Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng nước ngoài, John Hoover và Danny Cox, đã nhìn ra 10 tính cách của những nhà lãnh đạo hiệu quả cao. Những tính cách này không tự nhiên mà đến. Các nhà lãnh đạo lớn phát triển chúng - những tính cách có tính chất phổ quát và vượt thời gian. Chúng phản ánh những điều mà các nhà lãnh đạo tin và cách họ quyết định ứng xử. Các nhà lãnh đạo lớn chứng minh 10 tính cách bất kể là ở lãnh vực nào đi nữa.
1. Tính liêm chính kiên định: Đây là nền tảng cho tính cách và cho việc phục vụ khách hàng bên trong cũng như bên ngoài. Những người làm-ra-vẻ lãnh đạo không có tính cách này sẽ chỉ là “những ngôi sao xẹt”.
2. Không chấp nhất chuyện vụn vặt: Việc làm suy kiệt năng lượng của một tổ chức ghê gớm nhất là do thói tủn mủn gây ra. Loại bỏ chúng sẽ đem lại nguồn năng lượng cao. Nhà lãnh đạo phải biết phân biệt giữa cái gì hứng thú và cái gì quan trọng.
3. Sắp đặt công việc theo thứ tự ưu tiên: Điều này sẽ đem lại sự quân bình dưới áp lực của công việc và tạo nên một nhà xử lý vấn đề siêu hạng. Một nhà lãnh đạo làm việc theo thứ tự ưu tiên sẽ chuẩn bị một danh sách các việc ưu tiên trong ngày: ông/bà ta bắt đầu với # 1 và không xử lý #2 nếu như sau khi xong #1 lại phát sinh #1 mới và cứ như thế mà giải quyết.
4. Can đảm: Các nhà lãnh đạo không sống một cách nhu nhược. Họ biết có một nguồn can đảm sâu thẳm trong mỗi chúng ta, dù chúng ta có vận dụng nó hay không. Các nhà lãnh đạo làm cái điều mà họ sợ là sẽ làm cho người ta sợ nhận lãnh trách nhiệm. Niềm tin của họ là “Hãy còn quá sớm để bỏ cuộc!”
5. Gắn bó: Các nhà lãnh đạo biết là họ không thể chết yểu nếu cứ cần mẫn làm cái công việc mà họ yêu thích. Họ không bao giờ thèm nghe những kẻ làng nhàng la lên: “Từ từ thôi! Bạn sẽ huỷ hoại sức khỏe của mình mất thôi!”. Công trình của họ là một hình thái nghệ thuật được phát triển.
6. Chuyên chú vào mục tiêu: Sự tập trung là liều thuốc giảm đau trong việc hoàn thành những mục tiêu đỉnh cao. Nhà lãnh đạo hiểu rằng không có những mục tiêu, con người sẽ bắt đầu tàn lụi cả về thể chất lẫn tâm hồn.
7. Không theo lối mòn: Đây là những người sáng tạo, những kẻ cách tân, và kiểu người-nghĩ-ngoài-khuôn-phép. Họ học cả từ những thành công và thất bại của chính mình. Họ rất độc đáo, và không sao chép ai.
8. Kích thích và lan tỏa lòng nhiệt thành: Các nhà lãnh đạo tỏ ra nhiệt tình khi họ đạt được những mục tiêu hàng ngày, như là một phần của kế hoạch lớn, không chỉ đơn thuần là công việc hàng ngày. Họ ý thức sâu sắc là không có lòng nhiệt thành lan tỏa ấy, thì dù họ ở trạng thái tâm lý nào cũng rất dễ lan ra người khác.
9. Điềm tĩnh trong lúc khủng hoảng: Những người này không dễ phân tán hay gào khóc vì những chuyện không đâu. Họ rất kiên trì và do đó nắm bắt sự kiện cần thiết rất nhanh. Họ biết rằng vượt qua xung đột thì sẽ gặt hái thêm sức mạnh.
10. Hoài bão giúp người khác vươn lên: Các nhà lãnh đạo biết không có sự bão hòa trong giáo dục và việc truyền bá kiến thức và kinh nghiệm thăng tiến sẽ giúp chúng ta xây dụng quan hệ gắn bó và tình bạn.
Ta thấy các tính cách (1, 2, 4, 5, 9) chính là đạo đức, (8, 10) là ân đức,(3,6,7) là trí đức theo quan điểm của Thiền sư Nhất Hạnh. Nói một cách khác, nếu không có tâm từ bi thì giàu có, hay quyền lực đến đâu cũng không thể có hạnh phúc hoặc đem lại hạnh phúc cho người khác. Một nhà lãnh đạo chân chính phải là người có ước vọng vun trồng hiểu biết, thương yêu, giúp đời, sống tỉnh thức và sử dụng chính đáng quyền lực của mình giúp những người xung quanh mình có hạnh phúc như mong muốn. Hiểu như thế thì con đường Bát chánh đạo mà Pudential đang thực hành cũng đáng được trân trọng lắm thay!
1. Tính liêm chính kiên định: Đây là nền tảng cho tính cách và cho việc phục vụ khách hàng bên trong cũng như bên ngoài. Những người làm-ra-vẻ lãnh đạo không có tính cách này sẽ chỉ là “những ngôi sao xẹt”.
2. Không chấp nhất chuyện vụn vặt: Việc làm suy kiệt năng lượng của một tổ chức ghê gớm nhất là do thói tủn mủn gây ra. Loại bỏ chúng sẽ đem lại nguồn năng lượng cao. Nhà lãnh đạo phải biết phân biệt giữa cái gì hứng thú và cái gì quan trọng.
3. Sắp đặt công việc theo thứ tự ưu tiên: Điều này sẽ đem lại sự quân bình dưới áp lực của công việc và tạo nên một nhà xử lý vấn đề siêu hạng. Một nhà lãnh đạo làm việc theo thứ tự ưu tiên sẽ chuẩn bị một danh sách các việc ưu tiên trong ngày: ông/bà ta bắt đầu với # 1 và không xử lý #2 nếu như sau khi xong #1 lại phát sinh #1 mới và cứ như thế mà giải quyết.
4. Can đảm: Các nhà lãnh đạo không sống một cách nhu nhược. Họ biết có một nguồn can đảm sâu thẳm trong mỗi chúng ta, dù chúng ta có vận dụng nó hay không. Các nhà lãnh đạo làm cái điều mà họ sợ là sẽ làm cho người ta sợ nhận lãnh trách nhiệm. Niềm tin của họ là “Hãy còn quá sớm để bỏ cuộc!”
5. Gắn bó: Các nhà lãnh đạo biết là họ không thể chết yểu nếu cứ cần mẫn làm cái công việc mà họ yêu thích. Họ không bao giờ thèm nghe những kẻ làng nhàng la lên: “Từ từ thôi! Bạn sẽ huỷ hoại sức khỏe của mình mất thôi!”. Công trình của họ là một hình thái nghệ thuật được phát triển.
6. Chuyên chú vào mục tiêu: Sự tập trung là liều thuốc giảm đau trong việc hoàn thành những mục tiêu đỉnh cao. Nhà lãnh đạo hiểu rằng không có những mục tiêu, con người sẽ bắt đầu tàn lụi cả về thể chất lẫn tâm hồn.
7. Không theo lối mòn: Đây là những người sáng tạo, những kẻ cách tân, và kiểu người-nghĩ-ngoài-khuôn-phép. Họ học cả từ những thành công và thất bại của chính mình. Họ rất độc đáo, và không sao chép ai.
8. Kích thích và lan tỏa lòng nhiệt thành: Các nhà lãnh đạo tỏ ra nhiệt tình khi họ đạt được những mục tiêu hàng ngày, như là một phần của kế hoạch lớn, không chỉ đơn thuần là công việc hàng ngày. Họ ý thức sâu sắc là không có lòng nhiệt thành lan tỏa ấy, thì dù họ ở trạng thái tâm lý nào cũng rất dễ lan ra người khác.
9. Điềm tĩnh trong lúc khủng hoảng: Những người này không dễ phân tán hay gào khóc vì những chuyện không đâu. Họ rất kiên trì và do đó nắm bắt sự kiện cần thiết rất nhanh. Họ biết rằng vượt qua xung đột thì sẽ gặt hái thêm sức mạnh.
10. Hoài bão giúp người khác vươn lên: Các nhà lãnh đạo biết không có sự bão hòa trong giáo dục và việc truyền bá kiến thức và kinh nghiệm thăng tiến sẽ giúp chúng ta xây dụng quan hệ gắn bó và tình bạn.
Ta thấy các tính cách (1, 2, 4, 5, 9) chính là đạo đức, (8, 10) là ân đức,(3,6,7) là trí đức theo quan điểm của Thiền sư Nhất Hạnh. Nói một cách khác, nếu không có tâm từ bi thì giàu có, hay quyền lực đến đâu cũng không thể có hạnh phúc hoặc đem lại hạnh phúc cho người khác. Một nhà lãnh đạo chân chính phải là người có ước vọng vun trồng hiểu biết, thương yêu, giúp đời, sống tỉnh thức và sử dụng chính đáng quyền lực của mình giúp những người xung quanh mình có hạnh phúc như mong muốn. Hiểu như thế thì con đường Bát chánh đạo mà Pudential đang thực hành cũng đáng được trân trọng lắm thay!
Nguyên Cẩn