Trong một bài kinh Đức Phật dạy rằng :
“Nếu quý vị không thiện xảo trong việc đọc tâm, thói quen, hay cá tính của người khác thì hãy thiện xảo trong việc đọc tâm của chinh mình.”
Một trong những điều dễ gặp nhất, nhưng lại khó đối trị nhất trong hành thiền và đắc định đối với hành giả, chính là phóng tâm. Để khắc phục tình trạng này thì mỗi người phải quán xét mối quan hệ nhân quả về những hành xử của mình.
Suy nghĩ, nói năng, hành động sẽ là nhân dẫn đến kết quả là nhưng trạng thái tâm tương ứng của quý vị trong lúc ngồi thiền. Vậy nếu quý vị muốn gặt được kết quả tốt - thực hành thành công thiền chỉ và thiền quán , quý vị phải gieo nhân tốt trong cuộc sống đời thường :
Nhân : một người có thể sống và suy nghĩ đơn giản, chân thật, trong sáng, có nhiều lòng từ và luôn kính trọng người khác.
Quả: Ít phóng tâm tâm an tịnh, nhu nhuyễn, dễ thuần hóa và dễ đạt định
Điều quan trọng là ta luôn tự hỏi “Ta đang sử dụng tâm gì khi đối xử với người khác”
2) Nhân:
Một người sân hận, ích kỷ, ghen tị, phức tạp, giả dối, lăng xăng và luôn tìm cách áp đảo người khác trong mọi quan hệ.
Quả: là rất nhiều phóng tâm, khó an tịnh được tâm và tốn thời gian vô ích cho việc thiền tập.
Để có thể tiến bộ trong hành thiền phải cải hóa tâm thức, thay đổi suy nghĩ, thói quen xấu, hành xử bất thiện và đặc biệt biết cách sử dụng tác ý chân chánh không những trong cuộc sống đời thừơng mà nhất là trong việc hành thiền. Điều lý tưởng là một thiền sinh đên đây và đạt được thành công khi mãn khóa thiền. Có được điều này là họ đã từng hành trì và tạo đủ bala mật từ trong các kiếp quá khứ. Còn đối với những thiền sinh chưa đạt kết qủa, họ sẽ có lợi lạc gì từ việc thiền tập này: là cách để thành tựu viên mãn balamật của mình. Nó là cách tạo dưng những thói quen thiện và là sự chuẩn bị tốt nhất cho phút lâm chung không bị xuống 4 cảnh khổ. Nó là một thành công đối với những người chưa thành công nếu họ biết cách luôn giữ đối tượng thiện này – chánh niệm trên hơi thở biến nó thành máu thịt của mình thành cá tính và thói quen và một thiện nghiệp cho đến lúc chết, khi tâm thức trở nên rất yếu, thì nó vẫn có thể an trú trong một đối tượng thiện là hơi thở mà không có đối tượng bất thiện chen vào, đảm bảo cho kiếp tái sanh tới.
Tỳ kheo Dhammapala
(Rừng
TP. Hồ Chí Minh, chùa Nguyên Thủy, mùa an cư kiết hạ 2008
(người dịch Nguyệt Minh)