Ba loại tịnh nghiệp của thiện nam tử, thiện nữ nhân
(1) Phước nghiệp thứ nhất
- Hiếu dưỡng cha mẹ
- Kính trọng bậc sư trưởng
- Tâm từ bi không sát hại mọi loài chúng sanh
- Tu tập 10 thiện nghiệp
(2) Phước Nhị Thừa
- Quy y Tam bảo
- Nghiêm trì các tịnh giới
- Không phạm các oai nghi
(3) Phước Đại Thừa
- Phát tâm Bồ Đề
- Tin sâu Nhân Quả
- Thọ trì kinh Đại Thừa
- Khuyến khích mọi người tu tập Giác Ngộ
Nhẫn là công đức
Nhẫn khi bị người khác ngược đãi, mắng chửi, hãm hại.
Nhẫn khi gặp nghịch cảnh
Nhẫn khổ nhọc tu tập
Thích Chân Quang:
"Chúng ta muốn làm việc nghĩa, muốn đem nhiệt tình, tài năng và sức lực (bạo lực) để thay đổi hoàn cảnh của mọi người. Nhưng điều này không phải là nguồn gốc của hạnh phúc xã hội. Chính hạnh nghiệp quá khứ đã đưa đến hoàn cảnh đời sống khổ vui cho họ như hiện tại. Nếu chúng ta thương yêu những người khốn cùng, hãy giáo hóa cho họ biết thương yêu giúp đỡ mọi người hơn là phẫn nộ và tàn ác".
- Can đảm nhận lấy khổ vui như là hậu quả của chính mình và dè dặt cẩn thận trong từng hành động của hiện tại.
- Sân hận là nguyên nhân của xấu xí, hẹp hòi. Từ ái là nguyên nhân của đẹp đẽ, hiền lành, là nguồn gốc của công đức.
- Giữ đúng lời hứa. Tạo niềm hy vọng bằng lời hứa rồi gây nỗi thất vọng bằng thất hứa sẽ tạo ra quả báo tuyệt vọng ở mai sau. Sự thực hiện đúng lời hứa hoặc vượt hơn lời hứa khiến cho người vui mừng, đem lại quả báo thành công cho mai sau.
- Công đức nào cũng được thực hiện bằng dũng lực. Người dám san sẻ tài sản, người kiên trì giữ lời hứa, đều là những người có nhiều dũng lực.
- Không nên bố thí hời hợt, với tâm ích kỷ, mong cầu phước báu cho mình, không có tình nhân ái. Nên bố thí với sự trân trọng, yêu thương, những phẩm vật có giá trị, trao tận tay, quý trọng người thọ thí.
- Sức mạnh của ngòi bút ở tại sức sống của tác giả ---> công đức của văn chương. Vậy nên tác giả phải dọn mình trong an nhiên và cao thượng.
- Khi nào có sự khiêm hạ và dung hòa thì càng gần với chân lý.
- Nói lời nhu hòa, khả ái. Ái ngữ là lợi khí để ban phát hạnh phúc.
- Người chân chính không kiêu ngạo khoe khoang, mà trong đời sống từ nơi họ toát ra mọi sự tốt đẹp đến mọi người. Người hiểu đạo rất dè dặt khi phải chỉ trích người khác.
(1) Phước nghiệp thứ nhất
- Hiếu dưỡng cha mẹ
- Kính trọng bậc sư trưởng
- Tâm từ bi không sát hại mọi loài chúng sanh
- Tu tập 10 thiện nghiệp
(2) Phước Nhị Thừa
- Quy y Tam bảo
- Nghiêm trì các tịnh giới
- Không phạm các oai nghi
(3) Phước Đại Thừa
- Phát tâm Bồ Đề
- Tin sâu Nhân Quả
- Thọ trì kinh Đại Thừa
- Khuyến khích mọi người tu tập Giác Ngộ
Nhẫn là công đức
Nhẫn khi bị người khác ngược đãi, mắng chửi, hãm hại.
Nhẫn khi gặp nghịch cảnh
Nhẫn khổ nhọc tu tập
Thích Chân Quang:
"Chúng ta muốn làm việc nghĩa, muốn đem nhiệt tình, tài năng và sức lực (bạo lực) để thay đổi hoàn cảnh của mọi người. Nhưng điều này không phải là nguồn gốc của hạnh phúc xã hội. Chính hạnh nghiệp quá khứ đã đưa đến hoàn cảnh đời sống khổ vui cho họ như hiện tại. Nếu chúng ta thương yêu những người khốn cùng, hãy giáo hóa cho họ biết thương yêu giúp đỡ mọi người hơn là phẫn nộ và tàn ác".
- Can đảm nhận lấy khổ vui như là hậu quả của chính mình và dè dặt cẩn thận trong từng hành động của hiện tại.
- Sân hận là nguyên nhân của xấu xí, hẹp hòi. Từ ái là nguyên nhân của đẹp đẽ, hiền lành, là nguồn gốc của công đức.
- Giữ đúng lời hứa. Tạo niềm hy vọng bằng lời hứa rồi gây nỗi thất vọng bằng thất hứa sẽ tạo ra quả báo tuyệt vọng ở mai sau. Sự thực hiện đúng lời hứa hoặc vượt hơn lời hứa khiến cho người vui mừng, đem lại quả báo thành công cho mai sau.
- Công đức nào cũng được thực hiện bằng dũng lực. Người dám san sẻ tài sản, người kiên trì giữ lời hứa, đều là những người có nhiều dũng lực.
- Không nên bố thí hời hợt, với tâm ích kỷ, mong cầu phước báu cho mình, không có tình nhân ái. Nên bố thí với sự trân trọng, yêu thương, những phẩm vật có giá trị, trao tận tay, quý trọng người thọ thí.
- Sức mạnh của ngòi bút ở tại sức sống của tác giả ---> công đức của văn chương. Vậy nên tác giả phải dọn mình trong an nhiên và cao thượng.
- Khi nào có sự khiêm hạ và dung hòa thì càng gần với chân lý.
- Nói lời nhu hòa, khả ái. Ái ngữ là lợi khí để ban phát hạnh phúc.
- Người chân chính không kiêu ngạo khoe khoang, mà trong đời sống từ nơi họ toát ra mọi sự tốt đẹp đến mọi người. Người hiểu đạo rất dè dặt khi phải chỉ trích người khác.