Mở đầu phẩm này, các Bồ tát mười phương xin hoằng truyền kinh Pháp Hoa ở Ta bà sau khi Như Lai diệt độ. Đức Phật Thích Ca từ chối lời thỉnh cầu này và nói rằng tại Ta bà đã có vô số Bồ tát sẽ thay thế Đức Phật hoằng truyền kinh Pháp Hoa sau khi Ngài diệt độ.
Di Lặc Bồ tát đứng đầu Bồ tát mười phương mới hỏi Đức Phật rằng từ trước tới nay, ở đây không thấy Bồ tát nào, sao Đức Phật lại nói như vậy. Liền lúc đó, đất đều rúng nứt và vô số Bồ tát Tùng địa dũng xuất từ đất vọt ra.Trong khi trên thực tế, chúng ta thấy Đức Phật Thích Ca có bốn chúng là Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di. Nhưng theo Pháp Hoa, bốn chúng nhập lại thành một chúng là Bồ tát, vì Bồ tát là chính yếu.
Bồ tát có Bồ tát nhân gian, Bồ tát mười phương và Bồ tát tâm. Nhân gian Bồ tát ở thế gian có thân người, phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bồ tát, cứu nhân độ thế. Bồ tát mười phương như Phổ Hiền ở phương Đông, Quan Âm từ phương Tây đến Ta bà. Bồ tát mười phương là Bồ tát tâm linh, đến với Đức Phật bằng tâm nguyện, hạnh nguyện. Đức Phật Thích Ca thuyết Pháp Hoa ở Ta bà, nhưng Bồ tát Phổ Hiền ở thế giới phương Đông có cùng tâm nguyện, cùng hạnh nguyện với Đức Phật, nên tương thông với Đức Phật, đến với Ngài bằng tâm, gọi là Bồ đề tâm. Nếu là xác thân con người thì tụ họp đông người liền có chướng ngại, nhưng Bồ tát tâm, hay Bồ đề tâm thì trong một vi trần dung chứa được vô số Bồ tát, có vô số quốc độ không hề chướng ngại.
Mở đầu hội Pháp Hoa chỉ có hai vạn Bồ tát, đến phẩm này có bát thập vạn ức na do tha Bồ tát. Nghĩa là Đức Phật trải qua suốt 49 năm giáo hóa chúng sinh, làm nhiều việc lợi ích cho đời, thì số người tốt hiểu Ngài, kính mến Ngài, quy ngưỡng Ngài đông hơn, nên Ngài thành tựu nhiều việc độ sinh lớn hơn.
Bát thập vạn ức na do tha Bồ tát đến xin Đức Phật truyền bá kinh Pháp Hoa là tư tưởng nhất Phật thừa sau khi Như lai diệt độ. Đức Phật dạy rằng các vị Bồ tát mười phương thuộc Pháp thân, Báo thân, hóa thân, không phải là sanh thân và không có nghiệp chủng tử của chúng sinh; cho nên cấu trúc cơ thể của các Bồ tát mười phương, cũng như cách suy nghĩ và cách sinh hoạt của các Ngài hoàn toàn khác với chúng sinh Ta bà. Từ các Tịnh độ hoàn hảo với thân tâm thanh tịnh, tinh khiết hoàn toàn, nếu sinh lại thế giới Ta bà phải mang thân tứ đại, tất nhiên Bồ tát phải chịu sự chi phối của quy luật sinh già bệnh chết, lại thêm chịu sự tác động của xã hội, của phong tục, tập quán, v.v... nghĩa là chồng chất thêm sự ràng buộc nữa, e rằng không đủ sức chịu đựng.
Đức Phật khuyên Bồ tát mười phương chỉ nên đến Ta bà để biết thêm về cuộc sống của các loài hữu tình ở thế giới ngũ trược mà thôi, các Ngài không thể thay Phật giáo hóa ở Ta bà. Nghe lời Đức Phật giải thích như vậy, các vị Bồ tát mười phương nhận ra rằng hành đạo ở Ta bà phải có sức kham nhẫn lớn lao như Bồ tát Quan Âm, hay Địa Tạng mới có khả năng cứu độ chúng sinh.
Sau đó, Đức Phật nói cho các Bồ tát mười phương yên tâm rằng ở Ta bà đã có vô lượng Bồ tát hoằng truyền kinh Pháp Hoa, không thể thấy được bằng mắt thường và ngay cả Bồ tát Di Lặc cũng không thấy biết các vị này; đó là hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất chỉ thấy được bằng Phật huệ. Đến đây, Đức Phật mở ra cho chúng ta cái nhìn về mặt siêu hình hay mặt tâm linh là mặt thật của cuộc đời; không đơn giản chỉ thấy mặt hiện tượng sinh diệt là mặt giả tạm. Tu Pháp Hoa phải dùng tâm quán sát sự vật, hướng về nội giới, không dùng mắt thường, không chấp vào văn tự, vì sẽ phạm nhiều sai lầm. Một vấn đề chúng ta không thể giải quyết ổn thỏa chỉ ở mặt hiện tượng vật chất, nhưng phải giải quyết về tình cảm, về xã hội, về tâm linh mới quan trọng.
Nhìn về siêu hình, như Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng Ngài thành Phật từ vô lượng kiếp, vì thương nhân gian mà Ngài hiện thân lại thế gian này, mang thân người. Tuy có thân người, nhưng Đức Phật không có tâm nhiễm ô tội lỗi như mọi người, vì Ngài đã đoạn sạch nghiệp. Đức Phật sống gần gũi chúng ta, nhưng trong thế giới siêu hình Ngài quan hệ với chư Phật và chư Bồ tát mười phương. Đức Phật cũng xác định rằng ban ngày Ngài giảng dạy các Tỳ kheo, ban đêm Ngài thuyết pháp cho chư Thiên và Bồ tát, cũng như liên lạc với chư Phật trong khắp Pháp giới. Như vậy, tâm Đức Phật quan hệ với Bồ tát, La hán, chư Thiên; còn thân hữu hình của Ngài thuyết pháp giáo hóa mọi người. Từ đó, chúng ta thấy Đức Phật là thấy sắc thân Ngài và Đức Phật cũng tùy thuận với hoàn cảnh của chúng ta mà thuyết pháp giáo hóa. Có thể nói tuy Đức Phật sống với chúng ta ở thế giới sinh diệt giả tạm, trong khi thật sự tâm Ngài luôn an trụ thế giới vĩnh hằng bất tử. Và Đức Phật cho biết quyến thuộc thân cận với Ngài có đến sáu vạn hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất đóng vai trò quan trọng hơn cả; trong khi loài người thấy Đức Phật đơn độc một mình dưới cội Bồ đề.
Trong cuộc sống con người, có quan hệ vật chất và quan hệ vô hình. Quan hệ vô hình của mọi người còn trong sinh tử là quan hệ bằng tâm thức đầy phiền não, nhiễm ô, xấu ác, cho nên chúng sinh luôn đau khổ. Quan hệ vô hình của Đức Phật Thích Ca tương thông với chư Phật, chư Bồ tát và với tất cả chúng sinh qua tâm sáng suốt, thanh tịnh, giải thoát, cho nên mọi việc, mọi người đối với Đức Phật hoàn toàn tốt đẹp. Tâm Phật hoàn toàn thanh thản, Ngài mới hiện ra tướng hoàn toàn giải thoát. Đức Phật thanh thản, vì Ngài biết rõ mọi việc tận nguồn ngọn, vì phước đức vô lượng Ngài đã tạo rồi, vì nhân lành của Ngài đã viên mãn, không ai có thể hại Ngài, thì còn gì để Ngài lo sợ, buồn giận. Phải thấy trí giác và phước đức của Đức Phật hoàn hảo như vậy, đừng thấy Ngài là người bình thường và cũng phải thấy mối quan hệ của Đức Phật ở mặt siêu hình hoàn toàn an ổn tốt đẹp. Chính vì lực nội tâm thuần thiện như vậy, cho nên Đức Phật đến nơi nguy hiểm giáo hóa, Ngài vẫn bình an. Điển hình như vua A Xà Thế thả voi say hại Phật, hoặc giáo chủ thờ thần rắn là Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp thả rắn độc giết Phật, vẫn không hại được Ngài, mà voi và rắn còn phủ phục dưới chân Đức Phật. Đức Phật bình yên đối trước tình huống không yên chút nào, vì đã có lực bảo vệ của thế giới siêu hình, gần nhất là có Thiên long bát bộ đối phó, bảo vệ Ngài. Vòng ngoài bảo vệ Đức Phật an toàn như vậy, còn chính bản thân Đức Phật vẫn luôn an nhiên tự tại, vì với huệ nhãn, Ngài thấy rõ tất cả mọi việc đều được giải quyết ổn thỏa; có người gây rối thì cũng có người đến bảo vệ Ngài.
Đối với chúng ta quyết tâm tu theo Phật cũng sẽ nhận được lực gia hộ, mà chúng ta thường gọi là Phật hộ niệm rất quan trọng. Điều dễ thấy là khi chúng ta có tấm lòng hy sinh vì đạo, chắc chắn sẽ được chư tôn đức quý trọng và anh em bạn cũng không ganh tức với ta. Có thể nói được Tăng Ni, Phật tử ủng hộ thì chúng ta sẽ được Đức Phật hộ niệm.
Đức Phật cho biết có sáu vạn hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất mà dẫn đầu là bốn vị Bồ tát thượng thủ: Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh và An Lập Hạnh. Các vị đại Bồ tát này thay Phật giáo hóa chúng sinh ở Ta bà, nên Đức Phật không bận tâm. Mỗi vị dẫn theo vô số quyến thuộc đồng hạnh đồng nguyện, nghĩa là tất cả những vị này đều cùng đồng lòng chung sức trong công việc, nên việc khó cũng trở thành dễ. Chúng ta không làm được việc, vì chín người mười ý; thậm chí có người không làm mà chỉ chuyên chống phá.
Các vị Bồ tát Tùng địa dũng xuất tiêu biểu cho đạo đức, tri thức và năng lực vẹn toàn, thể hiện qua “thân kim sắc”, tức không có chút tỳ vết nào có thể chỉ trích được. Đức Phật chọn Bồ tát Thượng Hạnh làm quyến thuộc đứng đầu, ta cũng theo gót chân vị Bồ tát này, phát tâm làm việc khó làm và làm với tất cả tấm lòng, vô điều kiện, chắc chắn Đức Phật sẽ chọn và bổ xứ ta. Trên bước đường hành đạo, đến nơi nào, cũng phải vượt trội hơn người về hiểu biết, sức khỏe, năng lực, việc làm, chắc chắn chúng ta dạy họ dễ dàng, có thể thay Phật truyền bá tư tưởng Phật thừa; đó chính là ý nghĩa của thượng hạnh.
Vị Bồ tát thứ hai được Đức Phật chọn là Vô Biên Hạnh, tức Bồ tát đa năng, làm việc gì cũng được, làm không câu nệ, không đòi hỏi, không lựa chọn công việc. Ở lãnh vực nào cũng ứng xử một cách tốt đẹp là đa năng theo Đại thừa. Đức Phật lãnh đạo được tất cả thành phần xã hội, thể hiện tinh thần đa năng một cách siêu tuyệt, nên Ngài làm thầy của chư Thiên, vua chúa, Tỳ kheo, Bồ tát... Còn chỉ có một hạnh là Độc giác hay Thanh văn, không phải là Phật. Riêng chúng ta thể hiện sự đa năng, hiểu biết rộng, làm được nhiều việc, tuy không giỏi, nhưng chúng ta có nhiều cơ hội để làm.
Bồ tát ở vị trí thứ ba là Tịnh Hạnh chỉ cho Bồ tát sống trong chánh định, không nương phúc lợi thế gian để sống; nói cách khác, không cần tiếng khen và lợi dưỡng. Đặc điểm của Bồ tát Tịnh Hạnh là dấn thân hành đạo, chịu cực mà không đòi hỏi lợi lộc gì, lúc nào tâm Bồ tát cũng an tịnh, ôn hòa, trong sạch, không có lỗi lầm nên được Đức Phật chọn làm quyến thuộc của Ngài.
Thứ tư là Đức Phật chọn Bồ tát An Lập Hạnh, tức làm việc theo yêu cầu của nhiều người, không từ nan, không yêu sách. Nhiều người giỏi, nhưng không làm được việc vì đòi phải giao cho chức này, việc nọ mới làm. Chúng ta nên tập bất cứ yêu cầu nào của đạo pháp, của xã hội, cũng sẵn lòng. Được giao nhiệm vụ và hoàn thành thì còn danh dự hơn là chức lớn mà không làm được việc. Được việc nhỏ, thì mới được giao việc lớn.
Đức Phật chọn Bồ tát làm việc là Bồ tát ẩn danh hay vô hình, tức không cần danh lợi. Đặc tính này được kinh Pháp Hoa diễn tả là Bồ Tát Tùng địa dũng xuất không nương Trời người. Bồ tát còn cần danh lợi thì còn nương Trời người. Phật làm được việc lớn vì Ngài có quyến thuộc là những Bồ tát siêu việt đông vô số thầm trợ giúp Ngài, thì việc gì mà không thành tựu. Đây là điểm quan trọng mở ra cho chúng ta nhận chân được con người thật của Đức Phật.
Đến hội Pháp Hoa, Đức Phật mới giới thiệu những quyến thuộc siêu đẳng là bốn vị Bồ tát Tùng địa dũng xuất thượng thủ: Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh, An Lập Hạnh và sáu vạn hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất mà cả Trời người đều không biết, thậm chí Bồ tát Di Lặc cũng không biết. Vì vậy các Ngài là Bồ tát nội bí ngoại hiện, nghĩa là bề ngoài các Ngài bình thường, nhưng bên trong phi thường, mới làm được việc lớn.
Thực tế, chúng ta thấy những người không làm được nhưng khoe khoang đủ thứ. Hạng ưa kể công này nên bỏ đi, không sử dụng được. Hạng thứ hai là Bồ tát nhỏ làm việc nhỏ và làm được việc gì thì mọi người đều biết. Người biết rõ khả năng và bản tánh ta, họ biết ta mà ta chưa biết họ, nên ta chỉ làm được việc nhỏ.
Hạng thứ ba là Bồ tát nội bí ngoại hiện, làm tất cả, nhưng người không biết vì làm âm thầm, không cầu danh. Bồ tát không tự xưng rằng mình làm được việc này, việc kia, nhưng tìm người nào làm được thì Bồ tát giúp họ. Họ làm coi như Bồ tát làm và họ thành công cũng phát xuất từ sự giúp đỡ của Bồ tát, đó là thành công của Bồ tát Tùng địa dũng xuất.
Nói cho dễ hiểu, ví dụ tôi là Bồ tát nhỏ làm những việc như Trưởng ban Hoằng pháp, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, v.v... ; đó là những chức vụ hữu danh mà ai cũng biết. Nhưng quan trọng là lực vô hình của Đức Phật tác động, gia bị cho tôi làm được. Là nhà tôn giáo, dễ nhận chân được lực gia bị vô hình của Đức Phật và chư Bồ tát giúp chúng ta thành tựu những Phật sự đáng kể trong cuộc đời hành đạo. Ý thức như vậy, một mặt chúng ta nuôi dưỡng hạnh khiêm tốn, một mặt nỗ lực tiến tu để tạo được lực tác động của riêng mình, mới làm được việc lớn, cho đến tác động được muôn pháp trong vũ trụ là đạt quả vị Như Lai, vì Như Lai chuyển vật, còn chúng sinh thì bị vật chuyển.
Đức Phật nói có Bồ tát mười phương đến giúp hay không, không thành vấn đề; vì những Bồ tát Tùng địa dũng xuất tự làm được, tức do công đức tu hành của chính mình mới quan trọng. Ý chính này được Đức Phật giải thích rằng hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất do chính Đức Phật giáo hóa sau khi Ngài thành Phật, tức đạt được sự hiểu biết chính xác và tâm thanh tịnh hoàn toàn, thấy được sự thật của sự vật mới giáo hóa được. Và trải qua vô lượng kiếp từ khi thành Phật đến nay, với phước đức và trí tuệ viên mãn đã có sẵn, với quyến thuộc và bạn bè trong vô hình tài đức siêu phàm, nay gặp lại trong hiện đời, những người tài giỏi, đức hạnh phát tâm theo Phật vô điều kiện, thì không có việc khó nào mà Đức Phật Thích Ca không thành tựu.
Còn chúng ta từ quá khứ cho đến ngày nay đã tạo quá nhiều oan gia, nay chúng ta mới phát tâm tu, họ nghe mình sắp đi xa theo Đức Phật, nên vội vàng kéo tới đòi nợ. Trong thế giới sinh tử này, ta nợ người, người nợ ta; hôm nay họ chưa đòi được thì mai kia họ đòi. Chưa tu, không có vấn đề; nhưng phát tâm thật tu, đủ thứ rắc rối tìm đến, vì đã tạo nhiều nghiệp quá khứ. Những người hiện đời tu dễ dàng, vì bạn bè tốt trong quá khứ đã kết nối và nghiệp quá khứ không có, hoặc có ít.
Tóm lại, Đức Phật Thích Ca trong vô số kiếp quá khứ đã dìu dắt nhiều người đạt được trí sáng suốt, năng lực tài giỏi, đức hạnh vô song, được tiêu biểu qua hình ảnh vô số Bồ tát Tùng địa dũng xuất trong thế giới siêu hình và thể hiện trên thực tế cuộc sống là 1.250 vị Hiền Thánh đệ tử thân cận với Ngài trên bước đường giáo hóa độ sinh, xây dựng nên đạo Phật lợi lạc cho quần sinh, có giá trị vượt thời gian và không gian, cho đến thời hiện đại giáo pháp của Đức Phật vẫn còn là kim chỉ nam giúp cho nhân loại tạo dựng thế giới hòa bình, an lạc, hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và phát triển. Đó chính là ý nghĩa mà Đức Phật muốn chỉ dạy qua hình ảnh Bồ tát Tùng địa dũng xuất.
HT Thích Trí Quảng
Di Lặc Bồ tát đứng đầu Bồ tát mười phương mới hỏi Đức Phật rằng từ trước tới nay, ở đây không thấy Bồ tát nào, sao Đức Phật lại nói như vậy. Liền lúc đó, đất đều rúng nứt và vô số Bồ tát Tùng địa dũng xuất từ đất vọt ra.Trong khi trên thực tế, chúng ta thấy Đức Phật Thích Ca có bốn chúng là Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di. Nhưng theo Pháp Hoa, bốn chúng nhập lại thành một chúng là Bồ tát, vì Bồ tát là chính yếu.
Bồ tát có Bồ tát nhân gian, Bồ tát mười phương và Bồ tát tâm. Nhân gian Bồ tát ở thế gian có thân người, phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bồ tát, cứu nhân độ thế. Bồ tát mười phương như Phổ Hiền ở phương Đông, Quan Âm từ phương Tây đến Ta bà. Bồ tát mười phương là Bồ tát tâm linh, đến với Đức Phật bằng tâm nguyện, hạnh nguyện. Đức Phật Thích Ca thuyết Pháp Hoa ở Ta bà, nhưng Bồ tát Phổ Hiền ở thế giới phương Đông có cùng tâm nguyện, cùng hạnh nguyện với Đức Phật, nên tương thông với Đức Phật, đến với Ngài bằng tâm, gọi là Bồ đề tâm. Nếu là xác thân con người thì tụ họp đông người liền có chướng ngại, nhưng Bồ tát tâm, hay Bồ đề tâm thì trong một vi trần dung chứa được vô số Bồ tát, có vô số quốc độ không hề chướng ngại.
Mở đầu hội Pháp Hoa chỉ có hai vạn Bồ tát, đến phẩm này có bát thập vạn ức na do tha Bồ tát. Nghĩa là Đức Phật trải qua suốt 49 năm giáo hóa chúng sinh, làm nhiều việc lợi ích cho đời, thì số người tốt hiểu Ngài, kính mến Ngài, quy ngưỡng Ngài đông hơn, nên Ngài thành tựu nhiều việc độ sinh lớn hơn.
Bát thập vạn ức na do tha Bồ tát đến xin Đức Phật truyền bá kinh Pháp Hoa là tư tưởng nhất Phật thừa sau khi Như lai diệt độ. Đức Phật dạy rằng các vị Bồ tát mười phương thuộc Pháp thân, Báo thân, hóa thân, không phải là sanh thân và không có nghiệp chủng tử của chúng sinh; cho nên cấu trúc cơ thể của các Bồ tát mười phương, cũng như cách suy nghĩ và cách sinh hoạt của các Ngài hoàn toàn khác với chúng sinh Ta bà. Từ các Tịnh độ hoàn hảo với thân tâm thanh tịnh, tinh khiết hoàn toàn, nếu sinh lại thế giới Ta bà phải mang thân tứ đại, tất nhiên Bồ tát phải chịu sự chi phối của quy luật sinh già bệnh chết, lại thêm chịu sự tác động của xã hội, của phong tục, tập quán, v.v... nghĩa là chồng chất thêm sự ràng buộc nữa, e rằng không đủ sức chịu đựng.
Đức Phật khuyên Bồ tát mười phương chỉ nên đến Ta bà để biết thêm về cuộc sống của các loài hữu tình ở thế giới ngũ trược mà thôi, các Ngài không thể thay Phật giáo hóa ở Ta bà. Nghe lời Đức Phật giải thích như vậy, các vị Bồ tát mười phương nhận ra rằng hành đạo ở Ta bà phải có sức kham nhẫn lớn lao như Bồ tát Quan Âm, hay Địa Tạng mới có khả năng cứu độ chúng sinh.
Sau đó, Đức Phật nói cho các Bồ tát mười phương yên tâm rằng ở Ta bà đã có vô lượng Bồ tát hoằng truyền kinh Pháp Hoa, không thể thấy được bằng mắt thường và ngay cả Bồ tát Di Lặc cũng không thấy biết các vị này; đó là hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất chỉ thấy được bằng Phật huệ. Đến đây, Đức Phật mở ra cho chúng ta cái nhìn về mặt siêu hình hay mặt tâm linh là mặt thật của cuộc đời; không đơn giản chỉ thấy mặt hiện tượng sinh diệt là mặt giả tạm. Tu Pháp Hoa phải dùng tâm quán sát sự vật, hướng về nội giới, không dùng mắt thường, không chấp vào văn tự, vì sẽ phạm nhiều sai lầm. Một vấn đề chúng ta không thể giải quyết ổn thỏa chỉ ở mặt hiện tượng vật chất, nhưng phải giải quyết về tình cảm, về xã hội, về tâm linh mới quan trọng.
Nhìn về siêu hình, như Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng Ngài thành Phật từ vô lượng kiếp, vì thương nhân gian mà Ngài hiện thân lại thế gian này, mang thân người. Tuy có thân người, nhưng Đức Phật không có tâm nhiễm ô tội lỗi như mọi người, vì Ngài đã đoạn sạch nghiệp. Đức Phật sống gần gũi chúng ta, nhưng trong thế giới siêu hình Ngài quan hệ với chư Phật và chư Bồ tát mười phương. Đức Phật cũng xác định rằng ban ngày Ngài giảng dạy các Tỳ kheo, ban đêm Ngài thuyết pháp cho chư Thiên và Bồ tát, cũng như liên lạc với chư Phật trong khắp Pháp giới. Như vậy, tâm Đức Phật quan hệ với Bồ tát, La hán, chư Thiên; còn thân hữu hình của Ngài thuyết pháp giáo hóa mọi người. Từ đó, chúng ta thấy Đức Phật là thấy sắc thân Ngài và Đức Phật cũng tùy thuận với hoàn cảnh của chúng ta mà thuyết pháp giáo hóa. Có thể nói tuy Đức Phật sống với chúng ta ở thế giới sinh diệt giả tạm, trong khi thật sự tâm Ngài luôn an trụ thế giới vĩnh hằng bất tử. Và Đức Phật cho biết quyến thuộc thân cận với Ngài có đến sáu vạn hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất đóng vai trò quan trọng hơn cả; trong khi loài người thấy Đức Phật đơn độc một mình dưới cội Bồ đề.
Trong cuộc sống con người, có quan hệ vật chất và quan hệ vô hình. Quan hệ vô hình của mọi người còn trong sinh tử là quan hệ bằng tâm thức đầy phiền não, nhiễm ô, xấu ác, cho nên chúng sinh luôn đau khổ. Quan hệ vô hình của Đức Phật Thích Ca tương thông với chư Phật, chư Bồ tát và với tất cả chúng sinh qua tâm sáng suốt, thanh tịnh, giải thoát, cho nên mọi việc, mọi người đối với Đức Phật hoàn toàn tốt đẹp. Tâm Phật hoàn toàn thanh thản, Ngài mới hiện ra tướng hoàn toàn giải thoát. Đức Phật thanh thản, vì Ngài biết rõ mọi việc tận nguồn ngọn, vì phước đức vô lượng Ngài đã tạo rồi, vì nhân lành của Ngài đã viên mãn, không ai có thể hại Ngài, thì còn gì để Ngài lo sợ, buồn giận. Phải thấy trí giác và phước đức của Đức Phật hoàn hảo như vậy, đừng thấy Ngài là người bình thường và cũng phải thấy mối quan hệ của Đức Phật ở mặt siêu hình hoàn toàn an ổn tốt đẹp. Chính vì lực nội tâm thuần thiện như vậy, cho nên Đức Phật đến nơi nguy hiểm giáo hóa, Ngài vẫn bình an. Điển hình như vua A Xà Thế thả voi say hại Phật, hoặc giáo chủ thờ thần rắn là Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp thả rắn độc giết Phật, vẫn không hại được Ngài, mà voi và rắn còn phủ phục dưới chân Đức Phật. Đức Phật bình yên đối trước tình huống không yên chút nào, vì đã có lực bảo vệ của thế giới siêu hình, gần nhất là có Thiên long bát bộ đối phó, bảo vệ Ngài. Vòng ngoài bảo vệ Đức Phật an toàn như vậy, còn chính bản thân Đức Phật vẫn luôn an nhiên tự tại, vì với huệ nhãn, Ngài thấy rõ tất cả mọi việc đều được giải quyết ổn thỏa; có người gây rối thì cũng có người đến bảo vệ Ngài.
Đối với chúng ta quyết tâm tu theo Phật cũng sẽ nhận được lực gia hộ, mà chúng ta thường gọi là Phật hộ niệm rất quan trọng. Điều dễ thấy là khi chúng ta có tấm lòng hy sinh vì đạo, chắc chắn sẽ được chư tôn đức quý trọng và anh em bạn cũng không ganh tức với ta. Có thể nói được Tăng Ni, Phật tử ủng hộ thì chúng ta sẽ được Đức Phật hộ niệm.
Đức Phật cho biết có sáu vạn hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất mà dẫn đầu là bốn vị Bồ tát thượng thủ: Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh và An Lập Hạnh. Các vị đại Bồ tát này thay Phật giáo hóa chúng sinh ở Ta bà, nên Đức Phật không bận tâm. Mỗi vị dẫn theo vô số quyến thuộc đồng hạnh đồng nguyện, nghĩa là tất cả những vị này đều cùng đồng lòng chung sức trong công việc, nên việc khó cũng trở thành dễ. Chúng ta không làm được việc, vì chín người mười ý; thậm chí có người không làm mà chỉ chuyên chống phá.
Các vị Bồ tát Tùng địa dũng xuất tiêu biểu cho đạo đức, tri thức và năng lực vẹn toàn, thể hiện qua “thân kim sắc”, tức không có chút tỳ vết nào có thể chỉ trích được. Đức Phật chọn Bồ tát Thượng Hạnh làm quyến thuộc đứng đầu, ta cũng theo gót chân vị Bồ tát này, phát tâm làm việc khó làm và làm với tất cả tấm lòng, vô điều kiện, chắc chắn Đức Phật sẽ chọn và bổ xứ ta. Trên bước đường hành đạo, đến nơi nào, cũng phải vượt trội hơn người về hiểu biết, sức khỏe, năng lực, việc làm, chắc chắn chúng ta dạy họ dễ dàng, có thể thay Phật truyền bá tư tưởng Phật thừa; đó chính là ý nghĩa của thượng hạnh.
Vị Bồ tát thứ hai được Đức Phật chọn là Vô Biên Hạnh, tức Bồ tát đa năng, làm việc gì cũng được, làm không câu nệ, không đòi hỏi, không lựa chọn công việc. Ở lãnh vực nào cũng ứng xử một cách tốt đẹp là đa năng theo Đại thừa. Đức Phật lãnh đạo được tất cả thành phần xã hội, thể hiện tinh thần đa năng một cách siêu tuyệt, nên Ngài làm thầy của chư Thiên, vua chúa, Tỳ kheo, Bồ tát... Còn chỉ có một hạnh là Độc giác hay Thanh văn, không phải là Phật. Riêng chúng ta thể hiện sự đa năng, hiểu biết rộng, làm được nhiều việc, tuy không giỏi, nhưng chúng ta có nhiều cơ hội để làm.
Bồ tát ở vị trí thứ ba là Tịnh Hạnh chỉ cho Bồ tát sống trong chánh định, không nương phúc lợi thế gian để sống; nói cách khác, không cần tiếng khen và lợi dưỡng. Đặc điểm của Bồ tát Tịnh Hạnh là dấn thân hành đạo, chịu cực mà không đòi hỏi lợi lộc gì, lúc nào tâm Bồ tát cũng an tịnh, ôn hòa, trong sạch, không có lỗi lầm nên được Đức Phật chọn làm quyến thuộc của Ngài.
Thứ tư là Đức Phật chọn Bồ tát An Lập Hạnh, tức làm việc theo yêu cầu của nhiều người, không từ nan, không yêu sách. Nhiều người giỏi, nhưng không làm được việc vì đòi phải giao cho chức này, việc nọ mới làm. Chúng ta nên tập bất cứ yêu cầu nào của đạo pháp, của xã hội, cũng sẵn lòng. Được giao nhiệm vụ và hoàn thành thì còn danh dự hơn là chức lớn mà không làm được việc. Được việc nhỏ, thì mới được giao việc lớn.
Đức Phật chọn Bồ tát làm việc là Bồ tát ẩn danh hay vô hình, tức không cần danh lợi. Đặc tính này được kinh Pháp Hoa diễn tả là Bồ Tát Tùng địa dũng xuất không nương Trời người. Bồ tát còn cần danh lợi thì còn nương Trời người. Phật làm được việc lớn vì Ngài có quyến thuộc là những Bồ tát siêu việt đông vô số thầm trợ giúp Ngài, thì việc gì mà không thành tựu. Đây là điểm quan trọng mở ra cho chúng ta nhận chân được con người thật của Đức Phật.
Đến hội Pháp Hoa, Đức Phật mới giới thiệu những quyến thuộc siêu đẳng là bốn vị Bồ tát Tùng địa dũng xuất thượng thủ: Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh, An Lập Hạnh và sáu vạn hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất mà cả Trời người đều không biết, thậm chí Bồ tát Di Lặc cũng không biết. Vì vậy các Ngài là Bồ tát nội bí ngoại hiện, nghĩa là bề ngoài các Ngài bình thường, nhưng bên trong phi thường, mới làm được việc lớn.
Thực tế, chúng ta thấy những người không làm được nhưng khoe khoang đủ thứ. Hạng ưa kể công này nên bỏ đi, không sử dụng được. Hạng thứ hai là Bồ tát nhỏ làm việc nhỏ và làm được việc gì thì mọi người đều biết. Người biết rõ khả năng và bản tánh ta, họ biết ta mà ta chưa biết họ, nên ta chỉ làm được việc nhỏ.
Hạng thứ ba là Bồ tát nội bí ngoại hiện, làm tất cả, nhưng người không biết vì làm âm thầm, không cầu danh. Bồ tát không tự xưng rằng mình làm được việc này, việc kia, nhưng tìm người nào làm được thì Bồ tát giúp họ. Họ làm coi như Bồ tát làm và họ thành công cũng phát xuất từ sự giúp đỡ của Bồ tát, đó là thành công của Bồ tát Tùng địa dũng xuất.
Nói cho dễ hiểu, ví dụ tôi là Bồ tát nhỏ làm những việc như Trưởng ban Hoằng pháp, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, v.v... ; đó là những chức vụ hữu danh mà ai cũng biết. Nhưng quan trọng là lực vô hình của Đức Phật tác động, gia bị cho tôi làm được. Là nhà tôn giáo, dễ nhận chân được lực gia bị vô hình của Đức Phật và chư Bồ tát giúp chúng ta thành tựu những Phật sự đáng kể trong cuộc đời hành đạo. Ý thức như vậy, một mặt chúng ta nuôi dưỡng hạnh khiêm tốn, một mặt nỗ lực tiến tu để tạo được lực tác động của riêng mình, mới làm được việc lớn, cho đến tác động được muôn pháp trong vũ trụ là đạt quả vị Như Lai, vì Như Lai chuyển vật, còn chúng sinh thì bị vật chuyển.
Đức Phật nói có Bồ tát mười phương đến giúp hay không, không thành vấn đề; vì những Bồ tát Tùng địa dũng xuất tự làm được, tức do công đức tu hành của chính mình mới quan trọng. Ý chính này được Đức Phật giải thích rằng hằng hà sa Bồ tát Tùng địa dũng xuất do chính Đức Phật giáo hóa sau khi Ngài thành Phật, tức đạt được sự hiểu biết chính xác và tâm thanh tịnh hoàn toàn, thấy được sự thật của sự vật mới giáo hóa được. Và trải qua vô lượng kiếp từ khi thành Phật đến nay, với phước đức và trí tuệ viên mãn đã có sẵn, với quyến thuộc và bạn bè trong vô hình tài đức siêu phàm, nay gặp lại trong hiện đời, những người tài giỏi, đức hạnh phát tâm theo Phật vô điều kiện, thì không có việc khó nào mà Đức Phật Thích Ca không thành tựu.
Còn chúng ta từ quá khứ cho đến ngày nay đã tạo quá nhiều oan gia, nay chúng ta mới phát tâm tu, họ nghe mình sắp đi xa theo Đức Phật, nên vội vàng kéo tới đòi nợ. Trong thế giới sinh tử này, ta nợ người, người nợ ta; hôm nay họ chưa đòi được thì mai kia họ đòi. Chưa tu, không có vấn đề; nhưng phát tâm thật tu, đủ thứ rắc rối tìm đến, vì đã tạo nhiều nghiệp quá khứ. Những người hiện đời tu dễ dàng, vì bạn bè tốt trong quá khứ đã kết nối và nghiệp quá khứ không có, hoặc có ít.
Tóm lại, Đức Phật Thích Ca trong vô số kiếp quá khứ đã dìu dắt nhiều người đạt được trí sáng suốt, năng lực tài giỏi, đức hạnh vô song, được tiêu biểu qua hình ảnh vô số Bồ tát Tùng địa dũng xuất trong thế giới siêu hình và thể hiện trên thực tế cuộc sống là 1.250 vị Hiền Thánh đệ tử thân cận với Ngài trên bước đường giáo hóa độ sinh, xây dựng nên đạo Phật lợi lạc cho quần sinh, có giá trị vượt thời gian và không gian, cho đến thời hiện đại giáo pháp của Đức Phật vẫn còn là kim chỉ nam giúp cho nhân loại tạo dựng thế giới hòa bình, an lạc, hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và phát triển. Đó chính là ý nghĩa mà Đức Phật muốn chỉ dạy qua hình ảnh Bồ tát Tùng địa dũng xuất.
HT Thích Trí Quảng