Chúng ta đều biết đến danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) là quán sát âm thanh đau khổ ở thế gian mà hiện thân đến cứu độ. Danh hiệu này rất quen thuộc và phổ biến trong giới học giả cũng như đại chúng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, Bồ tát Quán Thế Âm còn có một danh hiệu khác là Quán Tự Tại thường được các học giả và luận sư Phật giáo thuộc trường phái Hoa nghiêm (Avatamsaka) và Bát nhã (Prajnà) xưng tán. Dù không mấy phổ biến nhưng danh hiệu Quán Tự Tại ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát.
Thiền quán, phương pháp tu tập trọng yếu và cốt tủy nhất của đạo Phật. Chỉ có tuệ giác của thiền quán mới có công năng quét sạch tất cả cội rễ vô minh, phiền não. Vì thế, nếu Quán Thế Âm là vị Bồ tát của tình thương thì Quán Tự Tại là vị Bồ tát của tuệ giác; phát huy tuệ giác quán sát năm uẩn đều không, vượt thoát mọi khổ ách, được giải thoát tự tại.
Mở đầu Tâm Kinh, một đoạn kinh trác tuyệt mà trong truyền thống Phật giáo Bắc tông, ai ai cũng thuộc lòng: “Bồ tát Quán Tự Tại/Khi quán chiếu thâm sâu/Bát nhã Ba la mật/Tức diệu pháp Trí độ/Bỗng soi thấy năm uẩn/Đều không có tự tánh/Thực chứng điều ấy xong/Ngài vượt thoát tất cả/Mọi khổ đau ách nạn” (Thiền môn nhật tụng, kinh Tinh yếu Bát nhã Ba la mật đa). Chỉ cần ứng dụng thực tập hoàn chỉnh đoạn kinh này thôi cũng đủ đưa hành giả sang bến bờ tự tại giải thoát.
Hãy quán chiếu thật kỹ, hãy chiêm nghiệm thật sâu để rũ bỏ phiền muộn âu lo mà đứng lên làm lại cuộc đời chính là thông điệp cứu độ của Bồ tát Quán Tự Tại. Khổ đau là bản chất của cuộc đời này, ai cũng đã và đang gánh chịu những niềm đau. Vấn đề là làm cách nào để quẳng đi nhưng đau thương ấy mà vui sống? Không ít người đã tìm quên những mất mát, bất hạnh trong cuộc đời bằng tiệc tùng, bia rượu và nhiều loại hình giải trí đam mê độc hại khác nhưng rốt cuộc vẫn bế tắc vì niềm đau trước chưa quên thì đã chất chồng thêm hậu quả khó lường.
Học theo Bồ tát Quán Tự Tại, ta phải can đảm đối diện với những niềm đau, mất mát và bất hạnh của chính mình. Không ai giúp mình tháo gỡ khổ đau bằng chính tuệ giác của chính mình. Đơn cử như làm ăn thất bại, phút chốc trở thành trắng tay, ta đau khổ vô cùng thậm chí muốn quyên sinh. Bình tâm quán chiếu thì tuy tài sản mất sạch nhưng vẫn chưa bị tù tội, cả nhà vẫn vẹn toàn, nghèo nhưng vẫn còn có nhau. Tiếp tục quán chiếu về phương diện khác, có thể lúc nào đó trong quá khứ, ta đã từng thâu tóm tài sản người khác một cách bất chính nên bây giờ chịu quả báo mất hết tài sản. Quán chiếu sâu hơn nữa, trước đây khi chưa giàu có ta cũng tay trắng, bây giờ trắng tay thì cũng như ngày xưa thôi. Vậy thì sao lúc xưa ta tràn ngập hy vọng hướng về tương lai còn bây giờ ta đau khổ đến tuyệt vọng? Quán chiếu thật sâu sắc để thấy rằng, tuy ta mất hết tài sản nhưng ta còn rất nhiều thứ khác. Tài sản chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải tất cả… Thấy được như vậy ta sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn thay vì đau khổ muốn tìm cái chết.
Một trường hợp khác, khi biết rằng mình đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo, ít hy vọng chữa lành tự nhiên mọi thứ bỗng dưng sụp đổ. Đau buồn là tất nhiên nhưng sau đó phải gượng dậy, bình tâm quán xét và chiêm nghiệm về thực trạng bản thân mình. Quán chiếu để thấy rằng mỗi ngày có biết bao người khỏe mạnh, trẻ trung hơn mình đã đột ngột ra đi mãi mãi trong các tai nạn, chiến tranh. Dù sao, hiện ta cũng may mắn hơn họ, ta còn có thật nhiều thời gian để làm những việc cần làm. Mặt khác, có thể rồi đây ta sẽ gặp thầy gặp thuốc hoặc một phương thức trị liệu đặc biệt nào đó để hy vọng. Quán chiếu sâu hơn để thấy rằng sinh già bệnh chết là lẽ thường nhiên. Có sinh thì có diệt, ai cũng sẽ ra đi như mình, chỉ khác nhau là sớm hay muộn, nhanh hay chậm. Vậy thì ngày mai mình phải ra đi cũng là chỉ đi trước người khác mà thôi. Suy xét được như vậy ta không còn tuyệt vọng, bình tĩnh hơn, chấp nhận thực trạng của bản thân mình mà gia tâm trị liệu. Đây chính là những thành công bước đầu, nhờ quán chiếu mà được nhẹ nhàng, chấp nhận thực tại để vui sống.
Đối lập với khổ đau, tuyệt vọng khi bệnh hoạn, mất mát là tâm lý kiêu căng, tự mãn khi thành công, thắng lợi. Những ai có tư duy sâu sắc, chiêm nghiệm kỹ càng về thành công thì sẽ nhận ra rằng kết quả đạt được dù lớn hay nhỏ cũng không phải là công của riêng mình mà còn nhờ vào nhiều người, nhiều yếu tố khác. Thành công là do hội đủ những duyên lành “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thấy được như vậy ta sẽ không tự mãn mà khiêm cung, nhẹ nhàng.
Ngay đây chúng ta thấy rằng, dù chưa đạt đến trình độ “soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh” như Bồ tát Quán Tự Tại nhưng sự nỗ lực tư duy quán chiếu ấy sẽ giúp ta tháo gỡ vướng mắc và làm bớt khổ hơn rất nhiều. Tiếp tục quán chiếu sâu vào chính bản thân mình, cái mà chúng ta hằng yêu thương, cái gọi là tôi thực chất là gì? Tôi là ai? Tôi là thân thể vật chất hay tâm thức hay là cả hai? Thân thể làm chủ tâm thức hay ngược lại tâm thức làm chủ thân thể hoặc chúng nương vào nhau mà tồn tại? Thì ra năm uẩn (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm hành, nhận thức) nương nhau mà hình thành, cái này hiện hữu vì cái kia hiện hữu, có mà giả có chứ không phải thật có. Thân thể, cảm giác, tri giác, tâm hành, nhận thức là tôi mà cũng không phải tôi. Chúng không có tự tánh, nương nhau mà có, không chủ tể, vô ngã. Vậy thì ai được-mất, thành-bại, khổ-vui…? Chúng ta không được tự tại vì kẹt vào ý niệm tự ngã, cái tôi và đây chính là vô minh, là cội nguồn mọi đau khổ, vướng mắc.
Vì thế, quán chiếu sâu sắc vào năm uẩn để thực chứng vô ngã tính của thân tâm là học theo hạnh Bồ tát Quán Tự Tại, đây chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giải thoát phiền lụy khổ đau và chứng đạt an lạc, tự do và tự tại.
PHƯỚC VIÊN
Thiền quán, phương pháp tu tập trọng yếu và cốt tủy nhất của đạo Phật. Chỉ có tuệ giác của thiền quán mới có công năng quét sạch tất cả cội rễ vô minh, phiền não. Vì thế, nếu Quán Thế Âm là vị Bồ tát của tình thương thì Quán Tự Tại là vị Bồ tát của tuệ giác; phát huy tuệ giác quán sát năm uẩn đều không, vượt thoát mọi khổ ách, được giải thoát tự tại.
Mở đầu Tâm Kinh, một đoạn kinh trác tuyệt mà trong truyền thống Phật giáo Bắc tông, ai ai cũng thuộc lòng: “Bồ tát Quán Tự Tại/Khi quán chiếu thâm sâu/Bát nhã Ba la mật/Tức diệu pháp Trí độ/Bỗng soi thấy năm uẩn/Đều không có tự tánh/Thực chứng điều ấy xong/Ngài vượt thoát tất cả/Mọi khổ đau ách nạn” (Thiền môn nhật tụng, kinh Tinh yếu Bát nhã Ba la mật đa). Chỉ cần ứng dụng thực tập hoàn chỉnh đoạn kinh này thôi cũng đủ đưa hành giả sang bến bờ tự tại giải thoát.
Hãy quán chiếu thật kỹ, hãy chiêm nghiệm thật sâu để rũ bỏ phiền muộn âu lo mà đứng lên làm lại cuộc đời chính là thông điệp cứu độ của Bồ tát Quán Tự Tại. Khổ đau là bản chất của cuộc đời này, ai cũng đã và đang gánh chịu những niềm đau. Vấn đề là làm cách nào để quẳng đi nhưng đau thương ấy mà vui sống? Không ít người đã tìm quên những mất mát, bất hạnh trong cuộc đời bằng tiệc tùng, bia rượu và nhiều loại hình giải trí đam mê độc hại khác nhưng rốt cuộc vẫn bế tắc vì niềm đau trước chưa quên thì đã chất chồng thêm hậu quả khó lường.
Học theo Bồ tát Quán Tự Tại, ta phải can đảm đối diện với những niềm đau, mất mát và bất hạnh của chính mình. Không ai giúp mình tháo gỡ khổ đau bằng chính tuệ giác của chính mình. Đơn cử như làm ăn thất bại, phút chốc trở thành trắng tay, ta đau khổ vô cùng thậm chí muốn quyên sinh. Bình tâm quán chiếu thì tuy tài sản mất sạch nhưng vẫn chưa bị tù tội, cả nhà vẫn vẹn toàn, nghèo nhưng vẫn còn có nhau. Tiếp tục quán chiếu về phương diện khác, có thể lúc nào đó trong quá khứ, ta đã từng thâu tóm tài sản người khác một cách bất chính nên bây giờ chịu quả báo mất hết tài sản. Quán chiếu sâu hơn nữa, trước đây khi chưa giàu có ta cũng tay trắng, bây giờ trắng tay thì cũng như ngày xưa thôi. Vậy thì sao lúc xưa ta tràn ngập hy vọng hướng về tương lai còn bây giờ ta đau khổ đến tuyệt vọng? Quán chiếu thật sâu sắc để thấy rằng, tuy ta mất hết tài sản nhưng ta còn rất nhiều thứ khác. Tài sản chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải tất cả… Thấy được như vậy ta sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn thay vì đau khổ muốn tìm cái chết.
Một trường hợp khác, khi biết rằng mình đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo, ít hy vọng chữa lành tự nhiên mọi thứ bỗng dưng sụp đổ. Đau buồn là tất nhiên nhưng sau đó phải gượng dậy, bình tâm quán xét và chiêm nghiệm về thực trạng bản thân mình. Quán chiếu để thấy rằng mỗi ngày có biết bao người khỏe mạnh, trẻ trung hơn mình đã đột ngột ra đi mãi mãi trong các tai nạn, chiến tranh. Dù sao, hiện ta cũng may mắn hơn họ, ta còn có thật nhiều thời gian để làm những việc cần làm. Mặt khác, có thể rồi đây ta sẽ gặp thầy gặp thuốc hoặc một phương thức trị liệu đặc biệt nào đó để hy vọng. Quán chiếu sâu hơn để thấy rằng sinh già bệnh chết là lẽ thường nhiên. Có sinh thì có diệt, ai cũng sẽ ra đi như mình, chỉ khác nhau là sớm hay muộn, nhanh hay chậm. Vậy thì ngày mai mình phải ra đi cũng là chỉ đi trước người khác mà thôi. Suy xét được như vậy ta không còn tuyệt vọng, bình tĩnh hơn, chấp nhận thực trạng của bản thân mình mà gia tâm trị liệu. Đây chính là những thành công bước đầu, nhờ quán chiếu mà được nhẹ nhàng, chấp nhận thực tại để vui sống.
Đối lập với khổ đau, tuyệt vọng khi bệnh hoạn, mất mát là tâm lý kiêu căng, tự mãn khi thành công, thắng lợi. Những ai có tư duy sâu sắc, chiêm nghiệm kỹ càng về thành công thì sẽ nhận ra rằng kết quả đạt được dù lớn hay nhỏ cũng không phải là công của riêng mình mà còn nhờ vào nhiều người, nhiều yếu tố khác. Thành công là do hội đủ những duyên lành “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thấy được như vậy ta sẽ không tự mãn mà khiêm cung, nhẹ nhàng.
Ngay đây chúng ta thấy rằng, dù chưa đạt đến trình độ “soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh” như Bồ tát Quán Tự Tại nhưng sự nỗ lực tư duy quán chiếu ấy sẽ giúp ta tháo gỡ vướng mắc và làm bớt khổ hơn rất nhiều. Tiếp tục quán chiếu sâu vào chính bản thân mình, cái mà chúng ta hằng yêu thương, cái gọi là tôi thực chất là gì? Tôi là ai? Tôi là thân thể vật chất hay tâm thức hay là cả hai? Thân thể làm chủ tâm thức hay ngược lại tâm thức làm chủ thân thể hoặc chúng nương vào nhau mà tồn tại? Thì ra năm uẩn (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm hành, nhận thức) nương nhau mà hình thành, cái này hiện hữu vì cái kia hiện hữu, có mà giả có chứ không phải thật có. Thân thể, cảm giác, tri giác, tâm hành, nhận thức là tôi mà cũng không phải tôi. Chúng không có tự tánh, nương nhau mà có, không chủ tể, vô ngã. Vậy thì ai được-mất, thành-bại, khổ-vui…? Chúng ta không được tự tại vì kẹt vào ý niệm tự ngã, cái tôi và đây chính là vô minh, là cội nguồn mọi đau khổ, vướng mắc.
Vì thế, quán chiếu sâu sắc vào năm uẩn để thực chứng vô ngã tính của thân tâm là học theo hạnh Bồ tát Quán Tự Tại, đây chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giải thoát phiền lụy khổ đau và chứng đạt an lạc, tự do và tự tại.
PHƯỚC VIÊN