Bác sĩ Girish D. Patel, người Ấn Độ không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý trị liệu mà còn là một nhà giáo dục tâm huyết về sức khỏe cộng đồng. Năm 2007, Hiệp hội quốc tế về giáo dục vì hòa bình thế giới (Mỹ) đã trao tặng ông bằng khen cao quý. Bác sĩ Girish vừa đến TP.HCM, theo lời mời của Trung tâm các giá trị sống, và dành cho Báo Phụ Nữ cuộc trao đổi ngắn về vấn đề sức khỏe tinh thần.
- Thưa ông, người nghèo khổ đã đành, nhưng không ít người giàu lại luôn than thở rằng, họ cảm thấy cuộc sống chẳng có gì vui, vì sao vậy?
Bác sĩ Girish: Đâu phải cứ đầy đủ về vật chất thì người ta sẽ sung sướng. Họ luôn lo lắng bởi không phân định được điều gì nên làm và không nên làm. Họ không biết cách quản lý thời gian, và rắc rối xảy ra. Có người giàu có nhưng lại tiếc vì đã không dành thời gian quan tâm đến gia đình, con cái. Có người ngậm ngùi vì không được làm những điều mình mong muốn...
-Nhiều người rất nỗ lực nhưng vẫn không đạt được hạnh phúc như mong đợi. Sai lầm của họ ở đâu?
- Chúng ta thường đi theo một lối sống rất phổ biến: nỗ lực làm việc để đạt được nhiều thứ: địa vị, tiền bạc... và cho đó là hạnh phúc. Khi hạnh phúc bám víu vào những thứ đến từ bên ngoài, thì cũng dễ dàng ra đi, bởi con người không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã có.
Nếu muốn đạt được hạnh phúc, bạn hãy thử theo một quy trình ngược lại: bạn hãy hạnh phúc trước đã, rồi hẵng làm việc. Điều gì làm cho bạn hạnh phúc? Đó là những giá trị của bạn. Ai mà không có những phẩm chất thật tốt đẹp: khoan dung, trung thực, hào phóng... Ai mà không có những vận may trong đời: cơ thể lành lặn, có cha mẹ tốt bụng... Bình tĩnh suy xét, bạn đã có nhiều thứ "của cải" quý giá rồi... Đó là số "vốn" đủ để bạn đầu tư vào... tâm trạng của mình, trước khi lao vào công việc. Với tâm trạng hạnh phúc, hài lòng, bạn sẽ vui vẻ, sáng suốt, tập trung, đưa ra suy nghĩ và quyết định đúng. Và như vậy, bắt đầu từ hạnh phúc, bạn lại đạt được hạnh phúc.
-Theo ông, vấn đề nào đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần của con người?
- Ngoài bệnh trầm cảm ngày càng tăng, con người thời nay còn hay lâm vào tình trạng tâm sinh lý bất thường: lúc thì rất hưng phấn, lúc thì lại ỉu xìu... Có hai lý do đưa đến hiện tượng này: trong não có khoảng 900 hóa chất tự động tiết ra và dịch chuyển từ tế bào này sang tế bào khác. Hóa chất nào chiếm ưu thế, sẽ quyết định trạng thái của bạn. Vì thế, có những lúc "tự nhiên" bạn vui hoặc "tự nhiên" buồn.
Song lý do thứ hai mới đáng nói. Đó là loại hóa chất tiết ra trong não do tác động bất lợi của bên ngoài, làm con người cảm thấy bất an, chán nản, luôn lo lắng, sợ hãi... Cùng sống trong một môi trường, một tình huống, nhưng có người khủng hoảng, có người lại bình thản vượt qua. Các kiểu phản ứng tâm lý khác nhau này, không phải do thể chất mạnh hay yếu của mỗi người, mà tùy vào cách họ được giáo dục về các giá trị sống. Bên cạnh đó, giới khoa học cũng đã thừa nhận, cách xử lý tình huống của mỗi người còn do sự tham gia của thói quen.
- Đối với các bệnh nhân rối loạn tinh thần, cách chữa trị của ông là...?
- Có một vài trường hợp quá kiệt sức phải can thiệp bằng thuốc, nhằm xoa dịu cơn rối loạn. Sau đó, tôi hướng dẫn họ cách thiền, để họ tự làm bản thân mạnh mẽ. Thiền, tiếng Anh gọi là meditation, có gốc từ medi, có nghĩa là chữa lành. Thiền, là để tâm trí đi vào tĩnh lặng, nhưng không có nghĩa là ngưng suy nghĩ, mà vượt lên trên suy nghĩ, hòa mình vào những gì bạn yêu thích, hình dung những hình ảnh mang đến cho bạn sự bình an, thanh thản. Thiền là lúc bạn nạp năng lượng cho tâm hồn, cũng như bạn sạc pin cho điện thoại vậy, để nó hoạt động tốt trở lại.
Sức khỏe nằm trong tay bạn, ở những bài tập về hít thở và chế độ dinh dưỡng, mà trong đó 60% từ nguồn thức ăn tự nhiên, không hóa chất.
Trường Sơn thực hiện (Phụ nữ thành phố)
- Thưa ông, người nghèo khổ đã đành, nhưng không ít người giàu lại luôn than thở rằng, họ cảm thấy cuộc sống chẳng có gì vui, vì sao vậy?
Bác sĩ Girish: Đâu phải cứ đầy đủ về vật chất thì người ta sẽ sung sướng. Họ luôn lo lắng bởi không phân định được điều gì nên làm và không nên làm. Họ không biết cách quản lý thời gian, và rắc rối xảy ra. Có người giàu có nhưng lại tiếc vì đã không dành thời gian quan tâm đến gia đình, con cái. Có người ngậm ngùi vì không được làm những điều mình mong muốn...
-Nhiều người rất nỗ lực nhưng vẫn không đạt được hạnh phúc như mong đợi. Sai lầm của họ ở đâu?
- Chúng ta thường đi theo một lối sống rất phổ biến: nỗ lực làm việc để đạt được nhiều thứ: địa vị, tiền bạc... và cho đó là hạnh phúc. Khi hạnh phúc bám víu vào những thứ đến từ bên ngoài, thì cũng dễ dàng ra đi, bởi con người không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã có.
Nếu muốn đạt được hạnh phúc, bạn hãy thử theo một quy trình ngược lại: bạn hãy hạnh phúc trước đã, rồi hẵng làm việc. Điều gì làm cho bạn hạnh phúc? Đó là những giá trị của bạn. Ai mà không có những phẩm chất thật tốt đẹp: khoan dung, trung thực, hào phóng... Ai mà không có những vận may trong đời: cơ thể lành lặn, có cha mẹ tốt bụng... Bình tĩnh suy xét, bạn đã có nhiều thứ "của cải" quý giá rồi... Đó là số "vốn" đủ để bạn đầu tư vào... tâm trạng của mình, trước khi lao vào công việc. Với tâm trạng hạnh phúc, hài lòng, bạn sẽ vui vẻ, sáng suốt, tập trung, đưa ra suy nghĩ và quyết định đúng. Và như vậy, bắt đầu từ hạnh phúc, bạn lại đạt được hạnh phúc.
-Theo ông, vấn đề nào đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần của con người?
- Ngoài bệnh trầm cảm ngày càng tăng, con người thời nay còn hay lâm vào tình trạng tâm sinh lý bất thường: lúc thì rất hưng phấn, lúc thì lại ỉu xìu... Có hai lý do đưa đến hiện tượng này: trong não có khoảng 900 hóa chất tự động tiết ra và dịch chuyển từ tế bào này sang tế bào khác. Hóa chất nào chiếm ưu thế, sẽ quyết định trạng thái của bạn. Vì thế, có những lúc "tự nhiên" bạn vui hoặc "tự nhiên" buồn.
Song lý do thứ hai mới đáng nói. Đó là loại hóa chất tiết ra trong não do tác động bất lợi của bên ngoài, làm con người cảm thấy bất an, chán nản, luôn lo lắng, sợ hãi... Cùng sống trong một môi trường, một tình huống, nhưng có người khủng hoảng, có người lại bình thản vượt qua. Các kiểu phản ứng tâm lý khác nhau này, không phải do thể chất mạnh hay yếu của mỗi người, mà tùy vào cách họ được giáo dục về các giá trị sống. Bên cạnh đó, giới khoa học cũng đã thừa nhận, cách xử lý tình huống của mỗi người còn do sự tham gia của thói quen.
- Đối với các bệnh nhân rối loạn tinh thần, cách chữa trị của ông là...?
- Có một vài trường hợp quá kiệt sức phải can thiệp bằng thuốc, nhằm xoa dịu cơn rối loạn. Sau đó, tôi hướng dẫn họ cách thiền, để họ tự làm bản thân mạnh mẽ. Thiền, tiếng Anh gọi là meditation, có gốc từ medi, có nghĩa là chữa lành. Thiền, là để tâm trí đi vào tĩnh lặng, nhưng không có nghĩa là ngưng suy nghĩ, mà vượt lên trên suy nghĩ, hòa mình vào những gì bạn yêu thích, hình dung những hình ảnh mang đến cho bạn sự bình an, thanh thản. Thiền là lúc bạn nạp năng lượng cho tâm hồn, cũng như bạn sạc pin cho điện thoại vậy, để nó hoạt động tốt trở lại.
Sức khỏe nằm trong tay bạn, ở những bài tập về hít thở và chế độ dinh dưỡng, mà trong đó 60% từ nguồn thức ăn tự nhiên, không hóa chất.
Trường Sơn thực hiện (Phụ nữ thành phố)