vậy, nếu không có trí Bát nhã chỉ đạo, việc bố thí dễ bị người khác lợi dụng và như vậy, sự bố thí sẽ bị lệch hướng; nghĩa là không nhận ra người đáng cho, người cần giúp đỡ, mà lại nhận lầm, đem cho người có tâm lợi dụng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tệ hại cho chính người nhận, là làm cho họ trở nên tham lam, chỉ muốn lợi dụng sự bố thí và không chịu phát huy năng lực, chỉ ngồi chờ ăn của bố thí, thì đến khi phước báo hết, không còn được ai cho nữa, lúc đó họ rơi vào tâm trạng khổ đau. Như vậy, người bố thí đã vô tình tạo ra khổ đau cho người nhận, vô tình bồi đắp thêm tâm thấp hèn cho người nhận và kết quả đáng sợ hơn nữa là người bố thí đã kết quyến thuộc với thành phần ác xấu và cũng góp phần làm cho xã hội trở thành tồi tệ, bất an.
Tinh thần bố thí không có trí tuệ như vậy đã bị nhiều người lợi dụng; đáng lẽ những người nhận của bố thí còn sức phấn đấu làm việc được, nhưng họ thấy kiếm được nhiều tiền bằng cách ngửa tay xin, nên họ chẳng những không làm việc, mà tệ hại hơn nữa là họ không bệnh hoạn, không tàn tật, không bất lực, nhưng đã giả làm người bệnh, giả làm người tàn tật, giả làm người bất lực, để người khác trông thấy phải thương tâm, phải giúp đỡ, cho tiền.
Vì tinh thần từ bi của một số người đã đặt không đúng chỗ, dẫn đến tình trạng xuất hiện người ăn xin quá nhiều ở các chùa chiền, các lễ hội, làm cho du khách ngoại quốc phải bực mình, khó chịu với những người đeo bám theo xin tiền, thậm chí không được cho, họ còn dám chửi mắng khách. Riêng người bố thí không đúng pháp như vậy, chẳng những không được hoan hỷ vì đã làm một việc thiện, mà trái lại, còn chuốc lấy phiền não khi thấy đồng tiền bố thí của mình được người nhận sử dụng vào việc rượu chè, cờ bạc!
Trong khi bố thí đúng theo pháp Phật dạy không thể đem đến kết quả xấu như vậy; vì hành giả bố thí biết dùng trí tuệ quán sát ba đời nhân quả để giúp người nhận của bố thí có thể tháo gỡ được nghiệp ác của họ, chuyển hóa họ không còn tâm lười biếng, ỷ lại, tham lam, lợi dụng …, mà xây dựng cho họ thành người biết nỗ lực tự vươn lên bằng sức lực của chính họ, biết thực hiện nếp sống lương thiện. Thí dụ thấy người sa cơ thất thế, rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhứt thời, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ để họ vượt qua được cuộc sống gian khó và họ biết cố gắng vươn lên, sống cuộc đời hiền lương, sống đúng với hoàn cảnh của họ. Hoặc gặp sinh viên nghèo cần tiền mua sách vở, đóng học phí, chúng ta có thể giúp họ một khoản tiền vừa đủ để họ có thể tiếp tục việc học và họ sẽ thành đạt trong tương lai. Như vậy, chính sự thành đạt đó cũng đã có một phần đóng góp của chúng ta trong việc xây dựng nhân tài của đất nước. Và quan trọng hơn nữa, sự giúp đỡ của chúng ta đã gieo vào lòng người thọ nhận hạt giống biết thương yêu, chăm sóc người khác và họ cũng giúp đỡ lại những người thiếu thốn giống như chúng ta đã từng giúp đỡ họ vậy.
Tóm lại, thể hiện tinh thần bố thí được trí tuệ chỉ đạo theo Phật dạy, chúng ta giúp đỡ đúng người, đúng chỗ, đúng việc, thì càng bố thí, người được ta quan tâm, chăm sóc càng phát huy được khả năng của họ; nhờ đó, cuộc sống của họ càng tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội bình ổn hơn, đất nước có nhiều nhân tài hơn. Và cuối cùng đạt đến mục tiêu cao nhất là chúng ta xây dựng được Niết bàn tịnh lạc ngay trên nhân gian này cho những người hữu duyên với mình.
HT. Thích Trí Quảng
Tuy nhiên, nếu tu hạnh bố thí mà không có các hạnh khác bổ sung, thì giống như xây lâu đài trên cát, hành giả không thể thành tựu tốt đẹp; vì bố thí phải có trí tuệ chỉ đạo mới có kết quả lợi lạc cho người nhận của bố thí và cho cả người phát tâm bố thí.
Thật vậy, nếu không có trí Bát nhã chỉ đạo, việc bố thí dễ bị người khác lợi dụng và như vậy, sự bố thí sẽ bị lệch hướng; nghĩa là không nhận ra người đáng cho, người cần giúp đỡ, mà lại nhận lầm, đem cho người có tâm lợi dụng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tệ hại cho chính người nhận, là làm cho họ trở nên tham lam, chỉ muốn lợi dụng sự bố thí và không chịu phát huy năng lực, chỉ ngồi chờ ăn của bố thí, thì đến khi phước báo hết, không còn được ai cho nữa, lúc đó họ rơi vào tâm trạng khổ đau. Như vậy, người bố thí đã vô tình tạo ra khổ đau cho người nhận, vô tình bồi đắp thêm tâm thấp hèn cho người nhận và kết quả đáng sợ hơn nữa là người bố thí đã kết quyến thuộc với thành phần ác xấu và cũng góp phần làm cho xã hội trở thành tồi tệ, bất an.
Tinh thần bố thí không có trí tuệ như vậy đã bị nhiều người lợi dụng; đáng lẽ những người nhận của bố thí còn sức phấn đấu làm việc được, nhưng họ thấy kiếm được nhiều tiền bằng cách ngửa tay xin, nên họ chẳng những không làm việc, mà tệ hại hơn nữa là họ không bệnh hoạn, không tàn tật, không bất lực, nhưng đã giả làm người bệnh, giả làm người tàn tật, giả làm người bất lực, để người khác trông thấy phải thương tâm, phải giúp đỡ, cho tiền.
Vì tinh thần từ bi của một số người đã đặt không đúng chỗ, dẫn đến tình trạng xuất hiện người ăn xin quá nhiều ở các chùa chiền, các lễ hội, làm cho du khách ngoại quốc phải bực mình, khó chịu với những người đeo bám theo xin tiền, thậm chí không được cho, họ còn dám chửi mắng khách. Riêng người bố thí không đúng pháp như vậy, chẳng những không được hoan hỷ vì đã làm một việc thiện, mà trái lại, còn chuốc lấy phiền não khi thấy đồng tiền bố thí của mình được người nhận sử dụng vào việc rượu chè, cờ bạc!
Trong khi bố thí đúng theo pháp Phật dạy không thể đem đến kết quả xấu như vậy; vì hành giả bố thí biết dùng trí tuệ quán sát ba đời nhân quả để giúp người nhận của bố thí có thể tháo gỡ được nghiệp ác của họ, chuyển hóa họ không còn tâm lười biếng, ỷ lại, tham lam, lợi dụng …, mà xây dựng cho họ thành người biết nỗ lực tự vươn lên bằng sức lực của chính họ, biết thực hiện nếp sống lương thiện. Thí dụ thấy người sa cơ thất thế, rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhứt thời, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ để họ vượt qua được cuộc sống gian khó và họ biết cố gắng vươn lên, sống cuộc đời hiền lương, sống đúng với hoàn cảnh của họ. Hoặc gặp sinh viên nghèo cần tiền mua sách vở, đóng học phí, chúng ta có thể giúp họ một khoản tiền vừa đủ để họ có thể tiếp tục việc học và họ sẽ thành đạt trong tương lai. Như vậy, chính sự thành đạt đó cũng đã có một phần đóng góp của chúng ta trong việc xây dựng nhân tài của đất nước. Và quan trọng hơn nữa, sự giúp đỡ của chúng ta đã gieo vào lòng người thọ nhận hạt giống biết thương yêu, chăm sóc người khác và họ cũng giúp đỡ lại những người thiếu thốn giống như chúng ta đã từng giúp đỡ họ vậy.
Tóm lại, thể hiện tinh thần bố thí được trí tuệ chỉ đạo theo Phật dạy, chúng ta giúp đỡ đúng người, đúng chỗ, đúng việc, thì càng bố thí, người được ta quan tâm, chăm sóc càng phát huy được khả năng của họ; nhờ đó, cuộc sống của họ càng tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội bình ổn hơn, đất nước có nhiều nhân tài hơn. Và cuối cùng đạt đến mục tiêu cao nhất là chúng ta xây dựng được Niết bàn tịnh lạc ngay trên nhân gian này cho những người hữu duyên với mình.
HT. Thích Trí Quảng