Tuesday, March 31, 2009

Thiền trong cuộc sống


Ngày nay thiền đã trở thành phổ biến, ai cũng nói về thiền, sách báo nào cũng đề cập đến thiền, gần đây lại có chuyện du lịch thiền. Nhiều nhận định về thiền, nào là thiền là sự rỗng lặng, sự đào luyện tâm tỉnh thức, tâm từ bi, sự nhận chân về giả hợp và chân ngã... Thật vậy, trong cuộc sống mà con người luôn phải đối mặt với bao nỗi lo âu sợ hãi và bế tắc thì giáo lý đạo Phật được xem như một giải pháp khả dĩ đáp ứng những yêu cầu bức xúc của thời đại, nhằm tháo gỡ vướng mắc, khổ đau… đã được các triết gia, các nhà tư tưởng, nhà khoa học Đông Tây quan tâm. Thiền đã trở thành một phong cách sống tỉnh thức có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, căn cơ khác nhau, không phân biệt truyền thống văn hóa tôn giáo, được phổ biến trên các phương tiện truyền thông và có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thư pháp, thi ca, hội họa, âm nhạc, uống trà, cắm hoa... và cả kỹ thuật làm đẹp.

Ở ta, sau một khoảng lặng, thiền cũng đã rộ lên với sách, báo và các bài viết của các thiền sư Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng... đã giúp nhiều người hiểu biết thêm về thiền, nhưng tiếc thay một số người cũng chỉ dừng lại ở “biết để mà biết”. Họ vẫn nghĩ thiền là lĩnh vực cao siêu thuộc thẩm quyền của các bậc thiền sư, các bậc thức giả có thiện căn hay ít ra cũng là các thiền sinh trong thiền viện, chứ không phải là thứ dành cho bất cứ ai, vội vã nhảy vào không khéo thì… tẩu hỏa nhập ma! Vả lại, khi nói đến thiền người ta cũng chỉ nghĩ đến ngồi thiền. Thật ra, thiền là một phong cách sống tỉnh thức trước thực tại và biểu hiện chánh niệm thường trực trong mọi uy nghi như đi đứng nằm ngồi ngủ nghỉ... mà truyền thống Thiền tông đã nói đến như thiền nhặt rau, bửa củi, giã gạo, lau nhà, múc nước...

Chính vì vậy, hơn lúc nào hết trong cuộc sống hối hả như ngày nay, con người phải chịu nhiều áp lực, thiền không hẳn là việc ngồi tĩnh tọa trong am cốc, trong thiền viện, chùa chiền theo một thời khóa nhất định. Tất nhiên ngồi thiền có lợi thế để đạt trạng thái định cao. Ngày nay thiền đã đi vào cuộc sống, chẳng hạn khi đi xe máy, chỉ đơn giản là biết nương theo hơi thở để trở về với mình, cũng có thể niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát… thì đầu óc sẽ tỉnh táo, mắt tinh tường quan sát trước sau (không để tâm lang thang) tất sẽ hạn chế bất cẩn, tai nạn. Khi mới ngủ dậy, thay vì vội bước xuống đất ra ngoài, ta để năm mười phút hít thở, xoa đầu mặt, tay chân... hẳn sẽ tránh được trúng gió do sự thay đổi môi trường đột ngột hay trợt té dập đầu, gãy xương. Trước khi ngủ, nằm buông thư hít vào thở ra sâu chậm năm bảy lần, đưa tâm trở về tiếp xúc với mọi bộ phận cơ thể, ta sẽ ý thức được hoạt động không ngừng nghỉ suốt ngày đêm của lục phủ ngũ tạng, ta sẽ biết cách tránh tác hại do hít thở khói thuốc lá, bụi bặm ô nhiễm, thức ăn thức uống độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhấc máy điện thoại, trước khi nói hít thở sâu ba bốn lần, kéo tâm đang rong ruổi trở về giây phút hiện tại và nở nụ cười, người nghe bên kia ắt hẳn sẽ cảm nhận được niềm vui. Sau hai ba giờ làm việc mệt nhọc, căng thẳng ta đứng lên, cũng có thể ngồi tại chỗ vươn vai thở sâu năm bảy bận, đưa tâm trở về với thân, sự hưng phấn sẽ trở lại để tiếp tục công việc. Khi gặp chuyện tức tối hay bực bội, trở về với hơi thở ta sẽ nhận diện được cơn giận, cơn giận sẽ từ từ tan biến. Cũng thế, khi gặp chuyện bất trắc, thay vì vội vã đối phó bằng một thái độ giận dữ, ta thở sâu năm bảy lần, lấy lại bình tĩnh và tìm ra cách xử sự phù hợp.

Đó là những gì tôi đã làm và chia sẻ với người thân, bạn bè và đã đạt được kết quả tốt đẹp, đến độ khi gặp ai đó có vấn đề bức xúc về gia đình con cháu hay đến thăm người bị bệnh, tôi cứ lấy làm tiếc rằng họ không biết sử dụng thiền và nôn nóng muốn vực họ dậy, bày họ thở! Như thế thiền, đúng với mọi nhận định trên, vì hơi thở không phải cố gắng nỗ lực mà kết quả tự nhiên đến! Cũng chính vì thế thiền, ngày càng được vận dụng trong mọi lãnh vực đời sống. Trong trường học, thiền giúp học sinh tăng khả năng chú ý, phát huy trí nhớ, óc sáng tạo. Trong bệnh viện, thiền giúp bệnh nhân làm chủ hơi thở, điều hòa nhịp tim và khí huyết, nhờ thế máu huyết tươi nhuận, tăng cường sức đề kháng. Trong trại cải huấn, thiền giúp trại sinh nương theo hơi thở để soi rọi lại mình, nhờ đó giảm căng thẳng, bớt bạo động, biết thông cảm và thương yêu. Trong trại cai nghiện, thiền giúp phát triển thái độ lạc quan, ổn định tinh thần, thấy được ý nghĩa cuộc sống. Nhờ đó cơ thể kích thích hóc-môn tăng cường hoạt động, chế ngự tác động của chất gây nghiện.

Đối với tôi thiền còn có một ý nghĩa đặc biệt, giúp cơ thể chuyển hóa được cơn bệnh “bất trị”. Hơn 10 năm trước, cơ thể gầy còm của tôi là nơi hội tụ nhiều chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, táo bón, lâu lâu lại cảm cúm, mụt nhọt nổi khắp mình mẩy, tay chân nhức mỏi... (có thể những triệu chứng này có quan hệ với nhau). Nhiều bác sĩ, qua xét nghiệm chẩn đoán đã kết luận “viêm đại tràng mãn” với lời giải thích do lao lực, lao tâm và khuyên tốt nhất nên an dưỡng tinh thần, bồi dưỡng thể chất vì bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Trong suốt ba bốn năm tôi đã gõ cửa nhiều thầy thuốc, nhiều bệnh viện, sử dụng nhiều thuốc Đông Tây y nhưng rốt cục đành chịu bó tay, chỉ nước chờ... chết (cũng có khi bớt nhưng chỉ thời gian ngắn hoặc giảm chứng này lại bày chứng khác). Nghe nói thiền có khả năng chữa được bệnh nan y. Tôi nghi ngờ, y học hiện đại còn bó tay thì liệu thiền có phép mầu nào! Nhưng “hữu sự vái tứ phương”, tôi nghĩ nếu không lành bệnh, ít ra cũng có hiệu quả nào đó, tỉ như cái chết an ổn! Tôi đọc sách, nghe băng đĩa hướng dẫn tập thiền của quý thầy... nhưng do khả năng hạn chế tôi chỉ vận dụng theo cách phù hợp, ngờ đâu kết quả bất ngờ thật đáng ngạc nhiên. Đơn giản chỉ là ngồi yên, theo dõi hơi thở ra vào, vào sâu biết vào sâu, ra chậm biết ra chậm, thế nhưng không giản đơn tí nào. Lúc đầu, đếm lộn lui lộn tới rồi bao nhiêu ý nghĩ khởi lên chẳng đầu đuôi thứ lớp gì. Ngồi chưa được bao lâu thì mắt ríu xuống, rồi ngứa ngáy rần rần như kiến bò trên mặt trên cổ... chân đau, thân mỏi như lúc nào cũng muốn kéo mình xuống! Nhưng kiên trì dần dần rồi cũng thuần thục và chừng năm sáu tháng sau, mọi thao tác trở nên nhuần nhuyễn và thành thói quen mỗi ngày hai thời. Mỗi thời 45-50 phút sáng tối đều đặn, bữa nào trở ngại gì đó không ngồi được cảm thấy như thiếu cái gì! Sau ba bốn tháng, mầu nhiệm thay bệnh viêm đại tràng (chứng bệnh chủ yếu) thuyên giảm và chừng một năm, các triệu chứng khác cũng dần biến mất! Sau gần mười năm kiên trì thực tập, giờ đây sức khỏe phục hồi mà không phải dùng đến bất cứ viên thuốc Đông Tây nào. Đó là sự thật, nhưng nếu ai hỏi tại sao ngồi thiền lại khỏi bệnh hay ngồi thiền lâu rồi có thấy gì không? Tôi chẳng biết trả lời ra sao khi thật sự không (hay chưa) thấy gì và cũng chẳng hiểu vì sao thiền lại chuyển hóa được bệnh tật! Điều có thể thấy rõ là sự thay đổi từ màu da sắc mặt trở nên hồng hào, rồi ăn uống biết ngon, ngủ sâu... trí nhớ phục hồi, đầu óc sáng ra. Và ngạc nhiên hơn là không dưng mà các mối quan hệ được cải thiện rõ rệt! Có thể rằng trong khi ngồi yên, thở ra thở vô, bỗng nhận ra rằng hơi thở là cầu nối giữa thân và tâm, vì thật ra lắm lúc thân có đó mà tâm rong ruổi đâu đâu. Trạng huống đánh mất tâm thường xảy ra đối với tất cả mọi người, mà ông bà xưa thường bảo nôm na là “ú ớ như ốc lộn hồn”. Và khi đem tâm trở về với thân, ta sẽ nhận diện được trạng huống ta đang phải đối mặt thì sự trục trặc, rắc rối sẽ biến mất. Hơi thở cũng giúp ta nhận diện được sự mong manh của đời người, còn thở ra, hít vào là sống, ngược lại là chết. Sống chết chỉ là một quá trình, không liên quan gì đến cái ta hay cái của ta. Thật sự không ai sống và cũng chẳng ai chết mà chỉ là vận hành của nhân và duyên, duyên hết thì kết thúc quá trình. Từ đó nhận ra sự nhất thể giữa ta và muôn loài, vô ngã! Nhờ thế ta biết chia sẻ và cảm thông với mọi người. “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều ta không muốn thì không nên làm cho người). Nhận thức đó có vai trò thật hết sức quan trọng, đã làm thái độ, hành vi, cử chỉ của ta trở nên nhẹ nhàng, cởi mở. Khi tâm không còn lo lắng, buồn phiền, sợ hãi thì thân khỏe ra, hết bệnh là hệ quả tất yếu. Và theo nghiên cứu của khoa học tâm lý trị liệu, bằng hơi thở sâu và dài, máu sẽ được biến đổi, tế bào não không ngừng được đổi mới và nếu cứ lặp lại đều đặn mỗi ngày cơ thể sẽ được làm mới, vô hình trung ta khai thác được nguồn năng lượng vô biên tiềm ẩn sẵn trong ta, tất mọi trục trặc sẽ được điều chỉnh, rối loạn sẽ được điều hòa. Và phải chăng, đó chính là quá trình chuyển hóa của nghiệp lực.

Như thế - từ một pháp môn tu học trong thiền môn - thiền bước vào cuộc đời, phổ biến thành một phong cách sống tỉnh thức. Đấy cũng chính là quá trình tương tác qua lại nhân quả, quả nhân giữa thân và tâm, giữa tâm và cảnh, cảnh và thân do tác động bởi mức độ tinh tấn thực hành giới, định, tuệ và tự nguyện thực hiện tâm từ, bi, hỷ, xả theo hạnh nguyện bố thí, trì giới, nhẫn nhục. Điều này giải thích lý do tại sao pháp Phật được gọi là lương dược và Đức Phật được gọi là bậc đại y vương. Và có thể liên hệ một số Tăng Ni, mặc dù sống đạm bạc nhưng hầu hết có sức khỏe tốt, đặc biệt các bậc cao tăng, các vị thiền sư có phong thái nhẹ nhàng, tuổi thọ cao nhưng trí tuệ mẫn tiệp, bền bỉ thuyết giảng, viết sách, dịch kinh...

Chưa nói đến mục tiêu đạt giác ngộ, giải thoát sinh tử, luân hồi là mục đích chính thiền nhắm đến mà lịch sử Thiền tông đã chứng tỏ. Trong cuộc sống đầy bất trắc và lo âu như hiện nay, thiền đã trở thành một phong cách sống tỉnh thức. Bằng hơi thở, thiền đưa ta trở về thực tại bây giờ và ở đây, ta sẽ nhận diện được trạng huống của tâm, nỗi khổ niềm đau sẽ được ôm ấp và hóa giải. Tâm sẽ được giải phóng khỏi mọi ràng buộc của tham sân si, thân sẽ biết cách tự đối phó với bệnh! Như thế phải chăng thiền quán hơi thở tỉnh thức mang lại cho con người hôm nay con đường giải thoát khổ đau! Và may mắn thay, một người đã từng bị bệnh, từng khổ sở vì bệnh, tôi mới nhận ra sự mầu nhiệm của Phật pháp. Và vô cùng biết ơn khi thiền giúp tôi trở về nhận diện được điều mầu nhiệm đó, tuy đơn giản nhưng quý giá biết dường nào!

Võ Văn Lân

Một câu đáng giá nghìn vàng

Ngày xưa có một nhà hiền triết treo biển trước nhà nói rằng: “Ai chịu lễ một trăm lạng vàng thì sẽ dạy cho một bài học rất hay”. Một vị quốc vương lúc ấy đi dạo chơi, thấy vậy động lòng hiếu kỳ liền đem một trăm lạng vàng cho nhà hiền triết để xin bài học. Nhà hiền triết dạy rằng bài học đó chỉ có một câu: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”.

Câu ấy giản dị đến nỗi phần đông cận thần của vua đều bĩu miệng trề môi cho giá một trăm lạng vàng là quá đáng. Nhưng sau khi nghĩ kỹ, vua nhận thấy lời ấy rất hay và truyền khắc câu ấy trên các tấm cửa cung điện và các vật dụng của vua, để hàng ngày nhớ mãi không quên. Nhờ câu ấy mà vua xóa bỏ được nhiều điều tệ hại, phát huy được nhiều điều hay, làm cho nước nhà mỗi ngày mỗi thêm thịnh vượng.

Lúc ấy có những hoàng thân muốn ngấm nghé ngôi báu nên âm mưu làm phản, họ thông đồng với quan ngự y để đầu độc nhân khi vua đau ốm.

Rồi một hôm long thể bất an, vua đòi quan ngự y đến làm thuốc, quan ngự y chế thuốc độc rót vào chén ngự để dâng vua. Nhưng may thay, trong lúc rót thuốc, quan ngự y thấy nơi chén có câu: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”. Quan ngự y giật mình, nghĩ đến hậu quả, thấy sự phản nghịch chẳng những làm cho mình phải bị tru di tam tộc mà còn gây biết bao tai họa cho dân, cho nước. Quan ngự y tỉnh ngộ, liền đem tất cả việc đầu độc tâu cho vua rõ.

Nhờ sự thú nhận mà cả bọn gian thần đều bị trừng trị và ngai vàng càng thêm bền vững.

(Theo Truyện cổ Phật giáo)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Vị quan ngự y trong câu chuyện trên nhờ một câu đáng giá nghìn vàng khắc trên chén: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó” mà tỉnh ngộ. Bài học chỉ có một câu thôi nhưng đã cứu được quan ngự y suýt nữa phạm một trọng tội và đất nước cùng nhân dân thoát khỏi đao binh.

Chúng ta từ nhỏ đã được dạy dỗ nhiều bài học đối nhân xử thế, nguyên nhân thế nào, hậu quả ra sao đều nói vanh vách, đọc thuộc làu làu. Tuy nhiên, không ít người bị mê muội bởi cái bẫy ngũ dục của cuộc đời quyến rũ làm cho họ quên nghĩ đến hậu quả của việc mình đang làm, cứ như đi trong mộng du, vì tìm thú vui trong chốc lát mà đôi khi dám liều lĩnh với cả mạng sống của mình.

Có người biết hút thuốc, dùng ma túy, uống rượu là có hại nhưng vẫn cứ lao vào. Có người biết phá rừng là hủy hoại môi trường, nguyên nhân gây lên lũ lụt hàng năm làm tổn thất về người và của cho nhiều gia đình, biết vậy nhưng vẫn cứ vi phạm. Có người biết trồng trọt và chế biến món ăn thức uống không an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhưng vì lợi nhuận họ vẫn cứ làm. Có người biết phóng nhanh vượt ẩu sẽ gây ra tai nạn, có nguy cơ mất mạng nhưng vẫn coi thường, bất chấp hậu quả v.v…

Luật nhân quả rõ ràng như vậy đó, gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Người xưa dạy: "Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”. Một câu nói trước khi phát ra cũng phải suy nghĩ kỹ càng, huống chi một việc làm, chúng ta cần phải cân nhắc, suy xét chín chắn trước khi bắt tay vào thực hiện.

Có ai dám chắc rằng trong một ngày mình không có vài giây phút mê lầm, nên câu nói đáng giá nghìn vàng ở trên là một tiếng chuông đánh thức sự mê muội tốt nhất. Thiết nghĩ cũng cần viết câu này treo ở trong nhà, đặt trên bàn làm việc và hay nhất là niệm liên tục trong tâm như trì kinh nhật tụng để nhắc nhở chúng ta hàng ngày ý thức về hậu quả.

Không ai ban thưởng hay trừng phạt chúng ta ngoài hành nghiệp của chính mình. Vì vậy, hãy gieo nhân lành để gặt quả tốt trong hiện tại và mai sau.

LÊ ĐÀN

Saturday, March 28, 2009

10 Rules for a Bold & Daring Life


by Tess


Claim Your Dream. Go after it like your life depended on it. It does! If you want a successful relationship put in the time and effort necessary. If you want a new car begin saving for it. If you want a new career spend at least two hours a day or more pursuing one. Don’t listen to critics. Rise above doubt, keep the faith and move forward.

When I was raising my kids it took me nine and a half years to finish my bachelor’s degree part time. I immediately entered grad school for a degree in counseling psychology. Two years after graduation I began a private practice. What are you willing to do to get what you want?

Ask, ask, and ask. Ask for help. If one person says no ask another. There are 6 and 1/2 billion people in the world. Someone has what you want and is willing to help you get it.

Ask someone out on a date. Ask if someone wants to be your friend. I was reading an article one day on Random Meanderings that really touched my heart and soul.

I checked out the author’s bio and discovered she lived near me. I sent off an email and asked Julie if she wanted to meet for lunch. I told her I was looking for new friends. Her reply was “yes,” we have since met and had a great time. Next time we are going hiking and back to her home for lunch! Reach out and invite others into your life.

Commit to Being a More Loving Person. Do random acts of kindness anonymously. Share your knowledge with others. Help others get what they want. Put others first. Leave a large tip. People are struggling more than ever today. Commit to going out of your way to help someone in need. This is what life is all about.

Spend Time Alone I’m up at 5:00 most mornings which gives me a couple of hours to meditate, pray, journal and exercise.

If I miss a few days I can feel it in my attitude and mood. It’s impossible to be happy if you don’t find time for yourself. You can read blogs on balance and self help but if you don’t take action you won’t get anywhere.

Learn From Your Experiences When you are in conflict or struggling ask yourself “what am I suppose to learn from this?” Don’t waste time obsessing. There’s wisdom to glean from everything that happens in our lives.

When someone cuts in front of me in the grocery store I can look at them as “rude” or I can learn patience. What someone else does is about them. How I react is about me. It’s all about responsibility.

Show Yourself Some Love
Learn to be gentle with yourself. Take good care of yourself. Forgive and accept yourself. Your children will learn how to do these things by following your example. You are unreplaceable and unrepeatable. You deserve the best in life.

Know You Are Capable of handling whatever life brings you. Thing of everything you have been through thus far. When in doubt dwell on your strong points. Relax. Learn to listen to and trust your intuition. In difficult situations do what you can and the best you can and let go of the outcome.

Be Adventurous Today eat something new, learn something new, see something new and do something you’ve never done before. Break out of your routine. Life is to be discovered and experienced. Life is what you make it. Make it interesting and fun.

Rise Above Fear Recognize when you are fearful and breathe deeply. Center yourself. Get in the present moment where you will always find safety. Just for today give up worry and fear.

Treasure Your Relationships Spend time with the people you love. Transcend everyday pettiness and egotistical behavior. Go the extra mile. Be committed. Express appreciation. You will be blessed with joy and abundance.

Bonus: This is from Luke at Confusion Management and I couldn’t pass on adding it to the list!
*Look at things you haven’t seen
*Go Places you haven’t been
*Do things you haven’t done
Apply Lukes advice to your business, relationships, or travel!

Friday, March 27, 2009

The Cure for What Ails You: How to Beat the Misery of Discontentment

“There is no greater sin than desire, No greater curse than discontent, No greater misfortune than wanting something for oneself. Therefore he who knows that enough is enough will always have enough.” - Lao Tzu

Post written by Leo Babauta.

I was talking to a loved one yesterday, a woman who from an outside point of view has everything: an incredible house with a swimming pool, a wonderful husband, two smart and beautiful and good-hearted children, and a life of mostly leisure. But as we were talking about contentment with life, she said, “That’s what I need — I need to find contentment.”

And there were tears in her eyes, and my heart reached out to her.

She’s not alone, either: many people feel that there is something missing from their lives, that despite having everything they need they aren’t happy, aren’t content, cannot find satisfaction.

I’ve been through stages in my life like this, and I’ve also climbed out of such ruts more than once. I know it isn’t easy, but I also know that it’s possible. Looking back on these times in my life, when I overcame discontentment, I’ve realized there are three things you can do:

1. Change your attitude and perspective.

2. Take some kind of positive action.

3. Do something that gives you meaning.

And you can do one of these things or all three, all at once, one at a time, or in whatever combination works for you. They can work alone, or together.

Let’s look at each one of these solutions.

Change Your Attitude and Perspective
This is huge. I can’t overstate the importance of how you look at things. And I know, the power of positive thinking is a cliche in the self-help world, but that’s because it works. It’s worked for me in everything I’ve done, and without it I would have accomplished nothing — no popular blog, no best-selling book, no running three marathons, nothing.

But it’s more than accomplishing things — by changing your attitude, you can become happy, almost immediately. It’s a choice.

Here are just a few but important ways:

1. Appreciate what you have. You already have some amazing things in your life, whether you realize it or not. Most of us have incredible family members, friends, other loved ones who love us back. Learn to appreciate what a miracle that is. Most of us have good health, which is another miracle. Most of us have eyes, with which to enjoy the amazing miracles of sunsets and nature and beauty all around us. Most of us have ears, with which to enjoy music, one of the greatest miracles ever. Be grateful for each of these things, and more! Take time every day, throughout the day, to thank life for all that it has given you, to thank others for what they give you, to be grateful.

2. Find good in everything. Everything can be seen in a negative way, or a positive way. I’ve said this before, but even the death of my grandfather was an opportunity for me to appreciate life more, to appreciate his amazing life, to appreciate the time I have with my loved ones, to be thankful I’m even alive. When I get sick, it’s a chance for me to rest. When I was jobless once, I had more time with my family, more chances to create, a fresh start on life. When your child is throwing a tantrum, he’s expressing himself, asserting his individuality, being human. Find the good in anything that normally irks you, in anyone who you have issues with.

3. Start believing that you can change things. A general feeling that things are too difficult to change, that they’ll never get better, can in itself be the cause of our problems. Instead, start believing that you can make things better, and you will open the doors for change. And you can change things — I’ve done it, and many, many others have too. It’s possible.

4. Enjoy the moment. Whatever you’re doing right now, or at any time during the day, take the time to enjoy it. Anything: reading, writing, talking with a co-worker, taking a shower, walking up stairs, eating, washing dishes, sweeping. Anything can be fully appreciated if you pay attention. It makes life better.

Take Some Kind of Positive Action
It doesn’t matter what the action is, as long as you’re doing something positive. Start small — just take a tiny little baby step. But start.

And you know what? Taking that little baby step will feel like a victory. Then take that feeling of success and use it to take another little tiny baby step. And another. And then, yet another. And so on, until you look back and you’ve actually taken a series of baby steps that add up to a whole great amount of traveling. It’s amazing how the power of little positive steps can add up over time.

Two good places to start:

1. Exercise. Just do 10 minutes of exercise a day. Walk, jog, swim, do yoga, pilates, pushups, it don’t matter. The act of exercising regularly will make you feel amazing. It can turn your life around. Use this great feeling to do something else good. Read more: start the exercise habit, simple beginner programs.

2. Decluttering. Just declutter one shelf, one tabletop or countertop, one little corner of a room. That’s it. Just start, and then bit by bit (or a whole bunch at a time), continue to declutter. You’ll feel great. It’ll help you create the surrounding you need to change your life. Read more: how to declutter, 5-minute ways to start decluttering, great decluttering tips, fighting and beating clutter entropy.

These are just two suggestions that have worked for me and many others. But there are many other good ways to start: wake earlier, meditate, do some yardwork or housework, start paying off debt, or one of the actions in the next section, for example.

Do Something That Gives You Meaning
Often we feel dissatisfied with life because while we might have a good life — at least, all the comfort and leisure we need — we might not be doing anything that feels worthwhile. It might feel meaningless.

The cure: find meaning, do something meaningful. Just a few ways:

1. Spend time with loved ones. I love spending time with my wife and kids, with my sisters and parents, and other loved ones. It gives me joy. It feels more meaningful than most other things I do (besides writing). I recommend you take the time to do something with a loved one — just go for a walk, play a game together, have a conversation, it doesn’t matter what. Really be there — don’t be thinking of other things you need to do. Really listen. Really try to help the person if possible. It will make a difference in both your lives.

2. Volunteer. This is a common suggestion, but that’s because it’s so awesome. There is nothing like giving yourself — your time, you love — to something you feel is worthwhile. Make a call today to find out how to volunteer for an organization you like, and make an appointment on your calendar.

3. Create something meaningful. As I said above, writing is something that is very meaningful to me. Any kind of creating — whether it be writing, drawing, playing music, designing, building something — can bring meaning to your life. You’re creating something new, expressing yourself, sharing it with others so that it may enrich their lives and the world in general.

4. Make the lives of others better. Volunteering is just one way to accomplish this. But you could also think about your loved ones, your neighbors, others in the world around you, and think about how you can help them, make their lives better, even in a small way. That might mean baking them cookies, listening to them, cleaning for them, writing a kind letter, buying a nice gift, anything.

These are just a few ways, of course — there are lots of ways to do something meaningful. These have worked for me, but I’m sure you’ve found your own ways.

What are some ways you’ve found meaning in your life, and ways you’ve beaten discontentment? Share in the comments!

Monday, March 23, 2009

Bước ra ánh sáng

Có bốn hạng người trên thế gian này :

-Hạng người đi từ bóng tối vào bóng tối

-Hạng người đi từ ánh sáng vào bóng tối

-Hạng người đi từ bóng tối ra ánh sáng

-Hạng người đi từ ánh sáng ra ánh sáng

Đối với hạng người đầu tiên,mọi thứ xung quanh chỉ là đau khổ,tối tăm,nhưng điều bất hạnh lớn lao nhất của vị ấy là không có trí tuệ.Mỗi khi gặp khổ đau,vị ấy sinh tâm sâh hận,căm ghét,bực tức và đổ lỗi cho người khác làm khổ mình.Tất cả những hành vi nóng giận và thù hằn này sẽ mang lại cho cuộc sống tương lai của vị ấy tối tăm và khổ não hơn.

Hạng người thứ hai được xem là có đời sống tưoi sáng,như là có tiền bạc,địa vị,quyền lực,nhưng vị ấy cũng chẳng có trí tuệ.Vì vô minh,vị ấy phát triển chủ nghĩa tự ngã,không hiểu rằng những tham chấp của tự ngã sẽ mang lại cho vị ấy một tương lai tối tăm.

Hạng người thứ ba có cùng hoàn cảnh như hạng người đầu,đó là bị bao vây bởi tối tăm.Nhưng nhờ có trí tuệ,và hiểu hoàn cảnh của mình,vị ấy biết rằng chính vị ấy phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi khổ đau của bản thân.Vị ấy lặng lẽ và an lòng làm những gì có thể thay đổi được hoàn cảnh,nhưng không khởi lên bất cứ sân giận nào,hoặc thù ghét người khác; thay vào đó,vị ấy chỉ có tình thương và lòng từ với những người đang gây đau khổ cho mình.Tất cả những gì người ấy tạo ra mang lại sự xán lạn cho tương lai.

Cuối cùng,hạng người thứ tư,giống như người ở nhóm thứ hai,có đầy đủ tiền bạc,địa vị,quyền lực,nhưng không như hạn gngười thứ hai,vị ấy có trí tuệ.Vị ấy sử dụng những gì mà vị ấy có để bảo tồn bản thân và những người nương vào vị ấy, nhưng bất cứ những gì mà vị ấy làm đều vì mục đich tốt đẹp cho người khác,với tình thưong và lòng từ.Sự xán lạn ngay bây giờ và tương lai.

Ở đây,chúng ta không thể chọn lựa hoặc hướng vào bóng tối hoặc hướng ra ánh sáng; điều này được quyết định do quá khứ của chúng ta.Quá khứ không thể thay đổi được,nhưng chúng ta có thể kiềm chế ở hiện tại bằng sự điều phục chính bản thân. Tương lai chỉ là quá khứ kết hợp với những gì có mặt trong hiện tại. Thiền VIPASSANA dạy cho chúng ta phương cách để có thể tự chủ chính mình nhờ sự tu tập tâm tỉnh giác và xả ly đối với cảm thọ.Phát triển khả năng tự chủ này trong giây phút hiện tại,chắc chắn tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Trích bài giảng Thiền Sư GOENKA.

Thursday, March 19, 2009

Are You Bold Enough To Forgive Yourself & Others?


In life, pain is inevitable, the suffering is optional...
Creative Commons License photo credit: tapperboy

Monday’s Magic winner is Patricia. Please contant me and I will contect you with the sponser.

Is there someone of something that has been weighing you down? Are you in conflict with someone you love? Are you angry with a boss who let you go or a friend who let you down.

If so, you may want to lighten your load with a dose of forgiveness. Forgiveness means you surrender the situation or person, your release it, no longer playing scenarios in your mind of “what she said, what he did, how could they, and I’ll get even because.”

Life is too short to carry around a ball and chain. Life is too short to be upset with anyone about anything.

Below are some examples of how to forgive, why you want to forgive and what others say about forgiveness.

My friend Barry Nobles, a retired high school counselor gave me this affirmation on a yellow index card last fall when I was struggling with forgiving myself. I kept it in my pocket as a reminder until I didn’t need it any longer. When I needed to change my self-defeating and condemning thoughts I read it over and over.

“I forgive myself for judging myself for_____________.
When I see myself through the eyes of ___________ I forgive myself for judgeing myself for____________.

Another friend Katherine Nuyens offers this lesson in forgiveness on her website:

“I completely forgive myself for taking on this particular situation. (Name it.) I know I was only doing the best I could at the time. If I was in another state of mind, or if I had more information, I may have acted differently. (As you are ready) I ask Spirit to help me reach the place of forgiveness for myself and for anyone involved in this situation.. I realize they were only doing the best they could also. I love and accept myself with all of my problems and perceived limitations. I don’t need this (name negative emotion) any longer. I am now able to replace it with (positive emotion). ”

Something I found a very long time ago that has helped me and I continue to share it with others:

“I bless you I release you I set you free. I allow you to be you and me to be me. ” Repeat this when the offender comes to mind.

A Course In Miracles offers these lessons:
Love holds no grievances.
Forgiveness offers everything I want.
God is the Love in which I forgive.
Above all else I want to see things differently.
I could see peace instead of this.

The Bible On Forgiveness:
”But I say unto you, love your enemies, bless them that curse you, do good to them that hate you, and pray for them which despitefully use you, and persecute you…”Matthew 5:44

“Then came Peter to him, and said, Lord, how often shall my brother sin against me, and I forgive him? Untill seven times? Jesus saith unto him, I say not unto thee, Until seven times: but, Until seventy times seven.”–Matthew 1:21, 22

Other quotes on forgiveness:

“We forgive to the extent that we love.” — Francois de La Rochefoucauld

“Life is an adventure in forgiveness.” — Norman Cousins

My favorite! “No snowflake in an avalanche ever feels responsible.” -Voltaire

“Anger makes you smaller, while forgiveness forces you to grow beyond what you were.” -Cherie Carter-Scott

Like all things in your life, forgiveness is a choice. By making the choice to grant unconditional forgiveness, you will have brought yourself one step closer to living a life of fulfillment, joy, and deep inner peace. -Chuck Danes

Decide to Forgive by Rober Muller

For resentment is negative
Resentment is poisonous
Resentment diminishes
And devours itself.
Be the first to forgive.
To smile and take the first step.
And you will see happiness bloom
On the face of your human
Brother or sister.
Be always the first
Do not wait for others to forgive
For by forgiving you become the master of fate
The Fashioner of life
The doer of miracles.
To forgive is the highest,
most beautiful form of love.
In return you will receive
untold peace and happiness.

More Forgiveness Exercises from my book, “Flying By the Seat of My Soul.”

1. Think of someone who irritates you. Write down the things you dislike about this person. Ask yourself, “how do I do these things myself?” If the quality you write is judgment, begin to notice how you also judge others. What we judge others for today we will find ourselves doing tomorrow!

Then affirm, “I release the need to judge others and myself.” Be vigiliant for these times and repeat your affirmation as needed.

2. Make a list of all the things that hurt you, that caused you to feel pain, distrust or fear. Now write a letter to a particular person. Tell them, I forgive you.” Decide to make forgiveness a way of life.

3. If you haven’t forgiven yourself make a list of any mistakes you hold against yourself. Remind yourself that you have been forgiven when old issues surface. Be gentle with yourself. Learn from your mistakes. Do something nice for yourself today.

4. Ask yourself the following questions and journal your answers:

Do I judge others?
Do I judge myself?
Do I condemn others?
Do I condemn myself?
Learn to catch yourself, stop and replace the judgement with wishing that person well.

5. Write a love letter to yourself. Thank yourself for how far you have come in life, what you have learned, accomplished and overcome. Put it away for a couple of months and then mail it to yourself.

I would like to end with a favorite quote by Anne Frank, “In spite of everything I still believe people are good at heart.”

Post from: The Bold Life

Tuesday, March 17, 2009

Đời sống Và Phật Pháp


Trong một bài kinh Đức Phật dạy rằng :

“Nếu quý vị không thiện xảo trong việc đọc tâm, thói quen, hay cá tính của người khác thì hãy thiện xảo trong việc đọc tâm của chinh mình.”

Một trong những điều dễ gặp nhất, nhưng lại khó đối trị nhất trong hành thiền và đắc định đối với hành giả, chính là phóng tâm. Để khắc phục tình trạng này thì mỗi người phải quán xét mối quan hệ nhân quả về những hành xử của mình.

Suy nghĩ, nói năng, hành động sẽ là nhân dẫn đến kết quả là nhưng trạng thái tâm tương ứng của quý vị trong lúc ngồi thiền. Vậy nếu quý vị muốn gặt được kết quả tốt - thực hành thành công thiền chỉ và thiền quán , quý vị phải gieo nhân tốt trong cuộc sống đời thường :

Nhân : một người có thể sống và suy nghĩ đơn giản, chân thật, trong sáng, có nhiều lòng từ và luôn kính trọng người khác.

Quả: Ít phóng tâm tâm an tịnh, nhu nhuyễn, dễ thuần hóa và dễ đạt định

Điều quan trọng là ta luôn tự hỏi “Ta đang sử dụng tâm gì khi đối xử với người khác”

2) Nhân:

Một người sân hận, ích kỷ, ghen tị, phức tạp, giả dối, lăng xăng và luôn tìm cách áp đảo người khác trong mọi quan hệ.

Quả: là rất nhiều phóng tâm, khó an tịnh được tâm và tốn thời gian vô ích cho việc thiền tập.

Để có thể tiến bộ trong hành thiền phải cải hóa tâm thức, thay đổi suy nghĩ, thói quen xấu, hành xử bất thiện và đặc biệt biết cách sử dụng tác ý chân chánh không những trong cuộc sống đời thừơng mà nhất là trong việc hành thiền. Điều lý tưởng là một thiền sinh đên đây và đạt được thành công khi mãn khóa thiền. Có được điều này là họ đã từng hành trì và tạo đủ bala mật từ trong các kiếp quá khứ. Còn đối với những thiền sinh chưa đạt kết qủa, họ sẽ có lợi lạc gì từ việc thiền tập này: là cách để thành tựu viên mãn balamật của mình. Nó là cách tạo dưng những thói quen thiện và là sự chuẩn bị tốt nhất cho phút lâm chung không bị xuống 4 cảnh khổ. Nó là một thành công đối với những người chưa thành công nếu họ biết cách luôn giữ đối tượng thiện này – chánh niệm trên hơi thở biến nó thành máu thịt của mình thành cá tính và thói quen và một thiện nghiệp cho đến lúc chết, khi tâm thức trở nên rất yếu, thì nó vẫn có thể an trú trong một đối tượng thiện là hơi thở mà không có đối tượng bất thiện chen vào, đảm bảo cho kiếp tái sanh tới.


Tỳ kheo Dhammapala
(Rừng
Thiền Pa-Auk, Myanmar)
TP. Hồ Chí Minh, chùa Nguyên Thủy, mùa an cư kiết hạ 2008

(người dịch Nguyệt Minh)

Monday, March 16, 2009

Ý nghĩa Bồ Tát Hạnh

Càng kính lễ Bồ tát Quan Âm, bước theo dấu chân Ngài, chúng ta càng nuôi lớn tâm từ bi, hạnh từ bi của chính mình. Đó thật sự là con đường truyền thông nối liền chúng ta và Bồ tát Quan Âm trong Pháp giới, là nhịp cầu trợ giúp chúng ta tiếp nhận được năng lực siêu nhiên của đức Quan Âm. Nhờ sự gia bị của Ngài, chúng ta mới dễ dàng thành tựu những việc làm lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo, những việc thật khó khăn vượt ngoài khả năng và suy nghĩ của con người bình thường. Vì vậy, có lúc nhận thấy một người rất tầm thường, nhưng họ lại làm được việc phi thường. Và sau đó, họ lại sinh tâm cao ngạo, tự cho rằng mình tài giỏi, tự làm được, thì Phật lực, Bồ tát lực không gia bị nữa và niềm tin đối với Đức Phật, Bồ tát không còn. Phạm sai lầm này, họ rơi trở lại thân phận con người tầm thường, chẳng làm nổi việc gì dù nhỏ nhất.

...Nhưng thấy theo Phật thì mọi việc, mọi người trên cuộc đời này đều tương đối. Một người có thể xử sự xấu với người này, nhưng lại tốt với người khác, hoặc họ xấu ở hoàn cảnh này nhưng tốt ở hoàn cảnh khác, họ có thể xấu lúc này nhưng tốt lúc khác. Thấy theo thập như thị là thấy một sự việc, một người ở nhiều dạng khác nhau, không cố định, thấy được tâm xấu của cảnh giới địa ngục cho đến cuối cùng thấy người có tâm địa xấu ác nhất cũng sẽ thành Phật, tức thấy được Phật tánh của họ. Đức Phật thấy rõ Phật tánh của mọi người và giúp cho chúng ta phát huy Phật tánh của mình, thì lần lần theo Đức Phật chúng ta cũng trở thành người tốt.

Ngày nay, học theo gương của Hoa Đức Bồ tát, trong mối quan hệ với mọi người, dù có gặp người tồi tệ đến mấy, chúng ta cũng nên thấy mặt tốt của họ để phát triển căn lành của chính mình và của người.

Đức Phật nói với Bồ tát Phổ Hiền rằng muốn có kinh Pháp Hoa sau khi Như Lai diệt độ phải thành tựu bốn điều là trồng căn lành, có tâm từ bi, sống trong Thiền định và thấy đúng sự thật của tâm thế gian. Và có bốn pháp này sẽ được Phật lực và Phổ Hiền lực gia bị.

Trồng căn lành ở Phật nghĩa là suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta giống vị Phật đó, mới nhận được lực gia bị của Ngài. Thí dụ Đức Phật Thích Ca làm những việc khó làm, chúng ta tập theo hạnh của Ngài, dấn thân làm một số việc khó một cách vô điều kiện, không ngại gian lao, thì được Đức Phật hộ niệm và ấn chứng với Bồ tát Phổ Hiền là chúng ta làm thay Phật, nên được Đức Phổ Hiền che chở, chúng ma không phá hại được, việc dữ hóa lành, việc khó thành dễ.

Trì tụng Pháp Hoa, chúng ta cần suy nghĩ, tìm hiểu hành trạng của các vị Bồ tát. Học theo hạnh nguyện của Bồ tát, tức chúng ta có suy nghĩ và việc làm giống Bồ tát để tự trang nghiêm thân tâm. Thành tựu như vậy, chúng ta sẽ tích lũy được công đức, sẽ là người khách quý mà chúng sinh hằng mong đợi.

HT. Thích Trí Quảng

Friday, March 13, 2009

Quán tự tại

quantheam.jpg

Chúng ta đều biết đến danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) là quán sát âm thanh đau khổ ở thế gian mà hiện thân đến cứu độ. Danh hiệu này rất quen thuộc và phổ biến trong giới học giả cũng như đại chúng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, Bồ tát Quán Thế Âm còn có một danh hiệu khác là Quán Tự Tại thường được các học giả và luận sư Phật giáo thuộc trường phái Hoa nghiêm (Avatamsaka) và Bát nhã (Prajnà) xưng tán. Dù không mấy phổ biến nhưng danh hiệu Quán Tự Tại ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát.

Thiền quán, phương pháp tu tập trọng yếu và cốt tủy nhất của đạo Phật. Chỉ có tuệ giác của thiền quán mới có công năng quét sạch tất cả cội rễ vô minh, phiền não. Vì thế, nếu Quán Thế Âm là vị Bồ tát của tình thương thì Quán Tự Tại là vị Bồ tát của tuệ giác; phát huy tuệ giác quán sát năm uẩn đều không, vượt thoát mọi khổ ách, được giải thoát tự tại.

Mở đầu Tâm Kinh, một đoạn kinh trác tuyệt mà trong truyền thống Phật giáo Bắc tông, ai ai cũng thuộc lòng: “Bồ tát Quán Tự Tại/Khi quán chiếu thâm sâu/Bát nhã Ba la mật/Tức diệu pháp Trí độ/Bỗng soi thấy năm uẩn/Đều không có tự tánh/Thực chứng điều ấy xong/Ngài vượt thoát tất cả/Mọi khổ đau ách nạn” (Thiền môn nhật tụng, kinh Tinh yếu Bát nhã Ba la mật đa). Chỉ cần ứng dụng thực tập hoàn chỉnh đoạn kinh này thôi cũng đủ đưa hành giả sang bến bờ tự tại giải thoát.

Hãy quán chiếu thật kỹ, hãy chiêm nghiệm thật sâu để rũ bỏ phiền muộn âu lo mà đứng lên làm lại cuộc đời chính là thông điệp cứu độ của Bồ tát Quán Tự Tại. Khổ đau là bản chất của cuộc đời này, ai cũng đã và đang gánh chịu những niềm đau. Vấn đề là làm cách nào để quẳng đi nhưng đau thương ấy mà vui sống? Không ít người đã tìm quên những mất mát, bất hạnh trong cuộc đời bằng tiệc tùng, bia rượu và nhiều loại hình giải trí đam mê độc hại khác nhưng rốt cuộc vẫn bế tắc vì niềm đau trước chưa quên thì đã chất chồng thêm hậu quả khó lường.

Học theo Bồ tát Quán Tự Tại, ta phải can đảm đối diện với những niềm đau, mất mát và bất hạnh của chính mình. Không ai giúp mình tháo gỡ khổ đau bằng chính tuệ giác của chính mình. Đơn cử như làm ăn thất bại, phút chốc trở thành trắng tay, ta đau khổ vô cùng thậm chí muốn quyên sinh. Bình tâm quán chiếu thì tuy tài sản mất sạch nhưng vẫn chưa bị tù tội, cả nhà vẫn vẹn toàn, nghèo nhưng vẫn còn có nhau. Tiếp tục quán chiếu về phương diện khác, có thể lúc nào đó trong quá khứ, ta đã từng thâu tóm tài sản người khác một cách bất chính nên bây giờ chịu quả báo mất hết tài sản. Quán chiếu sâu hơn nữa, trước đây khi chưa giàu có ta cũng tay trắng, bây giờ trắng tay thì cũng như ngày xưa thôi. Vậy thì sao lúc xưa ta tràn ngập hy vọng hướng về tương lai còn bây giờ ta đau khổ đến tuyệt vọng? Quán chiếu thật sâu sắc để thấy rằng, tuy ta mất hết tài sản nhưng ta còn rất nhiều thứ khác. Tài sản chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải tất cả… Thấy được như vậy ta sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn thay vì đau khổ muốn tìm cái chết.

Một trường hợp khác, khi biết rằng mình đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo, ít hy vọng chữa lành tự nhiên mọi thứ bỗng dưng sụp đổ. Đau buồn là tất nhiên nhưng sau đó phải gượng dậy, bình tâm quán xét và chiêm nghiệm về thực trạng bản thân mình. Quán chiếu để thấy rằng mỗi ngày có biết bao người khỏe mạnh, trẻ trung hơn mình đã đột ngột ra đi mãi mãi trong các tai nạn, chiến tranh. Dù sao, hiện ta cũng may mắn hơn họ, ta còn có thật nhiều thời gian để làm những việc cần làm. Mặt khác, có thể rồi đây ta sẽ gặp thầy gặp thuốc hoặc một phương thức trị liệu đặc biệt nào đó để hy vọng. Quán chiếu sâu hơn để thấy rằng sinh già bệnh chết là lẽ thường nhiên. Có sinh thì có diệt, ai cũng sẽ ra đi như mình, chỉ khác nhau là sớm hay muộn, nhanh hay chậm. Vậy thì ngày mai mình phải ra đi cũng là chỉ đi trước người khác mà thôi. Suy xét được như vậy ta không còn tuyệt vọng, bình tĩnh hơn, chấp nhận thực trạng của bản thân mình mà gia tâm trị liệu. Đây chính là những thành công bước đầu, nhờ quán chiếu mà được nhẹ nhàng, chấp nhận thực tại để vui sống.

Đối lập với khổ đau, tuyệt vọng khi bệnh hoạn, mất mát là tâm lý kiêu căng, tự mãn khi thành công, thắng lợi. Những ai có tư duy sâu sắc, chiêm nghiệm kỹ càng về thành công thì sẽ nhận ra rằng kết quả đạt được dù lớn hay nhỏ cũng không phải là công của riêng mình mà còn nhờ vào nhiều người, nhiều yếu tố khác. Thành công là do hội đủ những duyên lành “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thấy được như vậy ta sẽ không tự mãn mà khiêm cung, nhẹ nhàng.

Ngay đây chúng ta thấy rằng, dù chưa đạt đến trình độ “soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh” như Bồ tát Quán Tự Tại nhưng sự nỗ lực tư duy quán chiếu ấy sẽ giúp ta tháo gỡ vướng mắc và làm bớt khổ hơn rất nhiều. Tiếp tục quán chiếu sâu vào chính bản thân mình, cái mà chúng ta hằng yêu thương, cái gọi là tôi thực chất là gì? Tôi là ai? Tôi là thân thể vật chất hay tâm thức hay là cả hai? Thân thể làm chủ tâm thức hay ngược lại tâm thức làm chủ thân thể hoặc chúng nương vào nhau mà tồn tại? Thì ra năm uẩn (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm hành, nhận thức) nương nhau mà hình thành, cái này hiện hữu vì cái kia hiện hữu, có mà giả có chứ không phải thật có. Thân thể, cảm giác, tri giác, tâm hành, nhận thức là tôi mà cũng không phải tôi. Chúng không có tự tánh, nương nhau mà có, không chủ tể, vô ngã. Vậy thì ai được-mất, thành-bại, khổ-vui…? Chúng ta không được tự tại vì kẹt vào ý niệm tự ngã, cái tôi và đây chính là vô minh, là cội nguồn mọi đau khổ, vướng mắc.

Vì thế, quán chiếu sâu sắc vào năm uẩn để thực chứng vô ngã tính của thân tâm là học theo hạnh Bồ tát Quán Tự Tại, đây chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giải thoát phiền lụy khổ đau và chứng đạt an lạc, tự do và tự tại.

PHƯỚC VIÊN

Wednesday, March 11, 2009

Russell Simmons : Karma Economics

"The science is simple: When you give the world love and respect, the world will give you love and respect back." ~ Russell Simmons from Do You!

It's Law Number Eight (in Russell's 12 Laws of Success to Do You!): "The Science of Success: Plant the Good Seeds."

We've all heard this one before.

The Bhagavad Gita teaches us: "When we do wrong, we come to suffering. When we do good in the world, we come to happiness."

The Bible teaches: "You reap what you sow."

Eric Butterworth in Spiritual Economics: "The law is exact: If you give, really work in a giving consciousness, you must receive."

Ralph Waldo Emerson in his essay, Compensation: "Cause and effect, means and ends, seed and fruit, cannot be severed; for the effect already blooms in the cause, the end preexists in the means, the fruit in the seed."

Esther & Jerry Hicks describe the Law of Attraction in Ask and It Is Given: "Every thought vibrates, every thought radiates a signal, and every thought attracts a matching signal back. We call that process the Law of Attraction." The Law of Attraction says: That which is like unto itself is drawn. And so, you might see the powerful Law of Attraction as a sort of Universal Manager that sees to it that all thoughts that match one another line up."

And countless others.

So, what seeds are you planting? Are you looking forward to their harvest? If not, what's one thing you need to STOP doing right now that's no longer serving you? If you're giddy about the seeds you're planting coming to fruition, right on! What else can you do?

And, in any case, what's the #1 thing you KNOW you should be doing that you're not currently doing? Make it a habit. Plant the seeds. Now.

"When you do good by the world, the world will do good by you." ~ Russell Simmons from Do You!

- Brian Johnson

Saturday, March 7, 2009

Phát triển tính cách những nhà lãnh đạo lớn

Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng nước ngoài, John Hoover và Danny Cox, đã nhìn ra 10 tính cách của những nhà lãnh đạo hiệu quả cao. Những tính cách này không tự nhiên mà đến. Các nhà lãnh đạo lớn phát triển chúng - những tính cách có tính chất phổ quát và vượt thời gian. Chúng phản ánh những điều mà các nhà lãnh đạo tin và cách họ quyết định ứng xử. Các nhà lãnh đạo lớn chứng minh 10 tính cách bất kể là ở lãnh vực nào đi nữa.

1. Tính liêm chính kiên định: Đây là nền tảng cho tính cách và cho việc phục vụ khách hàng bên trong cũng như bên ngoài. Những người làm-ra-vẻ lãnh đạo không có tính cách này sẽ chỉ là “những ngôi sao xẹt”.

2. Không chấp nhất chuyện vụn vặt: Việc làm suy kiệt năng lượng của một tổ chức ghê gớm nhất là do thói tủn mủn gây ra. Loại bỏ chúng sẽ đem lại nguồn năng lượng cao. Nhà lãnh đạo phải biết phân biệt giữa cái gì hứng thú và cái gì quan trọng.

3. Sắp đặt công việc theo thứ tự ưu tiên: Điều này sẽ đem lại sự quân bình dưới áp lực của công việc và tạo nên một nhà xử lý vấn đề siêu hạng. Một nhà lãnh đạo làm việc theo thứ tự ưu tiên sẽ chuẩn bị một danh sách các việc ưu tiên trong ngày: ông/bà ta bắt đầu với # 1 và không xử lý #2 nếu như sau khi xong #1 lại phát sinh #1 mới và cứ như thế mà giải quyết.

4. Can đảm: Các nhà lãnh đạo không sống một cách nhu nhược. Họ biết có một nguồn can đảm sâu thẳm trong mỗi chúng ta, dù chúng ta có vận dụng nó hay không. Các nhà lãnh đạo làm cái điều mà họ sợ là sẽ làm cho người ta sợ nhận lãnh trách nhiệm. Niềm tin của họ là “Hãy còn quá sớm để bỏ cuộc!”

5. Gắn bó: Các nhà lãnh đạo biết là họ không thể chết yểu nếu cứ cần mẫn làm cái công việc mà họ yêu thích. Họ không bao giờ thèm nghe những kẻ làng nhàng la lên: “Từ từ thôi! Bạn sẽ huỷ hoại sức khỏe của mình mất thôi!”. Công trình của họ là một hình thái nghệ thuật được phát triển.

6. Chuyên chú vào mục tiêu: Sự tập trung là liều thuốc giảm đau trong việc hoàn thành những mục tiêu đỉnh cao. Nhà lãnh đạo hiểu rằng không có những mục tiêu, con người sẽ bắt đầu tàn lụi cả về thể chất lẫn tâm hồn.

7. Không theo lối mòn: Đây là những người sáng tạo, những kẻ cách tân, và kiểu người-nghĩ-ngoài-khuôn-phép. Họ học cả từ những thành công và thất bại của chính mình. Họ rất độc đáo, và không sao chép ai.

8. Kích thích và lan tỏa lòng nhiệt thành: Các nhà lãnh đạo tỏ ra nhiệt tình khi họ đạt được những mục tiêu hàng ngày, như là một phần của kế hoạch lớn, không chỉ đơn thuần là công việc hàng ngày. Họ ý thức sâu sắc là không có lòng nhiệt thành lan tỏa ấy, thì dù họ ở trạng thái tâm lý nào cũng rất dễ lan ra người khác.

9. Điềm tĩnh trong lúc khủng hoảng: Những người này không dễ phân tán hay gào khóc vì những chuyện không đâu. Họ rất kiên trì và do đó nắm bắt sự kiện cần thiết rất nhanh. Họ biết rằng vượt qua xung đột thì sẽ gặt hái thêm sức mạnh.

10. Hoài bão giúp người khác vươn lên: Các nhà lãnh đạo biết không có sự bão hòa trong giáo dục và việc truyền bá kiến thức và kinh nghiệm thăng tiến sẽ giúp chúng ta xây dụng quan hệ gắn bó và tình bạn.

Ta thấy các tính cách (1, 2, 4, 5, 9) chính là đạo đức, (8, 10) là ân đức,(3,6,7) là trí đức theo quan điểm của Thiền sư Nhất Hạnh. Nói một cách khác, nếu không có tâm từ bi thì giàu có, hay quyền lực đến đâu cũng không thể có hạnh phúc hoặc đem lại hạnh phúc cho người khác. Một nhà lãnh đạo chân chính phải là người có ước vọng vun trồng hiểu biết, thương yêu, giúp đời, sống tỉnh thức và sử dụng chính đáng quyền lực của mình giúp những người xung quanh mình có hạnh phúc như mong muốn. Hiểu như thế thì con đường Bát chánh đạo mà Pudential đang thực hành cũng đáng được trân trọng lắm thay!

Nguyên Cẩn

Friday, March 6, 2009

Ý nghĩa bờ bên kia

Bờ bên kia dịch từ chữ Hán là đáo bỉ ngạn, tức đến bờ bên kia. Có người dùng từ hồi đầu thị ngạn nghĩa là quay đầu là bờ, từ này cũng khó hiểu, ít có người hiểu đúng. Bờ bên kia ở đâu và hồi đầu là gì?

Trước nhất chúng ta phân ra hai bên, một bên là thử ngạn, tức bên này và bỉ ngạn là bên kia. Chúng ta đứng bên bờ này là bên bờ của sanh tử, cho nên đối với sanh tử, chúng ta có bờ bên kia là Niết bàn. Người tu Thiền còn gợi thêm một ý nữa là “Sanh tử Niết bàn đẳng không hoa”, tức sanh tử thuộc ảo, nhưng Niết bàn cũng ảo; đó là đỉnh cao của Bát Nhã. Đức Phật dạy rằng vì chúng ta đứng ở sanh tử, nên hướng về Niết bàn; nhưng đạt được Niết bàn thì Niết bàn đó cũng là ảo. Ý này mở ra cho chúng ta nhận biết được có một thế giới vượt trên Niết bàn.

Trước nhất, chúng ta đang đứng ở bờ sanh tử, hay sống trong sanh tử, tức có sanh thì phải có chấm dứt cuộc sống. Tuy nhiên, ý nghĩa mà chúng ta muốn nói đến là bờ bên kia, tức sau khi chết, chúng ta về đâu. Thông thường chúng ta nghĩ rằng sau khi chết, chúng ta về thế giới Phật, về Niết bàn, về thiên đường, hoặc tái sanh lại cõi người. Như vậy, cứu cánh Niết bàn là điểm tối hậu, còn phía bên kia có nhiều thứ, không nhất thiết có một. Khi chúng ta đến thế giới Ta bà này, mỗi người đều mang theo mình nghiệp riêng từ quá khứ. Có thể nói chúng ta hiện hữu ở thế giới này là thể hiện nghiệp quá khứ và hành vi tạo tác của chúng ta trong kiếp này là hạt nhân để tạo thành cuộc sống của kiếp sau. Vì vậy, chúng ta sống như thế nào trong hiện tại thì sau khi chết, sẽ có đời sau thể hiện cuộc sống hiện tại của chúng ta.

Thật vậy, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta được đưa vào và lưu giữ lại trong tiềm thức, Duy thức học gọi là A lại da thức. Và tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống hiện tại đều được gom vào đầy đủ trong kho tiềm thức và chúng thường hiện ra trong giấc mơ khi chúng ta chìm vào giấc ngủ. Tiềm thức hay tâm thức của chúng ta đã nói lên được cuộc sống của chúng ta sau khi chết. Những người tham lam, hung dữ, độc ác, hơn thua tranh giành trong cuộc sống hàng ngày, những việc này phát xuất từ tâm tham vọng, nên tâm thức đó đã chất chứa hạt giống ác. Chính vì vậy mà khi còn sống, tâm trạng họ đã bất an và trong giấc ngủ, họ cũng mộng mị bất an, cho đến giấc ngủ dài là sau khi chết, tâm họ chắc chắn cũng rơi vào thế giới bên kia bất an là địa ngục. Những người sống trong trạng thái tâm như vậy, thì đối với họ “Dương gian là cảnh, âm phủ là quê, sống ở thác về”. Thác về là về địa ngục, nghĩa là họ phải trải qua từ tầng địa ngục thứ nhất cho đến tầng địa ngục thứ mười. Qua mười chặng đường của thế giới âm, đến chặng cuối cùng để giải quyết những việc mà con người đã làm trên trần gian và trước khi tái sanh lại cuộc đời, họ đến nhà bà lão do Ngọc hoàng gởi xuống. Bà lão này cho ăn bát cháo lú thì tái sanh trên cuộc đời, họ quên tất cả quá khứ và trở lại con người bình thường trần tục mà sống, để rồi kết cuộc chấm dứt cuộc sống cũng lại đi một vòng giống y như vậy, lại đi qua mười cửa ngục, rồi tái sanh… Đó là cuộc sống hẹp, lẩn quẩn trong địa ngục luân hồi, nhưng nếu mở rộng là lục đạo luân hồi, tức có sáu con đường luôn mở rộng là mở rộng tâm thức, không phải chỉ đi vào địa ngục; tùy theo suy nghĩ và hành động mà mỗi người có kết quả khác nhau sau khi chết.

Đương nhiên tạo ác thì vào địa ngục, còn người tạo phước nhưng nhiều sân hận, họ có thể sanh lại thế giới A tu la. Hoặc người sống lương thiện không thể vào mười địa ngục, họ có hạt nhân làm người thì tái sanh làm người và nếu có phước cao, đã sống trọn mười điều lành, họ sẽ sanh lên cõi Trời dục, tức Tứ thiên, Đao lợi thiên, Dạ ma thiên, hay Hóa lạc thiên. Như vậy, đối với những người vừa nói, bờ bên kia được giới hạn trong phạm vi luân hồi tái sanh từ địa ngục cho đến cõi người, cõi trời. Những người không tu chưa hiểu đạo, chưa thực tập Thiền quán, chưa hạ thủ công phu thì chỉ đi vào lục đạo luân hồi này.

Còn bờ bên kia mà Đức Phật dạy xa hơn cho người có hạ thủ công phu thì như thế nào. Trước tiên, Phật dạy hàng Thanh văn thực tập 37 trợ đạo phẩm, bờ bên kia của họ hoàn toàn khác, vì họ tu hành sống cuộc đời khác với phàm phu, họ không huân tập tâm xấu ác, không làm việc tội lỗi, kể cả tâm tốt, việc thiện cũng không huân tập. Họ chỉ muốn làm cho tâm thanh tịnh mà thôi. Khởi đầu tu, Phật dạy Thanh văn tu Tứ niệm xứ quán: quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán thọ thì khổ, quán pháp vô ngã; cuối cùng đến bờ bên kia là Không. Và thế giới Không này theo tinh thần Bát Nhã mà Đức Quan Âm đã “Hành thâm Bát Nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách…”. Mở đầu Tâm kinh, Đức Phật giới thiệu Bồ tát Quan Âm nhờ thực tập Bát Nhã đến mức đào sâu ngũ uẩn, thấy tất cả đều là không, thì không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, cũng không có cứu cánh Niết bàn; từ đó, tâm hoàn toàn trống không, đạt đạo giải thoát.

Vì vậy, bước đầu tu hành của chúng ta là cứu cánh Niết bàn, giải thoát. Các Phật tử tu học Phật pháp cố gắng thực tập cho được giai đoạn một, phải nhận thấy rõ tất cả mọi người cuối cùng đều phải rời bỏ thân tứ đại, huống chi là vật sở hữu làm sao giữ được, mang theo được sau khi chết. Ý thức sâu sắc như vậy sẽ bỏ được tâm chấp trước, chúng ta liền có cuộc sống an lạc.

Đầu tiên kinh Bát Nhã mở ra cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của đến bờ bên kia; nhưng chỗ này không phải là điểm dừng của chúng ta. Thật vậy, Bát Nhã là đỉnh cao của Tứ Thánh Đế mà Phật đã dạy. Người tu thành tựu giới, định, tuệ, mới thấy được thế giới không, không này là không chấp trước, không tham đắm. Còn chấp trước, còn tham đắm thì còn khổ. Đỉnh cao của người tu là tâm hoàn toàn thanh thản, vì không chấp trước, không tham đắm, nên tất cả mọi việc đối với chúng ta trở nên nhẹ nhàng. Nhưng chúng ta không dừng ở chỗ này, vì có thế giới không này để thoát ly bờ sanh tử mà thôi và sau cái không này còn có cái vi diệu hơn nữa. Vì vậy, khi mở được mắt trí huệ, chúng ta sẽ thấy rõ những gì bờ bên kia có, không phải KHÔNG là trống không.

Trên tinh thần này, Ngài Huệ Năng dạy rằng Bản lai vô nhất vật. Người không hiểu, chấp vào cái “vô” này, rồi thấy không là không suông, chẳng có gì cả. Phải hiểu rằng tất cả mọi sự mọi việc trên cuộc đời này đều là không, tức tất cả đều là ảo giác. Chúng ta đạt đến không là trạm dừng chân để thưởng thức được cuộc sống giải thoát so với khổ đau của phàm phu, chứ đó chưa phải là cứu cánh.

Vì vậy, đạt được “Vô nhất vật” rồi, cánh cửa sanh tử bên này đóng thì cánh cửa Niết bàn bên kia mới mở ra, bấy giờ sẽ có “Hữu hoa, hữu nguyệt, hữu lầu đài”, tức phía bên kia còn đẹp hơn gấp bội phần. Chúng ta thấy thế giới này đẹp, cho nên tham đắm; nhưng Lục tổ Huệ Năng dạy chúng ta rằng ở bờ bên kia còn đẹp hơn nhiều, không phải trống không, không phải không suông như mọi người nghĩ tưởng. Bờ bên kia có Cực lạc của Phật Di Đà, có Niết bàn của chư vị Thánh La hán, có cung Trời Đâu Suất của Đức Di Lặc, v.v…

Và khi nhận thức được bờ bên kia giải thoát còn có những điều kỳ diệu hơn, tốt đẹp hơn ở cõi này, chúng ta bắt đầu khám phá bờ bên kia để hướng tâm đến. Hành giả tu pháp môn Tịnh độ dễ nhận ra bờ bên kia. Đức Phật Di Đà xưa cũng làm vua là Vô Tránh Niệm, Ngài có tất cả những sở hữu vật chất lớn nhất trần gian, vì Ngài là Chuyển luân Thánh vương; nhưng Ngài cảm nhận được sở hữu vật chất này không tồn tại vĩnh viễn và khi hết phước báu, những sở hữu vật chất này liền trở thành trần lao nghiệp chướng cho mình. Thực tế cuộc sống cho thấy rõ khi có phước, người thân hết lòng với họ, người giúp việc cũng trung thành, thậm chí người chống đối không dám hại mà còn phải làm tốt. Nhờ phước như vậy, họ dễ dàng tạo sự nghiệp lớn lao trên cuộc đời; nhưng khi hết phước, người ủng hộ bắt đầu chống phá, thậm chí con cháu trong gia đình cũng phá hại. Đức Phật Di Đà nhận ra phước này chỉ là tạm bợ trong sanh tử, không đáng để quan tâm. Vua Trần Thái Tông cũng thể hiện ý này qua câu nói nổi tiếng “Ta xem ngai vàng như chiếc giày rách”.

Tất cả phước báu thế gian không đáng quan tâm, cho nên vua Vô Tránh Niệm mới quan tâm cái khác thì mới được Bảo Tạng Như Lai hướng dẫn tiến tu theo Phật đạo. Ngài liền từ bỏ cuộc sống tạm bợ thế gian, xuất gia làm Tỳ kheo Pháp Tạng, sống thánh thiện. Từ người có phước báu hữu lậu thế gian mà đánh đổi lấy phước báu vô lậu như vua Vô Tránh Niệm là người biết tu; không biết tu thì phước báu hữu lậu đã có tiêu xài phung phí sẽ hết.

Bảo Tạng Như Lai dạy vua Vô Tránh Niệm chuyển đổi phước báu hữu lậu thành vô lậu bằng cách nào ? Tất cả những gì nhà vua có đều chuyển thành vô lậu, ví dụ như có tiền thì dùng bố thí, cúng dường; vì bố thí sẽ được người quý trọng, cúng dường sẽ có phước và có phước mới kết duyên được với cao Tăng, Thánh hiền. Kinh nói rõ rằng Ngài thường tham học với tất cả đại thiện tri thức, hay các Đức Như Lai. Nhờ những phước báu là thông minh, có tiền, sức khỏe tốt và sử dụng phước này để tham vấn cầu học, phước của Ngài càng tăng thêm, nên mới có tên là Pháp Tạng Tỳ kheo; nghĩa là Ngài đã đem phước thế gian đổi thành kho tàng quý báu vô giá, gọi là Pháp. Tu theo Phật, phải triển khai được như vậy. Pháp Tạng Tỳ kheo có kho báu là phước đức và trí tuệ; phước đức do bố thí, cúng dường và trí tuệ nhờ học được pháp của Như Lai. Đức Phật Di Đà khởi đầu cách tu như vậy.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật cũng dạy người tu cần tri thức, không có Phật nào không xả thân học đạo cầu tri thức và chính Đức Phật Thích Ca cũng đã từng làm như vậy. Tỳ kheo Pháp Tạng có kho phước mới dễ dàng tạo thêm phước và Ngài có khả năng hiểu biết mới thâm nhập được tri kiến Như Lai. Điều này chúng ta thấy rõ trong cuộc sống, những người không có khả năng hiểu biết thì không thể học được. Có thể nói rằng muốn trí thức hóa nông dân rất khó, nhưng lao động hóa trí thức không khó. Tôi nhận thấy tuy cùng học một lớp, nhưng người thành đạt dễ dàng, người không học nổi vì không có khả năng tiếp thu.

Đức Phật Di Đà trở thành giáo chủ thế giới Tây phương Cực Lạc một cách nhẹ nhàng vì Ngài sở hữu kho tàng vô lậu và sử dụng kho báu này để phát huy lên. Thật vậy, mở đầu, Ngài khai mở một quốc gia gọi là An Dưỡng Quốc để làm nơi tập hợp những người có tri thức và khi tập hợp được nhiều thiện tri thức, Ngài sử dụng kho tàng pháp bảo này thành lập được An Dưỡng Quốc thật sự có toàn những người giỏi, tốt; vì thực tế một người giỏi đến đâu cũng không thể một mình làm được. Muốn được việc, phải tập trung được nhiều người có năng lực thật sự và có đạo đức mà kinh gọi là Đại thiện tri thức.

Vì vậy, thế giới của Phật Di Đà xây dựng đầu tiên theo tiêu chuẩn là những người được Ngài mời tới là người sạch nghiệp, trong kinh gọi là hàng Thượng thiện nhân. Nếu tu theo Nhị thừa, thì phải là La hán, Bích chi Phật; nếu tu theo Đại thừa, phải là hàng Nhứt sanh bổ xứ A Bệ Bạt Trí. Đó là quy cách của Phật Di Đà, tập hợp những người có tri thức và đức hạnh. Ngài xây dựng được như vậy vì đã học được mô hình Tịnh độ của chư Phật mười phương; nói cách khác, có học và có phước mới làm được.

Từ thế giới Không của Bát Nhã bước qua, liền gặp các thế giới của Phật Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Hương Tích, v.v… Có rất nhiều Tịnh độ của chư Phật cho chúng ta đến là bước đầu vào bờ bên kia. Và để đến bờ bên kia, mỗi pháp môn tu có hướng riêng chỉ rõ cho chúng ta; không phải có một con đường lên Niết bàn, hay về Cực lạc, về các Tịnh độ. Ví dụ tôi chuyên tu Bổn môn Pháp Hoa tất nhiên có hướng khác, có cái nhìn khác với những vị tu pháp môn khác. Con đường Phật đạo qua bờ bên kia theo kinh Bát Nhã, hay theo Tịnh độ của Phật Di Đà, hoặc bờ bên kia theo kinh Pháp Hoa đều có cách hành trì khác nhau và đạt đến kết quả cũng khác nhau.

Riêng tôi, thường xuyên lạy Hồng danh Pháp Hoa để tạo mối giao cảm với chư Phật và Bồ tát; vì tôi không biết các Ngài ở đâu, nhưng bằng niềm tin và tâm kính trọng của tôi đối với các Ngài, nên mỗi ngày tôi lễ bái, tạo mối tương thông với các Ngài. Tôi cảm giác chung quanh mình có Phật và Bồ tát, nhưng vì mang thân ngũ ấm, nên ta không thấy được các Ngài. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy các Ngài qua niềm tin. Ý này được kinh Pháp Hoa dạy rằng Xá Lợi Phất thuộc hàng trí tuệ bậc nhất mà cũng phải dùng niềm tin vào đạo; vì thật sự chúng ta khó thấy được những gì của bờ bên kia, người nói chưa thấy mà người nghe cũng không thấy bờ bên kia.

Vì vậy, với pháp môn hành trì là lễ lạy chư Phật, chư Bồ tát với tất cả niềm tin son sắt, đã tạo cho tôi sự bình an trong lòng. Ở bên bờ sanh tử này, trong thế giới đầy bất an này, nhưng tôi cảm thấy hoàn toàn an lành, vì tâm tôi hướng về Phật, Bồ tát. Đem tâm mình gắn kết với Phật này, Phật kia, Bồ tát nọ, nhờ sự gắn kết sâu xa mật thiết như vậy, đã giúp cho tôi có được tâm bình an ở bước ban đầu. Và trải qua nhiều năm tu hành, từ độ cảm tâm trong lòng mà cuộc sống bên ngoài của tôi được thay đổi tốt đẹp theo. Những gì tôi thấy trong giấc mơ, trong thiền định, trong suy tư dần dần trở thành hiện thực.

Bước đầu tôi chỉ thấy mình đi nghe pháp ở các giảng đường, xa hơn, nghe pháp của các Bồ tát giảng. Trên bước đường tu, tuy thấy như vậy trong giấc mơ, nhưng ít nhất trong tâm thức chúng ta đã có hạt giống tốt lành rồi. Mơ thấy đi chùa, lễ Phật, nghe pháp là điều rất quý. Tôi có bạn đồng tu kể rằng trong giấc mơ ông không biết mình là thầy tu, mà lại thấy mình đi chài lưới bắt cá. Một khoảng thời gian sau, ông này trở thành người chài lưới thật. Vì túc nghiệp là chài lưới, nên tu hành, nghiệp này cứ hiện lên và ở trong tiềm thức lâu, nghiệp này trở thành hiện thực trong cuộc sống. Thưở mới tu, tôi thường mơ thấy chùa, thấy đang tu với Đại chúng, nghĩa là thế giới tiềm thức đã ghi đậm dấu ấn như vậy và xa hơn, tôi thấy trong giấc mơ, mình tụng kinh, thuyết pháp ở nhiều đạo tràng. Theo tôi, giấc mơ và cuộc sống thực tế phải gắn kết với nhau, tức giữa thế giới vô hình và thế giới vật chất hữu hình, giữa tiềm thức và hiện thực cuộc sống đã có một sự nối kết chặt chẽ; không phải ảo giác, nhưng là thật.

Tiến xa hơn nữa trên bước đường tu, hành giả Pháp Hoa nhận ra rằng đi vào cửa Phật tuy bằng pháp phương tiện, nhưng đi qua được bờ bên kia, mới thấy được thiên bá ức hóa thân Phật hiện vào tâm thức chúng ta và điều quan trọng là tất cả những hóa thân Phật lại hiện thành thiện tri thức của chúng ta trên cuộc đời này. Như Hòa thượng Thiện Trí ngồi kế bên tôi đã là thiện tri thức trong tiềm thức của tôi thì nay trong Ban Tổ chức khóa tu Một ngày an lạc, ngài cũng là thiện tri thức của tôi. Phải khẳng định rằng tu Pháp Hoa không phải là sống với cái ảo, những gì có trong tiềm thức phải có trong cuộc sống của chúng ta.

Vào cửa Phật qua giáo pháp phương tiện và thực tập pháp phương tiện này, chúng ta nhận biết được rằng Phật có thiên bá ức hóa thân với vô số hành trạng khác nhau. Chẳng những chúng ta thấy ở Việt Nam mà cũng có thể mở rộng tầm nhìn khắp các quốc gia khác. Tùy theo sự tu hành của chúng ta đến mức độ nào thì giấc mơ cũng trải rộng như vậy. Vào cửa phương tiện thực tập để lần vào thế giới của bờ bên kia và nếu tu Bổn môn Pháp hoa, đạt đến đỉnh cao là vào thế giới Thường Tịch Quang, gọi là Bổn độ; đó là thế giới của Đức Phật Thích Ca hay của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, tức là Phật gốc.Vì vậy, trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói rằng từ ta thành Phật đến nay trải qua vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp thường ở ta bà thị hiện sanh thân trong nhiều quốc độ, thuyết pháp, giáo hóa vô số chúng sanh.

Đến được bờ bên kia, chúng ta thấy thị hiện sanh thân Phật, thấy các hóa thân Phật cứu độ chúng sanh trong khắp pháp giới và tiến tu xa hơn nữa, chúng ta mới gặp được báo thân viên mãn của Phật Thích Ca, tức là phước đức và trí tuệ của Phật đã thành tựu trải qua suốt lộ trình Bồ tát đạo từ vô lượng kiếp. Đức Phật nói rằng: Ta tu Bồ tát đạo, cảm thành thọ mạng dài lâu, đến nay chưa hết mà còn lớn hơn nữa.

Tu hạnh Bồ tát để cảm thành thọ mạng, nghĩa là tạo thành thân phước đức trí tuệ mới là điều quan trọng đối với người tu, không phải chết là hết, nhưng càng tu thì phước đức trí tuệ càng lớn hơn. Phước đức trí tuệ của Đức Phật Thích Ca vẫn lớn lên mãi theo dòng thời gian vô tận, điều này thể hiện rõ trong Mạn đà la, ở giữa tâm có Đức Phật Lô Xá Na, bốn bên có bốn vị Phật, phía Tây có Phật Di Đà, phía Đông có Phật A Súc, phía Nam có Phật Bảo Sanh, phía Bắc có Phật Thành Tựu. Bốn vị Phật này tiêu biểu cho phước đức trí tuệ vẹn toàn của Đức Phật Lô Xá Na hiện hữu ở bốn phương. Tu Bổn môn Pháp Hoa, đi sâu vào thế giới tâm, sẽ nhận thấy được các vị Phật này.

Trên bước đường tu, ở giai đoạn đầu, chúng ta cần học hiểu pháp Phật cho đúng. Sang giai đoạn hai, phải phát huy được đạo lực của chính mình, thấy được các thế giới Phật xung quanh chúng ta. Từ đó, dù có đọc tụng hay không đọc tụng kinh điển, nhưng tâm hành giả đã duyên được với thế giới Thật báo trang nghiêm của Đức Thích Ca, nên thường thấy chư Phật, chư Bồ tát, thường nghe pháp và thâm nhập vào đạo tràng của các Ngài. Đó chính là loại hình thế giới thứ hai là tâm thức của chính mình.

Thiết nghĩ bằng niềm tin dũng mãnh sẽ đi vào được các thế giới này và nhận ra những gì chúng ta đã nói. Bờ bên kia là thế giới tâm thức mà nơi đó, chúng ta diện kiến được một Phật cho đến nhiều Phật, vào được các thế giới Phật như Cực lạc của Phật Di Đà, hay Tịnh độ của Đức Di Lặc ở cung Trời Đâu Suất, v.v… và trở lại hiện thực cuộc sống này, chúng ta sẽ gặp được những người bạn tốt, đạo đức đến hợp tác với chúng ta trong các Phật sự. Cao hơn nữa, trên lộ trình hành Bồ tát đạo cho đến thành Phật còn có nhiều loại hình Tịnh độ khác nữa, điều này còn xa đối với chúng ta, nên không bàn đến. Mong rằng mỗi hành giả trong khóa tu này học và thực hành Phật pháp, đều xây dựng được Tịnh độ riêng cho mình an trú để phát huy được phước đức và trí tuệ, nuôi lớn được báo thân của chính mình.

HT.Thích Trí Quảng

If Flowers Can Grow in Alaska

If Flowers Can Grow in Alaska Ebook
Click Here

You may need to have Adobe software to download this product.

If Flowers Can Grow in Alaska…
Creating a More Peaceful World One Person at a Time

Written by Tim Collardey, M.S.
and Guided by Elizabeth KimJin Collardey, Ph.D.

© 2009 by Tim and Elizabeth KimJin Collardey

We invite you to come walk the labyrinth of healing peace with us by reading this free and complete ebook. The book will both guide and challenge you to examine your current beliefs about peace and nonviolence, as well as to help you chart a new course toward a more peaceful world—one person at a time.

You might choose to read this alone, but we encourage you to invite others to the experience. Shared effort can synergize the growth we all strive for. Gather a group of family and friends or other interested people from your place of worship. We welcome your feedback about the book. We are also available to help guide a group of people to read and experience the book together. Contact us to help you. Take the 40-day challenge to a renewed and more peaceful life! May we all walk the path of a more peaceful and healing world.





If Flowers Can Grow in Alaska

Tuesday, March 3, 2009

Vi Diệu Pháp Giảng Giải


VI DIỆU PHÁP
Giảng Giải

Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

BAN HOẰNG PHÁP PHÁP QUỐC TÁI BẢN


Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli.

Vô thượng thậm thâm Vi Diệu Pháp.
Bá niên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như lai chơn thiệt nghĩa.

Vi Diệu Pháp, pháp thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay ta nghe thấy chuyên lòng học,
Nguyện giải Như lai nghĩa nhiệm mầu.

-ooOoo-

Mục Lục

DẪN NHẬP
[01] PHÁP
[02] PHÁP TỤC ÐẾ
[03] PHÁP CHƠN ÐẾ
[04] TÂM
[05] TÂM BẤT THIỆN
[06] TÂM VÔ NHÂN
[07] TÂM DỤC GIỚI TỊNH HẢO
[08] TÂM SẮC GIỚI
[09] TÂM VÔ SẮC GIỚI
[10] TÂM SIÊU THẾ
[11] TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM
[12] SỞ HỮU TÂM
[13] SỞ HỮU TỢ THA
[14] SỞ HỮU BẤT THIỆN
[15] SỞ HỮU TỊNH HẢO
[16] TỔNG KẾT CÁC SỞ HỮU TÂM
[17] SỰ PHỐI HỢP GIỮA TÂM VÀ CÁC SỞ HỮU TÂM
[18] LỘ TRÌNH TÂM
[19] PHI LỘ
[20] SẮC PHÁP

Vi Diệu Pháp Ứng Dụng


Tâm Lý và Triết học Phật giáo
áp dụng trong đời sống hàng ngày

Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life",
Tác giả: Nina Van Gorkom

Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ
Kỳ Viên Tự xuất bản, 2001


NỘI DUNG

Lời nói đầu
Lời giới thiệu (Tỳ kheo Tịnh Thân)

Chương 1: Bốn Pháp Chân Ðế
Chương 2: Ngũ Uẩn
Chương 3: Những khía cạnh khác nhau của Tâm
Chương 4: Ðặc tính của Tâm Tham
Chương 5: Những mức dộ khác nhau của Tâm Tham
Chương 6: Ðặc tính của Sân hận
Chương 7: Si Mê
Chương 8: Tâm Vô Nhân (Ahetuka Citta)
Chương 9: Tâm Vô Nhân không được biết trong đời sống hàng ngày
Chương 10: Tâm Tái Tục
Chương 11: Những loại Tâm Tái Tục khác nhau
Chương 12: Chức năng của Tâm Hộ Kiếp

Chương 13: Các chức năng của Tâm
Chương 14: Chức năng của Tâm Ðổng Lực
Chương 15: Chức năng của Na Cảnh và Tâm Tử
Chương 16: Cảnh và Môn
Chương 17: Sáu môn và vật chất căn bản của Tâm
Chương 18: Giới
Chương 19: Tâm Tịnh Hảo trong đời sống
Chương 20: Cõi giới
Chương 21: Thiền Chỉ
Chương 22: Những Tâm Thiền
Chương 23: Tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta)
Chương 24: Giác ngộ

Lời bạt (Tỳ kheo Giác Giới)
Phụ Lục: Thuật ngữ Pali-Việt

Vi Diệu Pháp Toát Yếu

http://www.quangduc.com/luan/24vidieuphap.html

Abhidhammattha Saṅgaha
A Manual of Abhidhamma
Vi Diệu Pháp Toát Yếu

Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch


...... ... .


Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli.

MỤC LỤC

Lời Mở Ðầu

Chương 1 -- Tâm Vương

Câu kệ mở đầu. Ðề Tài.
Bốn Loại Tâm Vương
Tâm Bất Thiện Thuộc Dục Giới
Tâm Vô Nhân
Ðồ Biểu 1,2,3
Tâm "Ðẹp"
Tâm Thuộc Sắc Giới. Thiền (jhāna)
Tâm Thuộc Vô Sắc Giới
Tâm Siêu Thế
121 Loại Tâm
Sự Chứng Ngộ Niết Bàn
Ðồ Biểu 4,5,6,7,8,9.

Chương 2 -- Tâm Sở

Lời Mở Ðầu. Ðịnh Nghĩa
Năm Mươi Hai Loại Tâm Sở
Những Sự Phối Hợp Khác Nhau Của Các Tâm Sở
Tâm Sở Bất Thiện
Tâm Sở "Ðẹp"
Tâm Siêu Thế
Tâm Cao Thượng
Tâm "Ðẹp" Thuộc Dục Giới
Tâm Bất Thiện
Tâm Vô Nhân.

Chương 3 -- Phần Linh Tinh

Thọ
Nhân
Tác Dụng
Tốc Hành Tâm (Javana)
Tử Tâm
Môn
Ðối Tượng
Thời gian
Siêu Trí
Căn.

Chương 4 -- Phân Tách Tiến Trình Tâm

Tiến Trình Tâm xuyên Qua Năm Căn Môn
Những Tiến Trình Tâm
Tiến Trình Tâm Xuyên Qua Ý Môn
Tiến Trình Tâm Appanā
Phương Thức Diễn Tiến Của Chặp Ðăng Ký Tâm
Phương Thức Diễn Tiến Của Tốc Hành Tâm (javana)
Diệt Thọ Tưởng Ðịnh
Phân Hạng Chúng Sanh
Những Cảnh Giới
Ðồ Biểu 9.

Chương 5 -- Phần Không Có Tiến Trình

Bốn Cảnh Giới Sinh Tồn
Cảnh Trời
Bốn Phương Cách Tái Sanh
Bốn Loại Nghiệp
Nghiệp Bất Thiện
Nghiệp Thiện
Nghiệp
Những Loại Nghiệp Khác Nhau
Hiện Tượng Chết Và Tái Sanh
Chết
Biểu Tượng Lâm Chung
Dòng Diễn Tiến Của Tâm
Ðồ Biểu 10, 11, 12.

Chương 6 -- Phân Tách Sắc Pháp

Lời Mở Ðầu. Câu Kệ Nhập Ðề
Liệt Kê Các Sắc Pháp
Phân Loại Các Sắc Pháp
Sự Khởi Sanh Của Các Sắc Pháp
Các Nhóm Sắc Pháp
Phương Thức Khởi Sanh Của Các Sắc Pháp
Niết Bàn
Ðồ Biểu 13.

Chương 7 -- Toát Yếu Những Phân Loại

Câu Kệ Nhập Ðề
Những Loại Bất Thiện Pháp
Ðồ Biểu 14
Những Loại Pháp Linh Tinh
Những Yếu Tố Của Sự Giác Ngộ
Ðồ Biểu 15
Tổ Hợp Tổng Quát
Tóm Lược.

Chương 8 -- Toát Yếu Về Những Duyên Hệ

Câu Kệ Nhập Ðề
Ðịnh Luật Tùy Thuộc Phát Sanh
Ðịnh Lý Tương Quan Duyên Hệ
Những Duyên Hệ Của Danh Và Sắc
Khái Niệm.

Chương 9 -- Ðề Mục Hành Thiền

Câu Kệ Nhập Ðề
Khái Lược Về Thiền Vắng Lặng
Những Giai Ðoạn Luyện Tâm
Những Ấn Chứng Của Công Trình Luyện Tâm
Thiền Sắc Giới
Thiền Vô Sắc
Siêu Trí
Những Bẩm Tánh
Những Pháp Thanh Tịnh Khác Nhau
Sự Chứng Ngộ
Giải Thoát
Những Bậc Thánh Nhân
Thanh Tịnh Ðạo
Những Sự Chứng Ðắc

Ước Nguyện.