Càng kính lễ Bồ tát Quan Âm, bước theo dấu chân Ngài, chúng ta càng nuôi lớn tâm từ bi, hạnh từ bi của chính mình. Đó thật sự là con đường truyền thông nối liền chúng ta và Bồ tát Quan Âm trong Pháp giới, là nhịp cầu trợ giúp chúng ta tiếp nhận được năng lực siêu nhiên của đức Quan Âm. Nhờ sự gia bị của Ngài, chúng ta mới dễ dàng thành tựu những việc làm lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo, những việc thật khó khăn vượt ngoài khả năng và suy nghĩ của con người bình thường. Vì vậy, có lúc nhận thấy một người rất tầm thường, nhưng họ lại làm được việc phi thường. Và sau đó, họ lại sinh tâm cao ngạo, tự cho rằng mình tài giỏi, tự làm được, thì Phật lực, Bồ tát lực không gia bị nữa và niềm tin đối với Đức Phật, Bồ tát không còn. Phạm sai lầm này, họ rơi trở lại thân phận con người tầm thường, chẳng làm nổi việc gì dù nhỏ nhất.
...Nhưng thấy theo Phật thì mọi việc, mọi người trên cuộc đời này đều tương đối. Một người có thể xử sự xấu với người này, nhưng lại tốt với người khác, hoặc họ xấu ở hoàn cảnh này nhưng tốt ở hoàn cảnh khác, họ có thể xấu lúc này nhưng tốt lúc khác. Thấy theo thập như thị là thấy một sự việc, một người ở nhiều dạng khác nhau, không cố định, thấy được tâm xấu của cảnh giới địa ngục cho đến cuối cùng thấy người có tâm địa xấu ác nhất cũng sẽ thành Phật, tức thấy được Phật tánh của họ. Đức Phật thấy rõ Phật tánh của mọi người và giúp cho chúng ta phát huy Phật tánh của mình, thì lần lần theo Đức Phật chúng ta cũng trở thành người tốt.
Ngày nay, học theo gương của Hoa Đức Bồ tát, trong mối quan hệ với mọi người, dù có gặp người tồi tệ đến mấy, chúng ta cũng nên thấy mặt tốt của họ để phát triển căn lành của chính mình và của người.
Đức Phật nói với Bồ tát Phổ Hiền rằng muốn có kinh Pháp Hoa sau khi Như Lai diệt độ phải thành tựu bốn điều là trồng căn lành, có tâm từ bi, sống trong Thiền định và thấy đúng sự thật của tâm thế gian. Và có bốn pháp này sẽ được Phật lực và Phổ Hiền lực gia bị.
Trồng căn lành ở Phật nghĩa là suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta giống vị Phật đó, mới nhận được lực gia bị của Ngài. Thí dụ Đức Phật Thích Ca làm những việc khó làm, chúng ta tập theo hạnh của Ngài, dấn thân làm một số việc khó một cách vô điều kiện, không ngại gian lao, thì được Đức Phật hộ niệm và ấn chứng với Bồ tát Phổ Hiền là chúng ta làm thay Phật, nên được Đức Phổ Hiền che chở, chúng ma không phá hại được, việc dữ hóa lành, việc khó thành dễ.
Trì tụng Pháp Hoa, chúng ta cần suy nghĩ, tìm hiểu hành trạng của các vị Bồ tát. Học theo hạnh nguyện của Bồ tát, tức chúng ta có suy nghĩ và việc làm giống Bồ tát để tự trang nghiêm thân tâm. Thành tựu như vậy, chúng ta sẽ tích lũy được công đức, sẽ là người khách quý mà chúng sinh hằng mong đợi.
HT. Thích Trí Quảng
...Nhưng thấy theo Phật thì mọi việc, mọi người trên cuộc đời này đều tương đối. Một người có thể xử sự xấu với người này, nhưng lại tốt với người khác, hoặc họ xấu ở hoàn cảnh này nhưng tốt ở hoàn cảnh khác, họ có thể xấu lúc này nhưng tốt lúc khác. Thấy theo thập như thị là thấy một sự việc, một người ở nhiều dạng khác nhau, không cố định, thấy được tâm xấu của cảnh giới địa ngục cho đến cuối cùng thấy người có tâm địa xấu ác nhất cũng sẽ thành Phật, tức thấy được Phật tánh của họ. Đức Phật thấy rõ Phật tánh của mọi người và giúp cho chúng ta phát huy Phật tánh của mình, thì lần lần theo Đức Phật chúng ta cũng trở thành người tốt.
Ngày nay, học theo gương của Hoa Đức Bồ tát, trong mối quan hệ với mọi người, dù có gặp người tồi tệ đến mấy, chúng ta cũng nên thấy mặt tốt của họ để phát triển căn lành của chính mình và của người.
Đức Phật nói với Bồ tát Phổ Hiền rằng muốn có kinh Pháp Hoa sau khi Như Lai diệt độ phải thành tựu bốn điều là trồng căn lành, có tâm từ bi, sống trong Thiền định và thấy đúng sự thật của tâm thế gian. Và có bốn pháp này sẽ được Phật lực và Phổ Hiền lực gia bị.
Trồng căn lành ở Phật nghĩa là suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta giống vị Phật đó, mới nhận được lực gia bị của Ngài. Thí dụ Đức Phật Thích Ca làm những việc khó làm, chúng ta tập theo hạnh của Ngài, dấn thân làm một số việc khó một cách vô điều kiện, không ngại gian lao, thì được Đức Phật hộ niệm và ấn chứng với Bồ tát Phổ Hiền là chúng ta làm thay Phật, nên được Đức Phổ Hiền che chở, chúng ma không phá hại được, việc dữ hóa lành, việc khó thành dễ.
Trì tụng Pháp Hoa, chúng ta cần suy nghĩ, tìm hiểu hành trạng của các vị Bồ tát. Học theo hạnh nguyện của Bồ tát, tức chúng ta có suy nghĩ và việc làm giống Bồ tát để tự trang nghiêm thân tâm. Thành tựu như vậy, chúng ta sẽ tích lũy được công đức, sẽ là người khách quý mà chúng sinh hằng mong đợi.
HT. Thích Trí Quảng