Bạn đọc về Thiền để hiểu Thiền thì không đủ. Cần phải hành Thiền. Cũng như đi xe đạp vậy. Đọc sách mười năm chẳng bằng thử tập xe trong vài ngày.
Dù không nghe kinh, ko được thày truyền tâm ấn, khẩu quyết, ..., vẫn có thể tự hướng tới hành Thiền được.
Truyện cổ nói rằng có người đêm tối đi tìm Phật, gặp vị tăng già nói ngươi nên quay về, trên đường thấy người mặc áo như thế, đi dép như thế, tức là gặp Phật đó! Anh này quay về trên đường không thấy ai, đành tìm lại nhà mình mà gọi cửa. Mẹ anh ta nghe tiếng quá mừng mà khoác chăn chạy ra, chân đi lộn dép. Người con nhìn mẹ mình, thấy quả đúng y như miêu tả của vị tăng già. Từ đó anh ta chỉ ở nhà, hết lòng phụng dưỡng mẹ già chứ không bước chân tìm thày ở đâu cả.
Ý truyện này muốn nói gì? Tình mẹ thương con tưởng như vô điều kiện. Tâm Phật cũng từ bi vô điều kiện. Khi bạn hướng tới lòng yêu thương vô điều kiện, đó là gần hơn với cảnh giới của chư Phật.
Gần hơn chứ chưa tương đồng hoàn toàn đâu! Lòng mẹ thương con tưởng như vô điều kiện nhưng thực ra vẫn xuất phát từ điều kiện đấy! Thói thường người ta yêu cái gì gần gũi với mình, càng gần càng yêu. Đức từ bi của Phật thì không như thế. Chẳng có phân chia ra gần hay xa.
Thói thường người ta yêu thương và cao ngạo tôn vinh lòng yêu thương. Bạn hãy tập yêu thương mà không tự đắc về nó. Coi nó là điều rất đỗi bình thường. Cùng với tình thương, hãy đem cho đi thật nhiều (chẳng nhất thiết là tiền bạc, của cải). Và coi điều ấy hoàn toàn bình thường.
Một trong những khó khăn là khi bạn oán giận. Trong mọi tình huống, hết sức tránh né oán trách, đổ lỗi cho tình thế, cho người khác. Vì đó là cách tâm trí bạn đang cố xoa dịu bạn, tôn vinh cái tôi của bạn. Đấy là vọng tưởng.
Nhưng nếu bạn vẫn oán giận người khác thì cũng đừng cố đè nén nỗi oán giận ấy. Đè nén mà không có đường thoát thì đó là chấp vào phi tưởng. Người chấp vào phi tưởng chẳng phải ít. Vì chấp phi tưởng nên lâm vào bế tắc. Lý trí cố bám vào giáo lý nhưng tâm vẫn cứ thường bất an là vì vậy.
Hãy thấu hiểu cảm xúc của mình thay vì cố dẹp bỏ nó đi. Cứ để cho nó lắng xuống tự nhiên. Khi tâm bạn đã lắng, hơi thở điều hòa, chẳng vướng bận vào vọng tưởng, chẳng vướng bận vào phi tưởng. Được như thế thì đấy là phi phi tưởng. Đó là một cảnh giới tuy chưa phải tuyệt đỉnh, nhưng cũng đáng kể của sự tu tâm.
Hơi thở điều hòa là sao? Hít vào sâu, nín giữ, thở ra, nín giữ. Hình dung tình thương vô điều kiện của bạn án ngữ ngay sát dưới rốn mình. Được như thế thì lòng dạ bạn luôn vững vàng. Đứng ngồi luôn vững chãi như người học võ giỏi tấn. Giỏi tấn rồi thì gặp mấy cơn gió xoàng sẽ không xiêu đổ.
Bạn vượt qua oán giận như thế nào thì hãy thử vượt qua những vô minh khác với cách tương tự như thế. Khi bạn không vô minh, bạn yêu thương thế giới bằng tình thương chân thật. Tình thương ấy sẽ còn tiếp tục lớn hơn nữa.
Phạm Trần Lê
Dù không nghe kinh, ko được thày truyền tâm ấn, khẩu quyết, ..., vẫn có thể tự hướng tới hành Thiền được.
Truyện cổ nói rằng có người đêm tối đi tìm Phật, gặp vị tăng già nói ngươi nên quay về, trên đường thấy người mặc áo như thế, đi dép như thế, tức là gặp Phật đó! Anh này quay về trên đường không thấy ai, đành tìm lại nhà mình mà gọi cửa. Mẹ anh ta nghe tiếng quá mừng mà khoác chăn chạy ra, chân đi lộn dép. Người con nhìn mẹ mình, thấy quả đúng y như miêu tả của vị tăng già. Từ đó anh ta chỉ ở nhà, hết lòng phụng dưỡng mẹ già chứ không bước chân tìm thày ở đâu cả.
Ý truyện này muốn nói gì? Tình mẹ thương con tưởng như vô điều kiện. Tâm Phật cũng từ bi vô điều kiện. Khi bạn hướng tới lòng yêu thương vô điều kiện, đó là gần hơn với cảnh giới của chư Phật.
Gần hơn chứ chưa tương đồng hoàn toàn đâu! Lòng mẹ thương con tưởng như vô điều kiện nhưng thực ra vẫn xuất phát từ điều kiện đấy! Thói thường người ta yêu cái gì gần gũi với mình, càng gần càng yêu. Đức từ bi của Phật thì không như thế. Chẳng có phân chia ra gần hay xa.
Thói thường người ta yêu thương và cao ngạo tôn vinh lòng yêu thương. Bạn hãy tập yêu thương mà không tự đắc về nó. Coi nó là điều rất đỗi bình thường. Cùng với tình thương, hãy đem cho đi thật nhiều (chẳng nhất thiết là tiền bạc, của cải). Và coi điều ấy hoàn toàn bình thường.
Một trong những khó khăn là khi bạn oán giận. Trong mọi tình huống, hết sức tránh né oán trách, đổ lỗi cho tình thế, cho người khác. Vì đó là cách tâm trí bạn đang cố xoa dịu bạn, tôn vinh cái tôi của bạn. Đấy là vọng tưởng.
Nhưng nếu bạn vẫn oán giận người khác thì cũng đừng cố đè nén nỗi oán giận ấy. Đè nén mà không có đường thoát thì đó là chấp vào phi tưởng. Người chấp vào phi tưởng chẳng phải ít. Vì chấp phi tưởng nên lâm vào bế tắc. Lý trí cố bám vào giáo lý nhưng tâm vẫn cứ thường bất an là vì vậy.
Hãy thấu hiểu cảm xúc của mình thay vì cố dẹp bỏ nó đi. Cứ để cho nó lắng xuống tự nhiên. Khi tâm bạn đã lắng, hơi thở điều hòa, chẳng vướng bận vào vọng tưởng, chẳng vướng bận vào phi tưởng. Được như thế thì đấy là phi phi tưởng. Đó là một cảnh giới tuy chưa phải tuyệt đỉnh, nhưng cũng đáng kể của sự tu tâm.
Hơi thở điều hòa là sao? Hít vào sâu, nín giữ, thở ra, nín giữ. Hình dung tình thương vô điều kiện của bạn án ngữ ngay sát dưới rốn mình. Được như thế thì lòng dạ bạn luôn vững vàng. Đứng ngồi luôn vững chãi như người học võ giỏi tấn. Giỏi tấn rồi thì gặp mấy cơn gió xoàng sẽ không xiêu đổ.
Bạn vượt qua oán giận như thế nào thì hãy thử vượt qua những vô minh khác với cách tương tự như thế. Khi bạn không vô minh, bạn yêu thương thế giới bằng tình thương chân thật. Tình thương ấy sẽ còn tiếp tục lớn hơn nữa.
Phạm Trần Lê